đào trung đąo
3-Zero
± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương
≤ cùng một khác
(11)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10,
Luận về h́nh thức của tiểu thuyết Barthes dẫn chứng quan niệm của chủ thuyết Lăng mạn Đức với đại biểu là Novalis cho rằng Tiểu thuyết là sự pha trộn các màu sắc bất chấp sự hài ḥa (le “bariolage”) của mọi thể loại văn chương và mọi bút pháp/cách viết khác nhau, tuyệt đối không có một thang bậc trật tự hay khu biệt thể loại nào: Đó là Tiểu thuyết tuyệt đối (Roman romantique ou Roman absolu). Từ quan niệm tiểu thuyết như bản văn gồm những mảng mầu sắc pha trộn, những đoạn rời này Barthes rút ra nhận định khi đối tượng của viết trở thành thứ yếu, biến đi, khi đó viết chính là sức mạnh của khuynh năng. Barthes viện dẫn Nietszche trong quyển Die Geburt der Tragödie/Khai sinh của Bi kịch cũng đă chỉ ra đối thoại của Plato là từ sự pha trộn tất cả những h́nh thức và những văn phong/cách viết đă có trước đó, bản văn đối thoại này đong đưa giữa truyện kể, thơ trữ t́nh, và bi kịch, tạo thành một trung gian giữa thi ca và tản văn và phá hủy mọi luật tắc khe khắt cũ về tính đơn nhất của văn phong. Hay nói như Bakhtin đối thoại của Plato là sự trộn lẫn những tiếng nói, là đa thoại. Nhưng với Nietszche sự trộn lẫn các h́nh thức văn chương trong bản văn triết lư tiền-Socrate lại khác hẳn với đối thoại của Plato v́ Nietszche phân chia sự trộn lẫn màu sắc dựa trên hai tiêu chí mạnh và yếu: sự trộn lẫn nơi các bản văn triết lư tiền-Socrate là mạnh c̣n nơi Plato là yếu.
Trong ư nghĩa viết như khuynh năng hội nhập vào chuyển động hướng về một đối tượng nhưng khi đối tượng hướng tới không c̣n quan trọng so với sự phong phú của sự Hướng-về (Tendre-vers) của một Sức mạnh đi t́m chỗ ứng dụng một cách khoái cảm và bi thảm: Viết là nội động từ (Verbe intransitif), đó mà một động từ không có bổ túc từ (complément): Chẳng hạn trong câu hỏi “Và hôm nay anh/chị viết ǵ cho chúng tôi? – (Câu trả lời) Tôi viết văn” hay “Trong đời sống anh/chị làm ǵ? – Tôi viết văn”, v.v…(1) Barthes dẫn chứng kết luận của nhà ngữ học Émile Benveniste: chỉ trong ngôn ngữ Ấn-Âu là có h́nh ảnh động từ viết tuyệt đối (L’Image de l’Écrire absolu) nhưng h́nh ảnh tuyệt đối này lại không có trong tiếng Pháp. Thế nhưng ngay từ thế kỷ XVII, nhất là từ sau Chateaubriand người ta đă viết câu tiếng Pháp với động từ ‘écrire’ không có bổ túc từ hoặc với bổ túc từ bị treo lửng (suspendu) được hiểu ngầm trong tương lai hay trong sự bất khả phân biệt chỉ định viết về cái ǵ. Đặc tính của động từ trong ngôn ngữ Ấn-Âu đặt sự qui chiếu vào chủ thể chứ không vào đối tượng, Tiếng nói (Voix) hay vị trí chính của chủ từ/ thể trong động từ xuyên suốt diễn tiến câu nói (diathèse), chủ từ ở hai thể, hai vị trí Chủ động (Actif) và Trung chuyển/gian (Moyen) như Pánini đă phân định. [Pánini nhà văn phạm học Ấn thế kỷ thứ IV trước công nguyên là một trong những lư thuyết gia vĩ đại về tiếng Phạn]. Theo Pánini ở thể Trung gian “chủ từ là cho chính nó” (mot pour soi) c̣n ở thể Chủ động chủ từ là “cho người khác” (mot pour un autre) hay chủ từ nằm ở vị thế một người khác. Émile Benveniste đề nghị h́nh thức ‘diathèse’ khác: thay v́ cấu thức chủ động/trung gian (actif/moyen) vốn là một cặp đối nghịch nhưng tính chất khu biệt lại không rơ rệt, vô bằng so với cặp đối nghịch truyền thống “chủ động/thụ động, actif/passif) là cấu thức nội/ngoại (externe/interne) (2) Căn cứ vào những phân tích trên Barthes đi đến kết luận: “Viết/Écrire theo nghĩa tuyệt đối, hiển nhiên là trung gian/chuyển v́: tôi viết và khi viết tôi bị thay đối, làm ḿnh hóa thành trung tâm và là diễn viên chính của hành động, không phải hướng ra bên ngoài như một kẻ giảng đạo, nhưng hướng về một vị trị nội tại trong đó chủ từ/thể và hành động là một. (3) Thế nên “Viết một cái ǵ đó/Écrire quelque chose” là việc người đời vẫn làm xưa nay, viết ở vị thế của kẻ khác. Nhưng “Viết như Trung gian/chuyển/Écrire comme Moyen” nói chung lại chỉ tương ứng với một giai đoạn lịch sử nào đó, chẳng hạn thời của chủ nghĩa Lăng mạn với Chateaubriand, Rousseau ở giai đoạn cuối đời, và kể cả Proust. Nếu coi viết, nhà văn trải qua diễn tŕnh ‘diathèse interne’ ở mức độ mạnh mẽ th́ có thể nói nhà văn ‘moi gan moi ruột’ ḿnh khi viết (Barthes chơi chữ interne=intestine) và bản văn viết ra là một dấu văch của hoạt động viết nói chung, bản văn này nằm bên ngoài những tiêu chí của tính chất đọc được, bất chấp thuyết thuoại, tranh biện lư giải hay ngay cả “thi pháp”: nhà văn viết bất chấp mọi sự, độc giả, hay có thể được xuất bản in ấn hay không. Nhà văn đồng nhất ḿnh với viết tuyệt đối, tự đốt cháy trong cái viết tuyệt đối, trong niềm ẩn mật của sự Tinh túy của Viết (la Pureté de l’Écrire), viết như một chuyển động hiện hữu riêng ḿnh.
Nhà văn coi viết xong tác phẩm như một lời hứa, viết xong để tiếp tục viết tác phẩm mới. Lời tự hứa này được thực hiện ở mỗi giai đoạn: thu tập tài liệu, biên soạn, sửa chữa, và cho xuất bản. Ở mỗi giai đoạn nhà văn hăng say, muốn mau chóng đi xong con đường sáng tác để hoàn tất tác phẩm. Nhưng khi xong xuôi lại thấy không hài ḷng khi đọc lại – việc đọc lại bản thảo lần đầu thật nặng nhọc – nhưng lại tự nhủ “ủa, chỉ là vậy thôi sao! Nhanh nhanh viết quyển khác!”(4) Sự hài ḷng, vui sướng khi kết thúc một tác phẩm chỉ thực sự khi nhận được sự tán thưởng của những độc giả vô danh, khi đó nhà văn có thể tự thuyết phục rằng quyển sách của ḿnh đă đáp ứng được một nhu cầu trước đây không hề được nhận biết và Barthes cho đó là định nghĩa của một tác phẩm sống (livre vivant). Nhưng khi nào mới là tác phẩm cuối cùng? Khi nào th́ dứt khoát thôi viết, tự cho phép ḿnh nghỉ ngơi, hay đó chỉ là sự mộng tưởng (fantasme) như Rousseau mơ ước được ăn không ngồi rỗi toàn phần (oisiveté intégrale) như đă viết trong quyển Les Confessions/Những lời Tự bạch. Tác phẩm cuối cùng như mơ tưởng cũng là Bản Chúc thư tối hậu (ultime Testement) nhưng rồi sự Mơ tưởng của Bản chúc thư (Fantasme du Testamant) liệu có hiện thực? Theo Barthes, trong trường hợp Proust, việc kết thúc quyển À la Recherche du Temps perdu là sự chống trả lại Cái chết.(5)
_____________________________________
(1) Roland Barthes, La Préparation du roman, 203-204: Donc, à un certain moment…écrire n’a plus été, ou n’a plus été seulement, comme activité “normale”: visée+Objet, visée adaptée à l’objet, l’intégrant dans un seul mouvement, mais aussi, çà et là, écrire a été une tendance, dont l’objet importait moins que la richesse même du Tendre-vers, d’une Force qui cherche voluptieusement et dramatiquement son point d’application. Une trace possible de ce surgissement (de cette petite révolution dans l’intentionalité du verbe), trace grammaticale: passage de écrire + complément d’objet → sans complément d’objet, comme on dit “au sens absolu” → “Et vous nous écrivez quoi aujourd’hui? – J’écris” ou “Qu’est-ce que vous faites dans la vie? – J’écris, etc.
(2) Émile Benveniste, Problèmes de linguistique générale I, Gallimard 1966, trang 174: Si forte est la suggestion qui émane de la terminologie traditionnelle, qu’on a peine à se représenter comme nécessaire une opposition functionnant entre une forme “active” et une forme “moyenne”. Même le liguiste peut avoir l’impression qu’une pareille distinction reste incomplète, boiteuse, un peu bizarre, gratuite en tous cas, en regard de la symétrie réputée intelligible et satisfaisante entre l”actif” et le “passif”. Mais si l’on convient de substituer aux termes “actif” et “moyen” les notions de “diathèse externe” et de “diathèse interne”, cette catégorie retrouve plus facillement sa nécessité dans le groupe de celles que porte la forme verbale. La diathèse s’associe aux marques de la personne et du nombre pour caractériser la désinence verbale. On a donc, réunies en un même élement, un ensemble de trios références qui, chacune à sa manière, situent le sujet relativement au procès et dont le groupement définit ce qu’on pourrait appeler le champ positionnel du sujet: la personne, suivant que le sujet entre dans la relation de personne “je-tu” ou “qu’il est non-personne (dans la terminologie usuelle “3è personne”)
(3) Sđd, 205: On devine l’intérêt de cette analyse pour Écrire, qui, au sens absolu, est évidement un moyen: j’écris en m’affectant, en me faisant centre et acteur de l’action; je m’établis dans l’action, non vers l’extérieur, comme le prêtre, mais sur une position interne, où le sujet et l’action ne font qu’une seule et même boule.
(4) Sđd, 208: quoi, ce n’est que çà! (la première relecture est pénble), passons vite à autre chose!
(5) Sđd, 209: Pour en finir avec l’Avoir fini, je voudrais rappeler un cas limit: La Recherce du Temps perdu= une luttre contre la Mort, finir avant de mourir; a donc, inexorablement, la nature d’une œuvre testamantaire; c’est un Avoir fini limité par la Mort, un Protensif intense (tout un régime, une ascèse de la vie), mais pourvu tout de même d’une boucle finale.
((c̣n tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/daotrungdao.html
© gio-o.com 2013