đào trung đąo
3-Zero
± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương
≤ cùng một khác
(14)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,
Trước khi bắt tay vào viết nhà văn tưởng tượng ra tác phẩm sẽ như thế nào, nghĩa là tác phẩm như một h́nh thức dung tưởng (L’Œuvre comme Forme fantasmée), tưởng tượng ra kịch bản hành động viết với những khâu/bước tuần tự giống như một người thợ thủ công h́nh dung ra đối tượng ḿnh sẽ chế tạo. Nhưng tác phẩm sẽ viết có là quyển sách ḿnh mong muốn? Theo Barthes, trong giai đoạn này người viết lúc đầu mới chỉ dung tưởng về h́nh thức quyển sách sẽ như thế nào (tuy những chủ đề có thể đă lởn vởn trong đầu), nghĩa là trên bề mặt chữ viết sẽ được tổ chức trải ra (volumen) và đó là không gian của văn tự được làm thành lớp lang và việc này khiến người viết thích thú. Barthes đưa ra hai nhân chứng về h́nh thức dung tưởng: 1. “Quyển Sách” (1) của Mallarmé: Bên cạnh tập hồ sơ những ghi chú và những dàn bài Mallarmé c̣n đưa ra những suy nghĩ về cấu ttrúc tác phẩm của ḿnh và về những điều kiện trừu tượng của toàn thể văn chương ngay cả trước khi biết được ḿnh có ư định nói về cái ǵ trong quyển sách đang chuẩn bị viết. 2. Flaubert khi 31-32 tuồi h́nh dung quyển sách sẽ viết chỉ là văn tự (écriture), văn phong đẹp của những câu văn chứ chưa cần nói đến nội dung.(2). Nhưng sau khi dẫn chứng hai thí dụ này Barthes lại đưa ra ư kiến theo sở thích riêng rằng cái h́nh thức dung tưởng không phải là cấu trúc (Mallarmé) hay văn phong (Flaubert) mà là “tiết tấu của sự phân chia (rythme de division) quyển sách, nghĩa là h́nh thức như khi nó tham dự trên sự liên tục/bất liên tục → trong những h́nh thức tôi sẽ lựa chọn (nếu như tôi làm cuốn sách) như vậy sẽ là một cái ǵ đó giống như một Truyện kể, bài Khảo luận (Sách khảo về), những Đoạn rời (Châm ngôn, Nhật kư, Đoạn văn theo kiểu Nietszche), v.v…; đó là những loại h́nh thức sự dung tưởng về văn tự của tôi sẽ hướng đến, nghĩa là cái tôi phải chọn lựa; bởi v́ sự ham muốn không buộc phải tự hiểu biết ngay tức khắc; sự dung tưởng của tôi có thể ngập ngừng, muốn có nhiều h́nh thức cùng một lúc, và sự chọn lựa này là thử nghiệm đầu tiên tôi đang cứu xét.(3)
Câu hỏi tất nhiên người viết phải đặt ra: quyển sách ḿnh sẽ viết ra thuộc loại nào? Barthes vào cuối đời tỏ ra rất buồn bă trước t́nh trạng sách vở xuống cấp hiện nay (ở Pháp, hay phải chăng cũng ở khắp nơi?) khi đưa ra bảng sắp hạng các loại sách (Typologie du livre). Trước tiên phải nói tới loại sách tầm thường (liber communis, vulgaris, Tout Courant) đang tràn ngập trong xă hội tiêu thụ ngày nay và cũng là xă hội quảng cáo (sociéte de consummation, de publicité) trong đó mọi thứ trở thành ngôn ngữ-hàng hóa (langage-merchandise), quyển sách bị mất tính chất thiêng liêng (désacralisé), giá trị không khác miếng pizza. Những tác giả bị cuốn hút vào Vật hóa thông tục (Réification laïque) này cũng không c̣n quan niệm được quyển sách như một Vật Vĩ đại Linh thiêng (Grand Objet Sacré), ngày nay không c̣n ai có can đảm hay điên rồ coi sách vở như một khúc thánh ca khai lễ hoành tráng (Introït grandiose) như Rousseau đă đăt vào quyển Confessions. (4) Giờ đây quyển sách đă mất chức năng huyền nhiệm (function mythique – tiếng Hy lạp Ta Biblia=những quyền sách, sau này Thánh kinh/la Bible gồm nhiều quyển sách hợp lại).
Barthes cho rằng quyển sách có ba chức năng huyền nhiệm: 1. L’Ur-livre: Sách-Khởi nguyên (Arché-Livre), Sách-Cội nguồn (Livre-Origine) của một tôn giáo và khởi từ một nền văn minh, chẳng hạn sách Thánh kinh, sách Phúc âm, sách Avesta, kinh Coran. Quyển Thánh kinh đóng vai tṛ khá phức tạp của một kiểu mẫu những h́nh thức và nội dung, nhất là vai tṛ tham khảo, qui chiếu: Quyển Divine Comédie của Dante cũng như những sách của Kafka, theo Marthe Robert, khởi hứng từ Thánh kinh cũng như có rất nhiều các nhà văn khác khởi hứng từ quyển Thánh kinh. Dưới một dạng thức tương tự Nietszche trong Ecce Homo coi quyển Zarathoustra của ḿnh là một tác phẩm có tiếng nói vượt lên trên những thiên niên kỷ, không những là một quyển sách có tầm cao vượt trội mà c̣n c̣n sâu thẳm, như những cái giếng không thể múc cạn. Mallarmé vào nửa sau đời đă suy nghĩ rất lung về việc viết Quyển sách Toàn phần (Livre Total) để đọc trước ông chúng, một quyển sách di động được biến hóa qua nghi lễ và sân khấu, và Quyển sách Khởi nguyên (Ur-Livre) này không phải là quyển Thánh kinh nhưng là Sách Nguyện (la Messe). 2. Quyển sách-Hướng dẫn (Livre-Guide) là quyển sách duy nhất hướng dẫn đời sống một chủ thể, quyển sách tôn giáo, sách thánh, quyển sách khởi nguyên nhưng không nhất thiết như Theo gương Jesus Christ (Immitation de Jesus Christ). Chẳng hạn Dante kể lại chuyện Paolo và Francesca khám phá ra họ yêu nhau và thèm khát nhau khi cùng đọc những truyện t́nh của Genevière và Lancelot trong chương Địa ngục của quyển Divine Comédie; Maurice Nadeau - người giới thiệu bản dịch tiêng Pháp quyển Under the Volcano/Au-dessous du volcan của Malcolm Lowry (1948)– kể lại sau khi đọc quyển tiểu thuyết này một số người đă đi thăm Mexico cốt để theo dấu vết tích vị Tổng Lănh sự ở Quauhnahuac; Hai nhân vật Bouvard và Pécuchet trong quyển tiểu thuyết trào phúng viết dở dang cùng tên của Flaubert có ư tưởng tuyệt đối về quyển sách: cả hai đọc thật nhiều nên có tật hơi khùng là lập tức làm theo ngay những ǵ trong một quyển sách mới đọc xong. Kafka từng nói: “…chúng ta sẽ vẫn cứ hạnh phúc nếu như chúng ta không có sách, c̣n đối với những quyển sách làm cho chúng ta hạnh phúc, nếu cần chúng ta có thể tự viết lấy. Tuy nhiên, chúng ta cần có những quyển sách tác động lên chúng ta như một tai họa làm chúng ta thật khổ đau, như cái chết của một người nào đó chúng ta thương yêu hơn cả thương yêu chính ḿnh, như thể chúng ta bị giam giữ trong những khu rừng cách ly mọi người, như một sự tự sát – một quyển sách phải là một cái búa ŕu để đập vỡ biển đóng băng bên trong chúng ta.” 3. Sau hết là Sách-Ch́a khóa (Livre-Clef) giúp ta hiểu về một xứ sở, một thời đại, một tác giả. Với Mallarmé, để hiểu Shakespeare đọc vở Hamlet, toàn bộ văn chương Ư nằm trong quyển La Divine Comédie. Barthes nhận xét trong văn chương Pháp không có những quyển sách loại này trong khi người Hy Lạp có quyển Odyssée, Tây Ban Nha có quyển Don Quichotte. Riêng đối với người viết, tất cả những điều nói trên, đó là “không gian của quyển sách cái nh́n của tôi hướng tới” (l’espace du livre vers lequel je regarde). Theo Barthes, luôn luôn có một không gian như thế, và không gian này thường rất bí mật, nhà phê b́nh v́ chỉ chú tâm t́m kiếm xem người viết chịu ảnh hưởng của ai nên không khám phá ra không gian của quyển sách người viết đă chọn lựa này. Cũng không thể bỏ qua những người viết chống lại quyển sách (Anti-livre) nếu quan niệm Quyển sách là Sư phụ (Maître) như Lautréamont và Artaud. Nhưng Barthes cho rằng đó là một việc bất khả thi, ngụy tín, v́ để nói ‘không’ với quyển sách ta lại phải dùng tới quyển sách như phương tiện. V́ vậy theo Barthes có thể nói chỉ có Rimbaud là biết cách tránh làm như vậy khi vĩnh viễn nhấn ch́m mọi quyển sách trong chính ḿnh mà không tự giải thích lư do v́ nếu giải thích tức là lại làm tái sinh quyển sách để phủ nhận quyển sách.
Ba loại sách nêu trên thật ra chỉ là những dung tưởng của nền văn minh (fantasmes de civilization), quyển sách là một huyền thoại tập thể. Trong khuôn khổ mục tiêu của người viết văn, cái cần tới là những h́nh thức sách khiêm tốn và thực tiễn hơn. Theo lời khuyên của Barthes, như đă có nói đến trước đây, h́nh thức này nằm mối trong tương quan giữa sự đối nghịch của liên tục/bất liên tục của diễn ngôn (rapport continu/discontinu du discours). Barthes t́m thấy mối tương quan này trong quan niệm của Mallarmé về “Quyển sách Toàn thể/Le Livre Total) với phân chia Quyển sách “được kiến trúc và suy nghĩ từ trước/architectural et prémédité”, một quyển sách đúng nghĩa là quyển sách, nằm ở phía của tính chất liên tục của diễn ngôn, c̣n ở phía bất liên tục Quyển sách được coi như một quyển Album ghi lại những khởi hứng t́nh cờ theo hoàn cảnh.
______________________________________
(1) Jacques Scherer: Le “Livre” de Mallarmé, Gallimard 1957 & 1977. Barhtes dùng bản in lần thứ nh́ năm 1977.
(2) Gustave Flaubert, letters à Louise Colet, 16 Janvier 1852 et 26 Juin 1853, Préface à la vie d’écrivain, p.62 &129: Ce qui me semble beau, ce que je voudrais faire, c’est un livre sur rien, un livre sans attache extérieure, qui se tiendrait de lui même par la force interne de son style <…> un livre qui n’aurait presque pas de sujet, ou du moins où le sujet serait presque invisible, si cela se peut. (1852); Je voudrais faire des livres où il n’y eût qu’à écrire des phrases (si l’on peut dire cela), comme, pour vivre, il n’y qu’à respire de l’air. Ce qui m’embête, ce sont les malices de plan, les combinaisons d’effets, tous les calculs de dessous. (1853)
(3) Roland Barthes, La Préparation, 241-242: …la forme que je puis fantasmer n’est ni la structure ni le style: c’est plutôt le rythme de division du volume, c’est-à-dire la forme en tant qu’elle prend parti sur le contenu/ discontinu → les forms entre lequelles j’aurais à choisir (si je ferais le volume) seraient donc quelque chose comme le Récit, la Dissertation (le Traité), les Fragments (Aphorismes, Journal, Paragraphes à la Nietszche), etc.; ce sont des types de formes vers lesquels va mon fantasme, donc ce que je dois choisir; car le désir ne se connaît pas forcément tout de suite; mon fantasme peut hésiter, avoir envie de plusieurs formes à la fois, et ce choix est la première épreuve dont je traite actuellement.
(4) Sđd, 243: Jean-Jacques Rousseau: Je forme une enterprise qui n’eut jamais d’exemple, et dont l’éxécution n’aura point d’imitateur. Je veux montrer à mes semblables un home dans toute la vérité de la nature; et cet home, ce sera moi?
((c̣n tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/daotrungdao.html
© gio-o.com 2013