Jhumpa Lahiri
unaccustomed earth
( đất này chẳng quen )
◙◙
Một trong những tiêu chí của người điểm sách là chọn một tác phẩm xuất hiện trong khoảng thời gian không quá xa (mới ra càng tốt) và người đọc có thể dễ dàng tiếp cận, sách có chủ đề quan hệ ít nhiều trực tiếp đến hoàn cảnh sống của người viết và độc giả. Câu hỏi được đặt ra với người giới thiệu sách là: trong những hoàn cảnh nào nhà văn/nhân vật (của tác phẩm ḿnh đọc và giới thiệu người khác đọc) đă mắc vào và gỡ minh khỏi những hoàn cảnh đáng quan tâm mà người đời lại coi là b́nh thường. Chẳng hạn như chốn ăn chốn ở hiện tại, ngôn ngữ hàng ngày, gia đ́nh bạn bè trong đời sống nhiều biến động chao đảo xô lệch, lộ tŕnh trưởng thành t́nh cảm và trí tuệ, t́nh yêu có/không… Giới hạn về độ dài bài viết đ̣i hỏi người điểm sách phải ngắn gọn chỉ ra được điểm chính yếu tại sao quyển sách đó xứng đáng được giới thiệu, đọc quyển sách đó như thế nào, và đánh giá tác phẩm cả về chủ đề lẫn văn chương trong khung cảnh đời sống hôm nay. Không có chuyện dài ḍng khoe kiến thức dù là hàn lâm ở đây. Ở vị trí một người đọc/viết từ chốn không nhà, người điểm sách có một vị trí tuyệt hảo để vượt qua tất cả những biên giới như quyền lực, quốc gia, chủng tộc, ư thức hệ, bản sắc dân tộc, tôn giáo, xă hội, chính trị v.v… Tác phẩm được giới thiệu sẽ reo mầm một thế giới nhân văn không biên giới để mọi người bất kỳ từ một lănh thổ nào, từ một xă hội nào, nhất là những xă hội c̣n bị quyền lực áp chế, từ một nền văn hóa riếng nào... đều có thể đến họp mặt. V́ vậy công việc điểm sách c̣n có mục tiêu phá bỏ những rào cản được vệ binh xanh đỏ của phe nhóm hay chế độ bảo vệ, không lưu ư đến những sản phẩm sử dụng ngôn ngữ với những thủ pháp lừa đảo khuất lấp biến văn chương thành công cụ cho mục đích phi văn chương, xuyên thủng sự ngu dốt trong những góc tối tâm hồn của những kẻ đeo mặt nạ văn chương. Trong thời đại bùng nổ của Net việc giới thiệu những tác phẩm văn chương toàn cầu là việc cần thiết. Những vũng ao tù sẽ bị xóa bỏ khỏi mặt đất. Đọc/viết trên hết thảy là một thao tác ôn tập kinh nghiệm lịch sử để mở ra những ngả tiếp cận sự có mặt bừng bừng sinh động của hiện thực hiện tiền, nhất là những hiện thực bị quyền lực triệt hủy hay đẩy vào bóng tối. Nói cách khác, một tác phẩm chỉ đáng quan tâm nếu thành công ở một mức độ nào đó trong việc sử dụng ngôn ngữ để nói lên một cách chân thực và khả tín cái kinh nghiệm lịch sử thời đại ḿnh đă và đang sống trải. Một minh họa cho những ư tưởng trên là bài giới thiệu quyển Unaccustomed Earth của Jhumpa Lahiri dưới đây.
■
Kinh nghiệm lịch sử thời đại của người di dân vô xứ được Edward Said (1935-2003) - một trí thức Palestine lừng lẫy ở Mỹ chuyên ngành lư thuyết văn chương và phê b́nh - đă tóm tắt trong bài luận văn “Những Suy Nghĩ về Lưu Đầy” tóm lược như sau: “Lưu đầy là kẽ nứt phải nhận chịu nằm giữa một con người với một nơi chốn sinh sống, giữa cái bản ngă và quê nhà đích thực: nỗi buồn đau của lưu đầy chẳng bao giờ có thể vượt qua.” (Reflexions on Exile, Harvard University Press, xb năm 2000, p.173). Jhumpa Lahiri* trong tập truyện ngắn Unaccustomed Earth mới phát hành tháng 4 năm nay đă cho một nhân vật tên Kaushik trầm tư ở đoạn cuối truyện “Lên Bờ” như sau “Anh ta chẳng có ǵ dính dáng tới Ấn Độ cả. Anh ta đă không quay trở về kể từ năm mẹ anh chết đi, anh ấy không trở về nơi chốn đó để làm việc. Là một người làm nghề nhiếp ảnh, cội nguồn chẳng thích đáng ǵ. Vậy mà, ở Rome, cũng như trên toàn Âu châu, anh ta lại luôn luôn trước hết được coi như một nguời Ấn.”
Tập truyện ngắn Unaccustomed Earth của Jhumpa Lahiri có hai phần, phần đầu gồm năm truyện và phần thứ nh́ gồm ba truyện liên hoàn. Chủ đề quyển sách không mới, đó là nỗi buồn ĺa xứ, kinh nghiệm chuyển đổi nơi sống khi bỏ quê nhà lại sau lưng, không c̣n thấy ḿnh thuộc về một nơi chốn nào - cái kinh nghiệm “lửng” theo chữ của Lê Thị Huệ - xuyên suốt tác phẩm của nhà văn di dân này nhưng tác giả đă thành công trong việc xác lập một diễn ngôn văn chương nói lên sự mất mát vô phương cứu văn rất riêng ḿnh. Và diễn ngôn này đă được thế giới đón nhận như một đóng góp xô đẩy con người đến gần nhau hơn. Cảm tưởng chót cùng khi đọc hết quyển sách là tác giả muốn ta lắng nghe những niềm im lặng và những hố thẳm tăm tối tràn ngập phủ kín những mối liên hệ ràng buộc giữa những nhân vật đều là những người di dân thuộc cả hai thế hệ thứ nhất và thứ hai.
Trong truyện đầu “Địa Ngục-Thiên Đường” với nhân vật tự sự là một phụ nữ gốc Bengale nhưng đă Mỹ hóa kể lại niềm đam mê cháy bỏng của mẹ khi bà c̣n trẻ. Mẹ đă dành hết nỗi đam mê đó cho một đối tượng là anh sinh viên bậc cao học gần nhà nhưng cuối cùng bà đă phải hy sinh tất cả v́ bổn phận. Kể ra được (cũng là đă viết ra đựoc) cô buồn bă tự hỏi tại sao trước đây ḿnh đă chẳng suy nghĩ sâu xa về cuộc đời của me. Truyện thứ hai “Chỉ Là Ḷng Tốt” là câu truyện một người chị tên Sudha t́m cách nói chuyện với cha mẹ về đứa em trai trở thành nghiện rượu v́ sống thiếu hạnh phúc; cô nh́n ra được phần trách nhiệm của cha mẹ trong những hành vi mù quáng, không chịu nh́n nhận những ảnh hưởng xấu lây lan trong môi trường sống nơi đinh cư, chẳng hạn con cái bị chế nhạo ở trường học v́ màu da hay những món ăn trưa tức cười bà mẹ bắt con mang đến trường. Theo cô cha mẹ đă hết sức nhầm lẫn khi phóng chiếu những kinh nghiệm khổ đau đă trải qua ở quê cũ, cho rằng con cái đă được miễn nhiễm khi tới vùng đất mới. Truyện thứ ba “Một Sự Chọn Lựa Để Thích Nghi” kể lại sự tranh chấp quyền hành giữa một người chồng gốc Bengale đă Mỹ hóa với người vợ Mỹ nghiện làm việc trong khung cảnh một bữa tiệc cưới người bạn gái thời mới bước lên đại học trước đây của chồng. Trong truyện thứ tư “Chẳng Phải Việc của Ai” anh chàng sinh viên cao học Mỹ tương tư hao ṃn người bạn gái chung pḥng gốc Bengale. Cô ta tuy bỏ học nhưng không những đă chẳng hề dành cho anh một chút t́nh cảm lăng mạn nào mà c̣n hất hủi từ chối những lời cầu hôn của những chàng độc thân đồng hương và tệ hại hơn nữa c̣n mê muội dấn thân vào mối quan hệ với một sử gia gốc Ai Cập ích kỷ điên khùng. Trong truyện được lấy làm tựa sách “Đất Này Chẳng Quen” nhân vật Ruma, một nũ luật sư gốc Bengale đă hy sinh bỏ nghề theo chồng con về sống tại một thành phố xa xôi ở Seattle (thuộc bang Washington State) Hồi ức về cuộc đời người mẹ trong lúc chờ ngày sinh nở đứa con thứ hai, Ruma đă tưởng ḿnh tránh khỏi được cái cảnh khi xưa mẹ đă phải dời đến sống ở một nơi xa lạ chỉ để bảo vệ cuộc hôn nhân, đời sống quanh quẩn tù túng chỉ c̣n biết trách nhiệm chăm nom con cái và chu tất việc nhà. Cô đơn tuyệt vọng nên khi người cha góa bụa của Ruma từ Pennsylvania về thăm, tuy lo sợ về những xáo trôn có thể xảy ra nhưng cô vẫn ngỏ lời mời cha về chung sống. Nhưng Ruma thật kinh ngạc khi cha ḿnh không những không chấp thuận lời đề nghị mà c̣n hối thúc cô nên sống tự lập, đi làm trở lại, lư do thầm kín được ngầm hiểu qua lời ông buồn bă tâm sự với con là ông đă hiểu được trước đây mẹ Ruma đă không có hạnh phúc trong những năm đầu lấy ông, nên ông muốn Ruma có một cuộc sống khác me. Cái lỗ hổng tối thẳm giữa cha con được tác giả cân bằng qua mối liên hệ cảm động giữa cha cô và đứa con trai của cô. Ông đă dạy cháu làm vườn, trồng cây, nói với đứa cháu c̣n non dại những lời thật bâng quơ nhưng đầy ư nghĩa về cuộc đời một người vô xứ. Cùng đứa cháu đào hố trồng cây tương lai với những vật liệu tổng hợp cổ sử, thiên thể và phù diêu quốc tế với niềm hy vọng (cũng có thể là ảo tưởng viển vông) về một tương lai vô định. Theo Lahiri, cái nơi chốn ta cảm thấy gần liền chặt chẽ không nhất thiết phải là cái quê nhà máu mủ ruột thịt nơi ta chôn nhau cắt rốn, nhưng chính là nơi chốn ta h́nh thành bản ngă. Cái nơi chốn đó có thể không có trên bản đồ. Lahiri trong truyện này cho rằng bản ngă của Ruma ít bị ảnh hưởng bởi những tọa độ trên địa cầu mà nhiều hơn bởi những chỉ dấu nội tại của ư chí cô. Cô ta là một sinh vật của đất Mỹ, nhưng cô mang trong cô những mối quan hệ cảm xúc của riêng cô. Đâu là những khả hữu thực sự để đối thay gắn liền với sự chuyển dịch? Và đâu là những giới hạn?
Ba ttruyện liên hoàn trong phần hai tập sách “Hema và Kaushik” kể lại truyện t́nh của một thiếu nữ và một thanh niên gốc Bengale có cuộc đời tưởng đă vĩnh viễn chia ngả khi trưởng thành nhưng bất ngờ lại trùng phùng với một t́nh yêu cháy bỏng. Truyện thứ nhất “Cả Đời Chỉ Có Một Lần” với nhân vật tự sự Hema bắt đầu vào mùa đông năm 1974 khi gia đ́nh Kaushik đang ở Cambridge lại đột ngột quyết định trở vế Ấn Đô. Bảy năm sau cả gia đ́nh này lại quay lại sống ở Massachusett, và việc này khiến cha mẹ Hema hết sức băn khoăn. Cuối cùng họ hiểu được rằng “Bombay đă làm họ (gia đ́nh Kaushik, những người đă bỏ nước ra đi) thành người Mỹ hơn là Cambridge”- nghĩa là người di dân ở Mỹ th́ không được coi là Mỹ nhưng khi về sống ở quê nhà ngược lại lại bị coi là người Mỹ. Khi đó Hema 13 tuổi thân thiết với Kaushik mười sáu khi gia đ́nh Kaushik đến nhà cha mẹ Hema tạm trú ở Boston, chờ t́m được nhà riêng. . Trong truyện kế “Cuối Năm” Kaushik kể lại những giờ phút lâm chung của mẹ mắc chứng ung thư, cuộc sống của anh những năm c̣n học ở đại học Swarthmore đau buồn về cái chết của mẹ cũng như sự tức giận thù hận cha anh đă tái giá với một phụ nữ chỉ bằng nửa tuổi ông lại c̣n có thêm hai đứa con gái riêng rất phiền toái. Học xong Kaushik muốn bỏ lại hết quá khứ sau lưng, vào nghề phóng viên chụp h́nh, lao ḿnh vào những vùng chiến trường, những điểm nóng trên thế giới xa tắp ngoài mép địa cầu. Truyện cuối “Vào Bờ” với Hema nay đă là một giáo sư cổ ngữ La tinh ở đại học Wellesley, sau một cuộc t́nh tuyệt vọng, nay đă 37 tuổi nên buông xuôi chiều ḷng gia đ́nh lấy chồng theo sự sắp xếp chấp thuận của cha mẹ, với ảo tưởng đời ḿnh rồi ra sẽ yên ổn. Người chồng chưa cưới của Hema tên là Ravin, gia đ́nh theo truyền thống Ấn-độ-giáo. Trước đám cưới, vào ngày cuối cùng trước khi Hema từ Rome trở về, cô t́nh cờ gặp gỡ Kaushik trong một bữa tiệc tối. Cuộc trùng phùng là dịp hai người ôn lại những kỷ niệm chung của thời trẻ dại, tiếp theo là những giờ phút yêu đương nồng nhiệt để bù đắp những mất mát trong quá khứ.Tuy tự biết ḿnh nay là một người chụp h́nh, gốc gác chẳng thành vấn đề, Kaushik tự hỏi, nhưng đối với chính bản thân anh th́ sao, và đối với Hema phút này tái ngộ nơi đây th́ sao? Hema sẽ chọn lựa anh hay Ravin? Phải chăng với người sống trọn vẹn cho t́nh yêu chỉ có quê nhà trong kư ức, trong khi kẻ sống một cách thực tiễn lại chọn nơi ḿnh sinh sống là quê nhà?
So với tập truyện ngắn đầu tay “Interpreter of Maladies” và truyện dài “Namesake/ Danh Mệnh” th́ Jhumpa Lahiri đă tỏ ra sắc xảo, bén nhậy hơn trong việc sử dụng diễn ngôn văn chương để tiến gần hơn những chủ đề xoay quanh đời sống di dân. Tác giả khi trở lại những chủ đề này phần lớn đă được tŕnh bày trong hai tác phẩm trước là đă chấp nhận mạo hiểm không để rơi vào sự trùng lập nhàm chán. Về điểm này phải nhận Jhumpa Lahiri đă không thất bại và điều đó chỉ ra cho ta thấy diễn ngôn văn chương ưu tiên đi trước chủ đề. Tác giả đă có sự hiểu biết thân thuộc về những mối giằng co, đối nghịch trong trái tim người di dân cũng như đời sống hàng ngày của họ nên đă viết những chi tiết này ra một cách tự nhiên không cần cố gắng. Nhưng ở chỗ sâu thẳm nhất trong văn chương Jhumpa Lahiri vẫn là cái cảm thức về sự mất mát và sự trân trọng thời gian, sinh tử, và nỗi đam mê khó lường của phút giây hiện tại.
* Xem sơ lược tiểu sử trong bài điểm cuốn Namesake/Danh Mệnh.
đào trung đạo
© 2008 gio-o
,