Hwang Sok-yong
The Guest
Người Khách Không Mời
Những người để tâm theo dơi việc du nhập của màng văn chương Á-châu vào sinh hoạt văn chương Âu-Mỹ đều nhận thấy trong 3 thập niên trở lại đây những nhà văn gốc Á và viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, rất khó tạo được lớp độc giả cho những tác phẩm của ḿnh. Trong thế kỷ trước những nhà văn có tầm vóc của Trung quốc, Nhật bản, và Ấn Độ c̣n được t́m đọc nhưng ngày nay t́nh cảnh đă khác hẳn: thị hiếu của độc giả Âu-Mỹ buộc các nhà xuất bản nghiêng về việc chỉ xuất bản những tiểu thuyết của các nhà văn gốc Á châu viết trực tiếp bằng Anh văn, Pháp văn, hay Đức văn…và lớp nhà văn di dân này đă tăo được lớp độc giả đông đảo cho tác phẩm của ḿnh. Bằng không, dù cho một tác giả Á châu có tên tuổi cách mấy, sách được dịch ra ngoại ngữ cũng rất khó bán. Trường hợp điển h́nh là sách dịch ra Anh văn của nhà văn Trung quốc lưu vong Cao Hành Kiện giải văn chương Nobel 2004 cũng không có nhiều độc giả ở Mỹ. Đấy là đối với những nhà văn của các nước lớn như Trung quốc, Ấn Độ, và Nhật Bản. C̣n đối với các nước nhỏ như Việt Nam,Thái Lan, hay Triều Tiên…th́ sách dịch của những nhà văn các xứ này chỉ được coi như một thứ “hoa thơm cỏ lạ”, không gây được tiếng vang cả nơi quần chúng độc giả lẫn trong giới phê b́nh hay nghiên cứu văn học. Cho nên khi một nhà văn bản xứ Á-châu có tác phẩm được dịch ra nhiều ngôn ngữ Âu-Mỹ và được chú ư nhắc nhở nhiều th́ đó là một sự may mắn và một vinh dự lớn.
Nhà văn Triều Tiên Hwang Sok-yong trong khoảng hơn 10 năm ttrở lại đây đă có được cái may mắn và vinh dự đó nhất là khi cho ra mắt quyển tiểu thuyết Người Khách Không Được Mời. Hwang Sok-young sinh năm 1943 ở tỉnh Xinjing, Măn Châu (nay thuộc Trung quốc), tốt nghiệp cử nhân Triết ở đại học Tongguk. Năm 1964 khi c̣n là sinh viên ông bị bỏ tù v́ tích cực tham dự vào phong trào bênh vực nông dân thợ thuyền. Sau khi ra khỏi tù Hwang Sok-young đi làm công nhân hăng sản xuất thuốc lá và công nhân xây cất. Từ 1966 đến 1969 Hwang Sok-yong gia nhập quân đội Nam Triều Tiên với hy vọng sẽ có cơ hội chiến đấu cho tự do và giải phóng con người. Được gởi đi chiến đấu ở Miền Nam Việt Nam, nhưng cuối cùng lại bị xung vào đơn vị “chung sự vụ” nghĩa là đơn vị chôn cất các tử sĩ. Giải ngũ và hồi hương ông bắt đầu chuyên vào việc viết văn, tạo được tên tuổi từ giữa thập niên 70s, và được coi là nhà văn bất đồng chính kiến, chống lại cả hai thể chế Bắc và Nam, đấu tranh cho tự do dân chủ. Quyển tiểu thuyết lịch sử tựa đề Chang Kilsan của ông ban đầu đăng trên nhật báo suốt trong 10 năm từ 1974 đến 1984, sau đó được xuất bản và có số bán hàng triệu bản cả ở Bắc lẫn Nam Triều Tiên, Năm 1989 qua ngả Tokyo, bất chấp lệnh cấm đi lại Hwang Sok-yong t́m cách vào được lănh thổ Bắc Triều Tiên với mục đích gây phong trào giao lưu văn học Nam-Bắc, nhưng khi trở về Nam Triều Tiên liền bị bắt bỏ tù hơn 7 năm với tội danh gián điệp. Nhờ sự lên tiếng của hội PEN American và cơ quan Ân-Xá Quốc Tế ông được chính quyền Nam Triều Tiên trả tự do năm 1998. Sách của Hwang Sok-yong được độc giả cả ở Bắc lẫn Nam Triều Tiên hâm mộ và ông được trao nhiều giải thưởng văn chương cao quí, và được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên khắp thế giới. Nhiếu người trong văn giới thế giới kể cà Le Clezio (Văn Chương Nobel 2008) cho rằng Hwang Sok-yong là ứng viên sáng giá của giải Nobel Văn Chương. Hiện nay ông sống lưu động ở hai nới là New York, Mỹ và ở Đức.
Quyển Người Khách Không Được Mời Hwang Sok-yong khởi viết từ năm 2000 là năm kỷ niệm 50 năm cuộc chiến tranh giữa Nam và Bắc Triều Tiên và được hoàn thành năm 2002. Khi sách được xuất bản đă tạo nên một luồng tranh luận sôi nổi không những ở Triều Tiên mà c̣n ở nhiều nơi trên thế giới. Quyển này đă được dịch sang Pháp văn năm 2004 (được trao giải Fe1mina) và sang Anh văn năm 2005, được coi là tác phẩm có giá trị văn chương và tư tưởng cao nhất của nhà văn này. Tên truyện Người Khách là danh từ trước đây thường được người dân Triều Tiên gọi là “mama” hay “sonnim” để chỉ “bệnh đâu mùa”, một bệnh dịch họ cho rằng du nhập từ Tây-Âu vào Triều Tiên cho nên danh từ này có một nghĩa xấu. Và khi bệnh dịch này lây lan khắp nơi người Triều Tiên thưở xưa, nhất là trong vùng Hwanghae tin rằng có thể dùng phù phép trừ tà ma Chinogwy sẽ xua đuổi, trục xuất được bệnh này ra khỏi nạn nhân bị tử vong. Nhưng quyển truyện khi ra mắt đă gây nên một luồng tranh luận sôi nổi v́ Hwang Sok-yong dùng chữ này để chỉ chủ nghĩa cọng-sản và đạo Thiên-chúa. Phù phép Chinogwy gồm 12 ṿng chữa bệnh thực hành trên thân thể người nhiễm bệnh và trên xác chết của nạn nhân bệnh dịch này. Cho nên đây có thể coi là phép màu tạo ra sự đi lại, giao thiệp giữa người sống với người chết. Trong phần ghi chú đặt ở đầu sách tac giả viết “Ư hướng của tôi là sáng tạo một diễn ngôn như thể một thứ du hành trong thời gian nhằm cung cấp những điểm hoành độ cho câu chuyện và những điểm tung độ cho lời tự sự của các nhân vật ở ngôi thứ nhất, chính v́ làm vậy nên sẽ phơi mở được những kinh nghiệm và những góc nh́n rộng lớn.” Mục đích của tác giả là làm sống lại và bảo lưu những kư ức được coi như những thực tại đè nặng trên lịch sử. Theo tác giả bản ngă người Triều Tiên được lịch sử định h́nh vừa là dqân một xứ` thuộc địa vừa là dân một xứ bị chia cắt, vừa theo Thiên-chúa-giáo vừa theo Mac-xít, cho nên đă không thể hiện đại hóa đất nước được. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên xảy ra năm 1950, theo tác giả người Triều Tiên cả hai phe theo đạo Thiên-chúa lẫn theo Mac-xít đă phạm phải những tội ác quá lớn lao và điều này cần phải được nói ra. Trong tác phẩm này tác giả cũng thanh minh cho vai tṛ của quân đội Mỹ đă bị chính quyền Bắc Triều Tiên tuyên truyền vu không từ bấy lâu nay, kể cả việc lập ra một “Bảo Tàng Tội Ác Đế Quốc Mỹ” ở thị xă Sinch’ôn thuộc tỉnh Hwanghea, Bắc Triều Tiên là nơi đă xảy ra những cuộc thảm sát lớn lao nhất trong cuộc chiến tranh này. V́ phép phù thủy Chinogwy có 12 bước nên tác giả cấu trúc quyển tiểu thuyết gồm 12 chương.
Tương tự như nhiều dân Á châu khác, người Triều Tiên tin rằng con người sau khi chết đi trở thành hồn ma, vẫn quanh quất bên người sống. Người ta cũng tin rằng hồn ma của những kẻ chết bất đắc kỳ tử, oan ức không siêu thoát, chết đi vẫn mang một mối hận, nên rất linh thiêng. Nhân vật chính trong truyện là mục sư người Triều Tiên tên là Ryu Yosop hiện sống ở New York từ những năm 90s. Ông mục sư này sinh ở Triều tiên nhưng đă di dân sang Mỹ trên 20 năm trước khi mới 14 tuổi. Bỗng nhiên mấy hôm nay ông nằm mơ thấy những giấc mơ tuy kỳ lạ nhưng khá rơ nét về những sự việc trong quá khứ ở quê nhà nên ông quyết định làm một chuyến trở về làng cũ ở Bắc Triều Tiên để thăm người cũ cảnh xưa. Dể dễ dàng được chính quyền Bắc Triều Tiên cho phép nhập cảnh ông đă khai là minh sinh ra ở B́nh Nhưỡng. Trước khi đi ông đến thăm ông anh trước đây cũng là một mục sư nhưng đă nghỉ hưu, từ lâu hiện sống ẩn dật trong một căn nhà nhỏ bé tối tăm ở New Jersey. Mục sư Yosop nói với ông anh về ư định làm một cuộc hành tŕnh trở về lang cũ trước là để gặp thân tôc, bạn bè thời thơ ấu sau là để có dịp trực diện với những nỗi kinh hoàng trong quá khứ khi cuộc chiến xảy ra ở vùng quê ông, và cũng có ư muốn giúp cho những kẻ trước đây đă gây tội ác hối lỗi để được tha thứ. V́ là kẻ đă chứng kiến những tội ác thời đó nên khi nghe người em nói ư định và mục đích chuyến hành hương ông anh không những đă phản đối mà c̣n nổi giận v́ ông cho rằng khi xưa ḿnh đứng bên phe thánh thiện c̣n kẻ thù đứng bên phe ác quỷ vậy th́ làm sao có thể tha thứ chúng được. Mấy ngày sau khi gặp người em, ông anh lặng lẽ từ trần. Trên đường trở về làng cũ ở Bắc Triều Tiên mục sư Yosop đă được những hồn ma đến viếng, kể cả hồn ma người anh của ông. Ông cũng đích thân đến thăm “Bảo Tàng Tưởng Niệm Tội Ác” để t́m hiểu sự thực. Ông đă được xem những h́nh ảnh ghê rợn chính quyền Bắc Triều Tiên bày biện có chủ ư kèm theo những lời thuyết minh nặc mùi tuyên truyền lên án quân đội Mỹ của những nhân viên phụ trách hướng dẫn du khách. Theo lời kể của những nhân viên này th́ vào ngày 15 tháng 9 năm 1950 quân đội Mỹ sau khi đổ bộ từ Inch’on đă tràn ngập làng Sinch’on và thảm sát 35 ngàn thường dân vô tội.
Nhưng khi trở về làng ḿnh ở tỉnh Hwanghae mục sư Yosop đă gặp những thân nhân ttrong gia đ́nh là những kẻ bản thân đă trải qua những ngày đen tối thảm họa đó cũng như những kẻ sống sót tuy nay đă già nua ông được họ kể lại sự thực những ǵ đă xảy ra. Thêm vào đó mục sư Yosop cũng được những hồn ma oan khuất đến viếng và nói cho ông biết về những cái chết của họ. Tuy khi cuộc chiến tranh xảy ra Yosop mới 14 tuổi nhưng ông cũng c̣n nhớ lại được rằng khi lực lương cộng sản chiếm đóng làng minh đă có rất đông những người nghèo khó bần cùng trong làng ngả theo hàng ngũ cọng sản để được hưởng đặc quyền đảng viên và cũng để trả thù, đấu tố và giết hại những điền chủ phú hộ. Nhưng khi nghe tin quân đội Mỹ sắp tiến vào, những người theo đạo Thiên chúa và những chủ điền kết hợp lại thành những nhóm nhỏ, tố cáo tội ác của người cọng sản, cho rằng theo cọng sản tức là theo quỷ Satan, đă trả thù giết chóc những kẻ trước đây theo cọng sản một cách dă man tàn bạo. Thật ra những hành vi tội ác chém giết nhau giữa dân làng đă xảy ra ttrước khi quân Mỹ tới, và khi quân đội Mỹ tiến vào làng th́ cuộc sát hại trả thù nhau đă chấm dứt ttrước đó. Chính người anh của Yosop khi đó đă đứng trong hàng ngũ giáo dân và nhân danh chủ nghĩa chống cộng đă nhúng tay vào những vụ thảm sát nhiều gia đ́nh trong làng. Lời kể của những thân nhân, của những kẻ sống sót và của hồn ma, nhất là hồn ma của hai người bạn thời thơ ấu của Yosop – một người là nạn nhân c̣n người kia là kẻ sát nhân - thật sống động với nhiều chi tiết chưa từng được ghi lại trong sách vở đă bổ khuyết cho những hồi ức của mục sư Yosop, giúp ông hiểu được sự thực trong quá khứ, nhưng ông cũng không khỏi xót xa than thở với một chứng nhân “Nhưng…cái vết thương hẳn phải là vẫn c̣n đấy. Nó luôn luôn nằm trong gia đ́nh chúng ta.” Để an ủi ông, người này nói “Rồi ra vết thương sẽ lành. Ít nhất giữa chúng ta, vết thương đó sẽ lành. Chính những thế lực ngoại bang mới là những cái đáng lên án về mọi sự - nhưng thôi ta hăy cứ để yên mọi sự như thế đi.” Trong thời gian lưu lại Bắc Triều Tiên mục sư Yosop cũng được chứng kiến những cảnh đoàn tụ Bắc Nam giữa những gia đ́nh bấy lâu chia cách rất cảm động. Qua quyển tiểu thuyết này ta thấy Hwang Sok-yong đă chịu ảnh hưởng của William Faulkner, Gabriel Garcia-Marquez, và Toni Morrison. Về những sự thực lịch sử của cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950 tác giả đă một phần t́m trong kho tài liệu lưu giữ ở Mỹ, phần đă trực tiếp phỏng vấn những người Triều Tiên nay đă già nua là chứng nhân của cuộc chiến này hiện sống ở New York.
đào trung đạo