dinaw mengestu
Beautiful things that heaven bears
cảnh giới tuyệt mỹ nơi thiên đường
Vào cuối năm 2007, mảng văn chương di dân/vô xứ lại có thêm một nhà văn trẻ tài năng góp măt: đó là Dinaw Mengestu với tác phẩm đầu tay Beatiful Things that Heaven Bears/ Những Cảnh Giới Tuyệt Mỹ Nơi Thiên Đường. Quyển sách này ngay từ khi ra mắt ở Mỹ đă được cả độc giả lẫn những nhà phê b́nh khen ngợi va khi được xuất bản ở Anh với tựa đề khác Children of Revolution/Con Cái Cách Mạng liền được trao giải thưởng Guardian, một loại giải văn chương dành cho quyển tiểu thuyết đầu tay xuất sắc trong năm. Dinaw Mengestu sinh ở Addis Ababa, xứ Ethopia Phi Châu năm 1978. Cha anh là một luật sư nổi danh nhưng không thỏa hiệp với chính quyền sau cuộc cách mạng khủng bố đỏ nên buộc phải sống lưu đầy ở Mỹ. Năm 1980 khi mới 2 tuổi Dinaw và chị cùng với mẹ được đoàn tụ với cha ở Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cao học văn chương ở đại học Georgetown và Columbia anh làm kư giả và viết điểm sách, sau đó dành toàn thời gian đẻ sáng tác. Hiện Dinaw Mengestu sống tại miến Nam nước Pháp.
Tựa sách Beatiful Things that Heaven Bears lấy từ một phân đọan trong tác phẩm cổ điển bất hủ Inferno/Địa Ngục của Dante. Phân đoạn này kể lại chuyện một thi nhân được kẻ hướng lộ dẫn vào một con đuờng ngầm bí ẩn từ hỏa ngục lên thiên đường nên anh ta có cái may mắn được thoáng nh́n cảnh giới tuyệt vời nơi thiên đường. Khởi hứng từ Dante, nhưng ngược lại với nỗi hân hoan của nhà thơ trong Địa Ngục, Dinaw Mengestu cho một nhân vật trong Những Cảnh Giới Tuyệt Mỹ Nơi Thiên Đường phát biểu :”Cái nh́n thoáng từ hỏa ngục lên thiên đường được thấu hiểu nhất bởi một người Phi châu. Ngoại trừ việc đối với người Phi châu, là họ bắt đầu từ hỏa ngục, họ ngoi ra khỏi đó chỉ trong khoảnh khắc rồi lại trở lại hỏa ngục.” Nhân vật chính trong quyển tiểu thuyết đôi phần có tính tự truyện là Sapha Stephanos, một di dân gốc Ethiopia, qua Mỹ sau khi chính anh chứng kiến cảnh cha anh bị quân cách mạng giết chết v́ bị coi là phản động. Stephanos hiện đă sống mười bảy năm từ 1974 ở thủ đô Washington D.C. của nước Mỹ. Di dân từ hỏa ngục Addis Ababa sang Washington D.C. nhưng Stephanos ngay từ đầu đă nói rơ: “Tôi không sang Mỹ để có một đời sống tốt đẹp hơn. Tôi tới nơi đây chạy ṃng ṃng và la hét với những bóng ma của cuộc sống trong quá khứ nó cứ bám riết trên cổ tôi. Mục tiêu của tôi từ đấu thật rất giản dị: đó là tồn tại qua ngày không bị ḍm ngó, mà cũng chẳng hăm hại ai.” Việc làm đầu tiên khi mới dịnh cư của Stephanos là chân phu khuân vác hành lư cho một khách sạn. Dần dà Stephanos cũng làm chủ được một tiệm tạp hóa nhỏ tồi tàn trong khu phố nghèo Logan Circle ở Washington D.C. dân cư phần đông là người da đen. Stephanos chọn ở vùng này v́ nơi đây luôn nhắc nhở anh rằng “của cải và quyền lực là bất khả biến dịch, và nước Mỹ nói cho cùng không phải luôn luôn cứ là vĩ đại.” Tiệm tạp hóa của anh năm th́ mười họa mới đông khách c̣n phần lớn ngày ngày chỉ có những khách hàng là cư dân da đen nghèo trong xóm, những đứa trẻ nhếch nhác, những gái ăn sương… nên anh có th́ giờ đọc tiểu thuyết của V.S. Naipaul sau quầy tính tiền. May mắn anh cũng có hai người bạn thân là Joe gốc xứ Congo và Ken gốc Kenya.
Là người đă sống khá lâu ở Mỹ nên Stephanos đă học được những câu châm ngôn của dân Mỹ như : Đừng bao giờ tin những kẻ nói với ḿnh rằng “hăy tin tôi,” hoặc “cố sao t́m cho được chỗ đứng trên cao để mà nh́n xuống.” Joe tuy phải làm bồi bàn trong tiệm ăn sang trọng Colonial Grill thực khách là những kẻ giàu sang quyền thế chỉ biết đến sự có mặt của anh khi cần sai phái anh nhưng vẫn mang tâm hồn thi sĩ. Ken tuy cũng kiếm được mảnh bằng kỹ sư nhưng dù có xe hơi, có quần áo đắt giá, lăn lộn vào nếp sống của người da trắng nhưng cuối cùng cũng hiểu được “giấc mơ nước Mỹ,” “ḥa nhập” chỉ là những thứ không hiện thực. Bộ ba Stephanos, Joe, và Ken mỗi tối thứ Năm tụ họp ở tiệm tạp hóa để nhậu nhẹt xả láng, đua nhau riễu cợt “những cuộc cách mạng”, “những lănh tụ chính trị” của quê hương họ. Cao diểm của quyển truyện xảy ra khi khu Logan Circle nằm trong kế hoạch chỉnh trang đô thị, dân da trắng tràn vào “trung lưu hóa”, đẩy cư dân da đen phải rời bỏ vùng.này khiến họ vô cùng phẫn nộ nhưng bất lực. Nhưng với Stephanos việc này lại là một dịp may v́ người da trắng đầu tiên đến mua và sửa sang căn nhà bên cạnh tiệm tạp hóa của anh là Judith McMasterson, một nữ giáo sư đại học Mỹ trắng có đầu óc cởi mở và sắc đẹp quyến rũ. Judith cùng với đứa con gái Naomi mười một tuổi chẳng mấy chốc trở thành những người bạn thân thiết của Stephanos. Judith hiện độc thân, cha của Naomi là một nhà kinh tế ngoại quốc đă không c̣n hiện diện trong đới sống hai mẹ con Judith và Naomi. Từ khi có hai người hàng xóm này Stephanos mới cảm nhận được ư nghĩa của gia đ́nh. Tuy Judith và Stephanos có một mối liên hệ t́nh cảm khá thân mật và lăng mạn, nhưng mối liên hệ giữa anh và Naomi c̣n làm Stephanos cảm động hạnh phúc hơn. Judith nhờ anh giúp Naomi đọc sách, và quyển “Anh Em Nhà Karamazov” của Dostoiewsky được chọn không những v́ đó là cuốn truyện Naomi ưa thích nhất mà c̣n v́ Judith cố ư chọn quyển truyện khá dầy này khiến anh phải dành khá nhiều giờ cho Naomi. Không những không nản ḷng mà Stephanos lại coi việc đọc sách cùng với Naomi – hai kẻ cùng mồ côi cha tuy tuổi tác cách xa – là những giây phút thật hạnh phúc v́ sách vở, theo anh nghĩ, đă giúp cả anh lẫn Naomi tạm thời quên đi sự mất mát lớn lao trong đời.
Tuy đây là quyển tiểu thuyết đầu tay nhưng Dinaw Mengestu đă chứng tỏ được anh là môt người viết tiểu thuyết tài năng về cả khai triển chủ đề, cấu trúc truyện, lẫn kỹ thuật tự sự và hành văn. Chủ đề đời sống di dân, vô xứ tuy đă được nhiều nhà văn đề cập nhưng đọc Dinaw Mengestu ta vẫn thấy thú vị v́ anh đă diễn tả được nỗi đớn đau do những mất mát trong đời sống của người di dân ở một mức sâu thẳm vô tận. Chẳng hạn một Washington D.C. hiện tiền hôm nay được phủ bóng một Addis Ababa quá khứ trong tâm tưởng Sepha Stephanos. Những kiến trúc, những con đường của hiện tại và của quá khứ xôn xao ẩn hiện chen lấn đ̣i hiện diện, quá khứ và hiện tại chộn lẫn trở thành nỗi u hoài khôn nguôi trong ḷng kẻ không nhà. Chính v́ muốn tạo cho người đọc cái cảm nghĩ đó nên Dinaw Mengestu đă cấu trúc quyển truyện theo cách cứ một chương viết về hiện tại lại được tiếp theo với một chương viết về quá khứ. Nếu người đọc Những Cảnh Giới Tuyệt Mỹ Nơi Thiên Đường là một dân bản xứ Addis Ababa bỗng sẻ ngạc nhiên nhận ra từ lâu v́ quá quen thuộc ḿnh đă không nh́n thấy được những h́nh ảnh đẹp của thành phố quê hương. C̣n nếu người đọc là một cư dân từ lâu sống ở Washington D.C. lại sẽ khám phá được những nét độc đáo của thủ đô này khi đọc quyển sách. Nhưng điểm thành công nổi bật nhất là tác giả đă nói lên được cái ư nghĩa của “mất quê hương”, của hy vọng và tuyệt vọng trong việc tái tạo một “quê nhà”.
đào trung đạo