indecision
(bất quyết)
benjamin kunkel
Văn chương Âu-Mỹ có truyền thống tiểu thuyết về sự h́nh thành khuôn mặt tuổi trẻ thời đại (Bildungsroman): có thể nói kể từ Geothe với chàng Wilhelm Meister, Thomas Mann với người thanh niên trí thức đi t́m bản thân sau những tan hoang đổ nát tinh thần sau chiến tranh, Robert Musil với “con người vô phẩm tính”… Ở Mỹ loại tiểu thuyết này tiếp tục có những tác phẩm đánh dấu thời đại. Trong thập niên 50 quyển Bắt Trẻ Đồng Xanh (Catcher in the Rye) của J.D. Salinger với nhân vật điển h́nh Holden Caulfield cũng khá quen thuộc với độc giả Việt Nam. Thập niên 60 khuôn mặt tuổi trẻ nổi loạn phản chiến chiếm ngự không gian tiểu thuyết Jack Kerouac, thơ Alan Ginberg…Trong thập niên 70 và sau đó, văn chương nữ quyền xác lập h́nh tượng nữ giới giải phóng lật đổ phụ quyền. Ảnh hưởng của những trào lưu triết lư giải phóng tư tưởng khỏi lien hệ đối nghịch chủ thể/đối tượng, của trào lưu tân tiểu thuyết và những lư thuyết văn học mới từ Âu châu nhằm tiêu hủy khái niệm nhân vật tiểu thuyết cũng như khái niệm tác giả đă có những tác động lên giới viết trẻ trên khắp thế giới. Tiêu biểu cho thế hệ nhà văn trẻ My những năm 90 David Foster Wallace đưa ra nhân vật tuổi trẻ chống-nổi-loạn, những nhà văn di dân vô xứ tŕnh diện những nhân vật tiểu thuyết nhân thân bất định xuất hiện như người khách lạ không được mời nhưng có mặt ở mọi khung cảnh văn hóa xă hội. Bước sang thế kỷ 21, khi Benjamin Kunkel cho ra mắt quyển tiểu thuyết có tính cách tự truyện Indecision/Không Thể Quyết Định vào năm 2005, quyển này lập tức được phần lớn các nhà phê b́nh điểm sách và giới độc giả trẻ tuổi đón nhận nồng nhiệt v́ đă đưa ra khuôn mặt thanh niên Mỹ giai đoạn hậu-11 tháng 9. Tấn bi hài kịch xoay quanh một trong những chứng bệnh tâm thần chính của thời đại, chứng bất quyết (không thể quyết định), đă trở thành nỗi u uất bùng nổ thành những lời nguyền rủa. Hiện tượng này chỉ ra sự bế tắc tinh thần thời đại: con người sống trong những xă hội bị bội thực tự do (có nhiều chọn lựa trước mặt) nên không c̣n khả năng quyết định hoặc quyết định nhưng không mấy tin tưởng vào cơ sớ của sự quyết định cũng như con người sống trong những xă hội ư thức hệ giáo điều thống trị luôn luôn trong t́nh thế chống đỡ, đối phó nên không có được sự tự do quyết định. Bị áp chế, mất cơ hội quyết định, nỗi căm hờn của người trẻ tuổi biến thành những hành động nguyền rủa, nổi loạn. Nhưng nguy cơ chính của tuổi trẻ ở cả hai loại xă hội nói trên chính là: trở thành miễn nhiễm với tự do.
Benjamin Kunkel lấy một câu nói của triết gia Ludwig Wittgenstein làm đề từ cho quyển sách: “ ‘Muốn cũng chỉ là một kinh nghiệm mà thôi,’ ta có thể nói thế…Nó đến khi nó đến, và tôi không thể làm cho nó đến được.” Đọc hết quyển sách, người đọc có thể cho rằng tác giả là người đă tiếp cận thân thuộc với triết học, nhất là tư tưởng Âu châu hiện đại cũng như đă làm một “check list” những khuôn mặt tuổi trẻ thời đại trong văn chương thế giới ít ra là từ thế kỷ 19 cho đến nay. Triết lư về “dư thừa quá độ” của Georges Bataille thấp htoáng ẩn hiện ảnh hưởng trong quyển sách. Tính chất hậu hiện đại cũng khá rơ nét khi Benjamin Kunkel đùa rỡn thỏa thích với những lời thoại biếm riễu nhằm phá đổ những biên giới đă được thiết lập trong mọi lănh vực đời sống. Indecision không có tầm vóc đồ sộ của Infinite Jest (trên 1000 trang, quyển sách nổi tiếng trong giới trẻ nhưng lại không mấy kẻ đă đọc trọn) của David Foster Wallace, số trang chỉ trên 250 trang cũng tương tự như Everything is Illuminated của Jonathan Safran Foer. Benjamin Kunkel sắp đặt quyển sách theo kiểu vào truyện bằng chương “Lời Mở” (Prologue) va kết thúc bằng chương “Lời Kết” (Epilogue) gói 24 chương ruột trong ba phần: Phần Một (chuơng 1-8), Phần Hai (chương 9-20) và Phần Ba (chương 21-24). Nút mở truyện là chuyến đi ra khỏi nước Mỹ và nút thắt truyện là cuộc họp mặt những cựu học sinh trung học bạn đồng học của nhân vật chính. Như vậy về tuyến tính tự sự tuy không hẳn là đường thẳng v́ trong các phần có những chương đảo ngược thời gian nhưng sự cách tân về tự sự của tác giả rất chừng mực cốt cầm chân người đọc trước khi khám phá được “âm mưu” khi quyết định xảy ra.
Nhân vật chính của quyển Indecision tên là Dwight Wilmerding, 28 tuổi, hiện đang sống vật vờ lều bều ở New York giai đoạn hậu-11 tháng 9 trong một căn pḥng chung với 3 thanh niên cùng trang lứa, căn bản học vấn chính quy bài bản, theo chuyên ngành triết học, đầu óc thiên về phân tích lư luận phản tư (analytico-reflexive), nói năng theo kiểu “trích dẫn,” “như người đời vẫn nói thế” nhưng rất duyên dáng và khôi hài tinh vi, t́m đến ma túy như một cách giải tỏa ham muốn. Cả bọn bốn người bạn chung pḥng và những người bạn gái của họ đă trải qua một cuộc vui ma túy trong đêm 10 tháng 9. Khi cuộc vui đă tàn những tiếng động ầm vang của hai ṭa nhà World Trade Center đổ xụp sáng sớm ngày 11 đă làm họ ngẩn ngơ như những kẻ mộng du. Dwight hiện làm việc cho hăng Pfizer, chức vụ giải quyết những trở ngại điện toán với khách hàng của hăng, Cha mẹ anh đă ly dị nhưng vẫn sống trong ám ảnh của cuộc hôn nhân tan vỡ. Chị của Dwight là Alice tốt nghiệp đại học Yale, có tư tưởng và hành động chính trị theo cánh tả chống đối quyền lực cai trị đạo đức giả, rất phóng túng nữ quyền và hiện là giáo sư đại học ngành Dân-tộc-học.
Nét độc đáo của Dwight là tuy đă gần ba mươi nhưng tính khí hành vi lại như một kẻ vị thành niên và “mắc chứng” không thể quyết định bất cứ việc ǵ. (chứng abulia). Đến như quan hệ luyến ái Dwight cũng tự thú nhận “Trong hơn mười năm nay tôi đă chuyển từ một thiếu nữ này sang một thiếu nữ khác chỉ trong ṿng không đến một tuần lễ; giống như một kẻ hút thuốc lá hết điếu này tiếp điếu kia, tôi đă châm một cuộc t́nh mới từ mẩu cháy dở dang của cuộc t́nh trước và hiếm khi có th́ giờ để hít thở.” Có thể nói sinh họat t́nh ái của anh là những liên hệ lăng mạn-dục t́nh (romanico-sexual relationships) như cách định danh của Alice. Ngoài ra Dwight c̣n bị ám ảnh bởi mặc cảm loạn luân. Trong quá khứ khi chỉ có ḿnh anh với Alice, Dwight đă toan ôm hôn chị gái nhưng Alice thừa hiểu chuyện ấy không thể xảy ra nên cũng không bận tâm. V́ là người am hiểu khoa Tâm-phân-học, tuy không được huấn luyện chính qui bài bản, Alice đề nghị Dwight để cô trị liệu một thời gian. Trong khi Dwight đang cố gắng làm công việc liên lạc với các bạn học cũ thời trung học để tổ chức một buổi họp mặt th́ anh nhận được điện thư của Natasha – một nữ sinh trước đây anh khá mặn mà – hứa có thể sẽ tham dự và cũng ngỏ lời bâng quơ rủ anh làm một chuyến sang Quito ở Ecuador thăm cô ta. Trở ngại ở đây là Dwight đang dan díu với Vaaneetha, một phụ nữ trẻ gốc Ấn độ đang làm công việc trao đổi ngoịa tệ. Nhưng thuận tiện khác lại là việc Dwight vừa bị hăng Pfizer cho nghỉ việc và sau cuộc viếng thăm thật gay cấn với ông bố Dwight được ông dạy bảo sỉ nhục thậm tệ nhưng lại nguôi giận, buồn bă thổ lộ “bố yêu con vô cùng”, và tống khứ đứa con hư hỏng bằng tấm ngân phiếu 100.000 Mỹ Kim. Không thể quyết định cho những ngày sắp tới ḿnh phải làm ǵ, Dwight cầu cứu ư kiến của Alice, bị Alice sỉ vả nên anh ta chọn giải pháp tung đồng xu xấp ngửa. Sau năm lần “bói thảy xu” cả năm lần đều là mặt xu có h́nh đầu người và đột nhiên Alice lại gọi điện thoại khuyến khích anh đi Quito, Dwight cầm bằng theo gió đưa đi theo kết quả của việc thảy xu và sự gợi ư của Alice. Thêm vào đó Dwight lại vừa được Dan, người bạn chung pḥng và cũng là chuyên viên của một hăng sản xuất thuốc, cho uống thử thuốc Abulinix là một sản phẩm mới trong giai đoạn thử nghiệm, chữa bệnh “bất quyết”. Mua vé máy bay đi Quito, uống Abulinix để chờ hiệu ứng, Dwight trôi nổi vào một chuyến đi chủ đích thật mơ hồ tuy cho rằng có thể đó là một cơ hội để thay đổi cuộc sống hiện tại đă quá chán ngấy.
Benjamin Kunkel mở đầu quyển sách (Lời Mở) bằng cảnh máy bay Dwight đáp xuống phi trường Bogatá và người ra đón anh trước khi Natasha xuất hiện lại là Brigid, bạn của Natasha, sau đó Natasha mới xuất hiện. Brigid thật tự nhiên, quyến rũ, lai Bỉ và Argentina, thông thạo tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha nhưng Anh ngữ th́ hơi loạng quạng, hiện ở Ecuador để hoàn thành luận án tiến sĩ Dân tộc học. Natasha và Brigid đón Dwight về ở chung nhà nhưng chỉ sớm hôm sau Natasha đă biệt dạng để lại cho Dwight một bức thư ngắn ngủi xin lỗi v́ có chuyện riêng phải gấp rút bay về Mỹ và nhờ Brigid lo mọi việc chăm sóc Dwight. Theo lời giải thích úp mở của Brigid th́ có thể Natasha đang mang bầu và phải về nước để phá thai v́ ở Ecuador luật pháp tuyệt đối cấm việc này. Đă lỡ đến xứ lạ, không có Natasha nên Dwight đành nghe theo Brigid làm một cuộc thám hiểm vùng rừng rậm Banos. Chuyến đi gian nan, thiếu tiện nghi trong ṿng một tuần lễ này cùng Brigid và người dẫn đường dân bản xứ tên Edwin là dịp giúp Dwight tiếp cận và hiểu biết hơn về cảnh và người của xứ này. Và nó cũng giúp anh hiểu Brigid hơn qua những giờ buồn vui chia xẻ và truyện tṛ tranh luận về nhiều vấn đề từ chính trị cho đến t́nh yêu. Trên hết thảy là Dwight đă có được kinh nghiệm tỉnh thức Ngoài ra Edwin cũng chỉ choDwight biết một loại cây tên là bobohuariza, nếu ta lấy nhựa loại cây này chà trên da th́ lông sẽ rụng nhanh chóng. Dwight rất khoái chí v́ thân thể anh hơi bị nhiều lông nên sau khi thử thấy kết quả tuyệt vời Dwight bàn tính với Brigid sẽ đem giống cây này về Mỹ để chế thuốc rụng lông chắc chắn sẽ giầu to. Cũng chính từ ư kiến này họ tranh luận với nhau về việc các nước tư bản đă khai thác bóc lột tài nguyên của những nước chậm phát triển ra sao. Vừa kết thúc chuyến thám hiểm vùng rừng rậm Banos, sau khi từ giă Edwin, Brigid lại muốn đi thăm vùng thung lũng Cuncalbamba. V́ đây là một thắng cảnh du lịch nên Dwight và Brigid gặp nhiều du khách trẻ Tây ba lô và được họ chỉ cho một thứ nước của dân bản xứ uống vào hiệu quả kích động cực kỳ thần diệu. Dĩ nhiên Dwight và Brigid đă thử uống thứ ma túy này và kết quả lđă bị thuốc hành hạ nôn mửa tưởng chết nhưng sau đó lại là những giây phút phiêu diêu cực kỳ sung sướng. Họ lang thang lạc vào một khu công viên hoang phế rậm rạp đầy nhện độc. Chính trong dịp này hai người đă ngă vào ṿng tay nhau. Và sau đó Brigid tiết lộ cho Dwight biết mọi chuyện xảy ra là do âm mưu của Alice và Natasha đă dàn dựng để Dwight đi Quito gặp gỡ Brigid.
Cốt truyện của Indecision không mấy đặc sắc hấp dẫn nhưng chủ đề và cách viết tiểu thuyết – nhất là những câu đối thoại – của Benjamin Kunkel đă làm người đọc thích thú. Về chủ đề tác gia đă vạch lại được lộ tŕnh chuyển biến cuộc sống của giới trẻ sống trong xă hôi tiên tiến hôm nay. Họ khác với những thế hệ trước về nhiều mặt: không c̣n là tuổi trẻ nổi loạn, lăng mạn cách mạng hoang tưởng nhưng đi t́m nản thân qua sự tỉnh thức trong động thái mở rộng tầm nh́n vượt qua những giới hạn cuộc sống hàng ngày để đi ra ngoài thế giới. Đó là một lộ tŕnh tỉnh thức để trưởng thành. Nhưng có lẽ quyển sách đă lôi cuốn được người đọc v́ Benjamin Kunkel là một nhà văn khôi hài cực kỳ tài ba. Hài ngôn của tác gia trải dài suốt quyển sách nhưng không đơn điệu, không cay độc, mà rất thông minh, trí tuệ. Dưới ngọn bút của Benjamin Kunkel, theo nhận xét của Nell Freudenburger (tác giả Lucky Girls và The Dissident) mọi vấn đề lớn nhỏ dù là quan trọng lớn lao đều có thể đem ra làm đề tài riễu cợt bông đùa. Người đọc nếu không thông thạo tiếng Mỹ sẽ thiệt tḥi lớn khi đọc quyển sách này. Nhưng điểm cần nhấn khi đọc quyển sách này là chỗ Indecision không phải là một tiểu thuyết trào phúng, v́ ngược với Dwight Wilmerding là một kẻ luôn chần chờ lưỡng lự bất quyết, Benjamin Kunkel lại là một kẻ đưa ra mọi quyết định chính xác bằng khà năng phán đoán phản tư ở tầm mức đỉnh cao. Tính cách riễu nhại trong tác phẩm cho thấy đây là một tiểu thuyết hậu hiện đại. Một điểm son khác là: tuy tác gia là một cây viết trẻ nhưng đă đưa ra được một quan niệm mới cho tiểu thuyết đương đại: nhân vật tiểu thuyết là một tiếng nói (voice) chứ không là hành động hay những đặc điểm tâm sinh lư như trong tiểu thuyết cổ điển.
đào trung đạo