helen oyeyemi

THE OPPOSITE HOUSE

Căn Nhà Đối Diện

 

              Trong mảng văn chương di dân thế giới lại vừa có thêm tác phẩm xuất sắc The Opposite House/Căn Nhà Đối Diện của nhà văn nữ gốc Nigeria Helen OYEYEMI. Sinh năm 1984 ở Nigeria, bốn tuổi cùng gia đ́nh di dân sang sống ở thủ đô London, Anh quốc. Cô hoàn thành quyển tiểu thuyết đầu tay The Icarus Girl/Thiếu Nữ Chắp Cánh năm vừa tṛn mười chín tuổi và c̣n đang theo học cấp cử nhân. Khi gửi đi 30 trang đầu bản thảo cho nhà xuất bản, cô được đề nghị tác quyền cho toàn quyển truyện số tiền 400.000 bảng Anh. Năm 2006 Helen Oyeyemi tốt nghiệp Cao học Xă hội và Chính trị ở Cambridge. Helen Oyeyemi cũng viết hai vở kịch Jupiter’s Whitenig (Jupiter Tẩy Trắng) và Victimese (Gịng Nạn Nhân) do sinh viên ở Cambridge diễn rất thành công. Tháng 7 năm nay Oyeyemi cho ra mắt quyển tiểu thuyết thứ nh́ The Opposite House/Căn Nhà Đối Diện. Hiện nay Oyeyemi  sinh sống qua lại giữa LondonNew York.

 

Chúng ta biết rằng di dân không phải là một biến cố nhưng là một tâm thái (condition) và đă có nhiều tiểu thuyết nổi tiếng viết về tâm thái kẻ di dân. Ngay từ quyển tiểu thuyết đầu tay Helen Oyeyemi đă dùng huyền thoại Hy Lạp Icarus, kẻ đă chắp cánh bằng sáp cho người con trai để bay khỏi nơi tù ngực nhưng v́ người con quên lời cha dặn không được bay gần mặt trời nên cánh bị chảy và rớt xuống đại dương đọa đầy. Trong Căn Nhà Đối Diện cô lại một lần nữa khởi hứng từ huyền thoại xứ Cuba về nữ thần che chở phụ nữ mang thai Yemaya là hiện thân giáng thế của thần Yoruba trong huyền thoại của đạo Santeria ở Cuba để dựng nhân vật chính của quyển sách là Maja Carmen Carrera. Một điểm đặc sắc và mới lạ trong quyển sách này là: di dân không chỉ làm biến đổi con người ĺa xa xứ sở mà c̣n biến đổi cả những thần linh trong niềm tin của họ.

 

Căn Nhà Đối Diện viết theo kỹ thuật tự sự xen kẽ, đan chéo. Truyện mở đầu ở “một ngôi nhà ở đâu đó” , ngôi nhà này nằm trong một cánh rừng không tiếng động không chim chóc là nơi Yemaya, thiên thần giáng thế, sứ giả của thần Yoruba, để theo chân những tín đồ trên khắp các nẻo đường trên mặt đất. Tầng hầm ngôi nhà này có hai cái cửa: một cửa thông ra ngả đi về Lagos, c̣n ngả kia đi về London. Maja, hai mươi lăm tuổi, ca sĩ da đen gốc Cuba, từ khi mới bảy tuổi  cùng gia đ́nh di dân qua ngả Hamburg, Paris và hiện định cư ở London. Maja hiện có thai, chồng là dân da trắng nhưng sinh truởng ở Ghana, Phi châu. Nghĩ về t́nh cảnh ḿnh cô nói: “Có một độ tuổi sau đó ta không thể bứng một đứa trẻ ra khỏi cái chất nước chấm đă thấm đẫm vào nó khi ở bản quán, đặt nó xuống lấy giấy lau khô rồi đem cho vào chảo dầu xôi chiên ch́m ở một xứ khác…Tôi tới cái xứ sở này khi tôi ở trước độ tuổi đó.” Hiên nay Maja đang mắc chứng trong đầu điên loạn, luôn luôn tưởng nhớ một xứ “Cuba của tôi” chứ không phải Cuba hiện nay. T́nh cảm bị bứng đi từ chỗ này đem sang chỗ khác càng ngày càng tăng, Maya thấy ḿnh là một bản ngă khác, bản ngă đó “đựoc treo trên một cái móc áo giống như một cái áo khóac trống trải và lắc lư v́ sự bất toại nguyện rằng tôi đă không thể luôn luôn mặc nó.” Và Maja càng ngày càng xa rời đời sống, lạc vào sự tưởng tương nhiều hơn vào kư ức. Chồng của Maja không thể hiểu tại sao vợ như vậy, c̣n cha cô là một giáo su đầu óc duy lư cũng như mẹ cô tuy là tín đồ đạo Santeria cũng chẳng thể hiểu bệnh trạng cô.

 

Chỉ riêng có Magalys, người bạn gái mới từ Cuba sang là có đôi chút hiểu biết. Cô này nói với Maja: “Tôi không biết, nhiều khi ḿnh thực không cảm thấy ở đây là đang ở một chỗ nào đó. Tôi nh́n vào những tấm bản đồ và những thứ khác nữa nhưng chẳng thấy những nơi chốn là có thực. Ǵ đi nữa, tôi thấy đó đúng là cái ǵ xảy ra khi bạn không thuợc về một xứ sở nào – những đường vẽ chỉ là nhưng đường vẽ, chữ chỉ là chữ, và bạn không thể sớ tay vào cái ư nghĩa nằm đằng sau chúng theo cái cách bạn có thể làm được khi bạn ở quê nhà…”  Giữa Maja và thiên thần giáng thế Yemaya có một mối liên hệ đặc biệt của hai kẻ vô xứ trôi dạt. Đó là một mới liên hệ tinh thần, giữa hai kẻ trôi dạt t́m đến nhau, cùng vươn tay ra để chia xẻ cái thân phận, cái tâm thái vô xứ. Điều đớn đau nhất là họ không những  chỉ thấy ḿnh là kẻ lạ, vừa vặn khít vào cái nền văn hóa nơi dung thân, mà c̣n không thể trở về cố quận v́ cánh cửa đằng sau lưng đă khép lại. Chính cái cánh cửa khép lại này là chủ đề của Helen Oyeyemi khi viết quyển Căn Nhà Đối Diện. Thực tại đó đă làm cho họ sống không yên thân. V́ họ không thể quên đi quá khứ, cứ phải mang gánh nặng đó trên vai trôi dạt khắp ngả. Cái mảng văn hóa cố quận đó nay chỉ là một trong nhiều mảng văn hóa họ đang cưu mang và họ không thuộc về mảng nào cả. Meja tâm sự: “Tôi tụt quần lót xuống và ngắm nghía ḿnh trong gương; đó là một phụ nữ da dẻ màu đồng thau với một làn tóc quăn đang quay lưng nh́n lại, và nàng trông chẳng phải là người Jamaica, người Ghana, người Kenya hay người Sudan – chỉ có mỗi một điều chắc chắn rằng nàng là người da đen….”

 

Theo Helen Oyeyemi, tâm thái người di dân là tâm thái của một kẻ cư trú trong một thế giới bị vát mỏng đi, bị lột da sau khi đă được vớt ra từ một chảo dầu sôi. “Có một làn da,  đúng vậy. Và rồi sau làn da đó, lại có cái ngôn ngữ của bạn, cái ngôn ngữ thường ngày, sự quyến rũ huyền ảo đă được thừa hưởng nó làm cho bạn là thực…Trừ khi da bạn và ngôn ngữ bạn đụng chạm nhau, không bị ngăn ra, chẳng c̣n có chữ nào mạnh đủ để làm cho bạn hiểu rằng việc bạn sống là điều quan trọng nhất.” Kẻ vô xứ cũng như thần linh lạc loài dưới trần cùng có một thân phận giống nhau, không những về ngôn ngữ mà c̣n cả về tôn giáo: họ phải hóa trang, trá h́nh. Helen Oyeyemi thấy rằng thần linh vô xứ chỉ c̣n một cách duy nhất để sống sót trong một xứ sở Thiên chúa giáo là tôn giáo gịng chính là ẩn kín trong đền thánh. Vấn đề chính khi  hóa trang, trá h́nh  không chỉ là chuyện ngắm ḿnh trong gương thấy ngườ trong gương không phải chính ḿnh, ta chẳng nhận ra ta, mà là những kẻ biết ḿnh trước đây nay đang có cái nh́n thấu suốt bạn. Câu hỏi: đối với người thân quen là : bản ngă bạn c̣n lại bao nhiêu sau sự mất mát.  Ttrong  Căn Nhà Đối Diện Helen Oyeyemi không những đă đưa ra những suy tư sâu sắc về thân phận và cảm thức người di dân mà c̣n viết quyển sách bằng một ngôn ngữ tinh nguyên, những đoạn văn có âm hửong nhạc blues. Cô viết: “Nàng bỏ xứ để được ra chào đời. Nàng trốn đi để thành dân bản xứ, để bắt đầu ở một nơi nào đó, để được trưởng thành tại chính cái nơi nào đó, và để chết ở đó. Khi trốn chạy nàng đă không biết nàng không đang nhanh bước về hướng quê nhà, nhưng lại tin tưởng quê nhà sẽ t́m thấy nàng.”

 

 

Đào Trung Đạo

  

 

   http://www.gio-o.com/DaoTrungDao

 

 

 

          © 2007 gio-o