Colson Whitehead 

the sag harbor

Cng Sag

Ngay từ quyển tiểu thuyết đầu tay The Intuitionist/Người Thiên Về Trực Giác xuất bản năm 1999 Colson Whitehead đă được đón nhận nồng nhiệt như một nhà văn Mỹ da đen dưới 30 tuổi có tầm vóc lớn, tạp chí Esquire cho rằng đó là quyển tiểu thuyết hay nhất trong năm, nhà văn lăo thành John Updike trên tờ The New Yorker khi điểm quyển tiểu thuyết này cho rằng Colson Whitehead là nhà văn ba mươi tuổi xuất thân từ Harvard “tham vọng”. “lấp lánh”, và “độc đáo nổi bật”. Colson Whietehead sinh năm 1969, trưởng thành ở Manhattan, New York. Là học sinh trường trung học nổi tiếng Trinity ở Manhattan, vào học ở Harvard College và tốt nghiệp năm 1991. Sau khi tốt nghiệp anh viết cho tờ Village Voice trong hai năm. Trong thời gian này Colson Whitehead thai nghén quyển tiểu thuyết đầu tay The Intuitionist. Năm 2001 anh cho ra mắt quyển tiểu thuyết thứ nh́ John Henry Days, và năm 2002 được trao tặng tài trợ của quỹ Mac Arthur Fellowship “giải thưởng dành cho thiên tài”. Kế đó năm 2003 quyển The Colossus of New York ra đời, và năm 2006 là Apex Hides the Hurt. Tháng 4 vừa qua Colson Whitehead cho ra mắt “quyển tiểu thuyết tự truyện thứ tư” The Sag Harbor/Cảng Sag, quyển này lập tức được độc giả cũng như giới phê b́nh đón nhận nồng nhiệt. Tuy tên gọi là Sag Harbor nhưng thực ra đây là một thị trấn nghỉ mát nhỏ nằm ở phía Đông Hampston và Southhampston ở New York. Sag Harbor là một thị trấn cổ đă được nhà văn Herman Melville nhắc đến trong tiểu thuyết Moby-Dick. Trong thập niên 30s và 40s những người da đen thành công, khá giả từ Harlem, Brooklyn và một số ở New Jersey đă lập ra một khu dân cư  rộng chừng 20 mẫu dùng làm khu nghỉ mát của họ, trước hết để hưởng kết quả của sự thành tựu của họ, sau nữa là để xua tan đi những h́nh ảnh hăi hùng trong quá khứ.

   Tác giả cho biết trong The Sag Harbor  “những phố xá, nhà cửa  là có thực, c̣n những nhân vật đều do hư cấu. Những ám ảnh xưa cũ của tôi nằm ở đó.” Chính v́ vậy The Sag Harbor là một tiểu thuyết tự truyện. Quyển sách dày 273 trang, có 8 chương. Nhân vật tự sự là một thiếu niên 15 tuổi tên là Benji Cooper, nhưng lại thích được gọi là Ben. Gia đ́nh người Mỹ da đen này thuộc loại trên mức trung lưu, cha của Ben là bác sĩ và mẹ là luật sư cho nên họ có một căn nhà nghỉ mát riêng ngoài bờ biển. Ben có thằng em trai thua nó 10 tháng tuổi tên Reggie, từ trước tới giờ hai đứa dính chặt vào nhau như h́nh với bóng. Truyện bắt đầu vào dịp nghỉ Lễ Trận Vong Chiến Sĩ và kết thúc vào ngày Lễ Lao Động năm 1985 – dịp này học sinh trung học được nghỉ hè - với nhân vật tự sự là Benji. V́ cha mẹ là những người làm việc chuyên môn ở New York cho nên Benji và Riggie được cho về căn nhà nghỉ mát của gia đ́nh trong dịp nghỉ lễ. Kể ra ở Mỹ là trẻ con da đen mà lại sống trong căn nhà nghỉ mát ngoài băi biển th́ thật là một sự trái khoáy, “nghịch thường”. Và Benji quả thực thấy ḿnh là một kẻ nghịch thường. Chính trong khoảng thời gian này Benji đă có những thay đổi dứt điểm trong sự h́nh thành bản ngă. Tất nhiên việc được cha mẹ cho hai anh em Benji đi nghỉ mát riêng, thoát khỏi những ḱm kẹp khi sống với cha mẹ, hai đứa trẻ này rất phấn khích v́ có dịp được tự tung tự tác. Nhưng tuy đi nghỉ hè mỗi đứa cũng phải kiếm một việc làm: Benji kiếm được việc làm ở một tiệm bán cà-rem và Riggie làm ở tiệm Burger King. Về khu nghỉ mát này, không bị cha mẹ canh chừng, mỗi đứa được dịp tự do theo đuổi những sở thích riêng, có những bạn bè riêng cho nên Benji và Riggie không c̣n như bóng với h́nh nữa.  Độc giả nếu chưa hoặc không ở Mỹ lâu năm, không biết những sinh hoạt của thiếu niên Mỹ, chắc hẳn sẽ lạ lẫm với những thứ thời thượng của bọn trẻ khi chúng dùng những chữ viết tắt để nói về những món này. Chẳng hạn bọn học tṛ ở Trinity thích có cái “hacky sack” là một cái túi sách nhỏ bằng da, Riggie th́ khoái tṛ chơi D&D tức là tṛ chơi điện tử Dungeons và Dragons, c̣n Benji lại ưa thích “the Smiths” tức là ban nhạc Smiths và ca sĩ Abba…Nhận xét của Benji về tṛ chơi D&D nghe cũng thật lạ lùng lư thú “D&D có một vài ứng dụng khác ngoài đời, ngoại trừ là một phương tiện để kéo dài trinh tiết.” Tất nhiên hai anh em này là những học tṛ giỏi nhưng Benji đúng là một tên “nerd” nghĩa là một kẻ đam mê theo đuổi những ǵ liên quan tới đầu óc, trí tuệ và chẳng mấy quan tâm tới những thứ ngoài đời.

   Chủ đề của quyển tiểu thuyết tự truyện The Sag Harbor là sự h́nh thành bản ngă của thanh thiếu niên da đen với nhân vật điển h́nh là Benji. Như tác giả cho Benji đă tự nhận nó là một “kẻ nghịch thường” nên lời kể chuyện  trong sách tuy riễu cợt nhẹ nhàng nhưng nhiều khi cũng rất tiếc nuối buồn bă. Trong hơn hai tháng nghỉ hè, Benji cũng như Riggie và đám bạn bè tự tung tự tác thả cửa. Chẳng hạn chúng tuy chưa đến tuổi được vào xem những siêu sao đến vùng này tŕnh diễn nhưng đă dở đủ tṛ để lọt vào rạp, có đứa thành công nhưng cũng nhiều đứa thất bại thê thảm. Chúng hết chơi tṛ bắn nhau bằng súng hơi, lần ṃ ra băi biển tắm khỏa thân, lén lút bia bọt…chẳng thiếu thứ ǵ. Rất nhiều đoạn trong sách tả những sinh hoạt khá tức cười khiến người đọc không khỏi bị lây nỗi sướng khoái và sự ṭ ṃ của lũ trẻ. Nhưng dù nghịch ngợm Benji luôn luôn muốn “tôi là tôi” Truyện có những đoạn văn khá hấp dẫn: chẳng hạn những phân tích vó vẻ khoa học của Benji về những cạm bẫy trong cuộc sống thiếu niên, nó băn khoăn làm sao có thể làm chủ bản thân khi bắt tay người khác, làm sao để thuần thục ngôn từ chửi thề, có thái độ ra sao khi nghe thứ nhạc bị coi là thứ nhạc của bọn thiếu niên da trắng v.v... Châm ngôn của Benji là “luôn mở mắt thật lớn, thu thập dữ kiện, càng có được nhiều sự kiện càng tốt, bởi v́ nếu tôi có đủ thông tin th́ tôi có thể biết phải là người như thế nào. Nghe ngóng và quan sát, ghi chú những điều mai đây có thể là một sơ đồ cho một sáng chế, một cái bản ngă hoạt động với những thành phần chuyển động.” Nhưng làm như vậy cũng chẳng dễ dàng ǵ v́ mọi thứ chung quanh thay đổi quá nhanh chóng. Cho nên “cứ phải linh hoạt thôi.”

   Là thiếu niên da đen thuộc thành phần gia đ́nh thượng lưu cho nên việc đi t́m bản ngă của Benji tuy có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít trở ngại. Giọng kể của Benji v́ vậy khi th́ đầy thiện cảm khi th́ tự riễu cợt mỉa mai. Ngay như những đ̣i hỏi trong chương tŕnh học của học sinh da đen cũng có màu sắc khôi hài, chẳng hạn trong năm đầu đại học phải lấy những lớp có tính chất Phi Châu tự kỷ, phải đọc quyển hồi kư của Malcolm X, hay quyển “Da Đen, Mặt Nạ Trắng”, cùng bạn bè tổ chức tuần hành phản đối một giáo sư trong Phân Khoa Nghiên Cứu Văn Hóa Da Đen” không nghiêm túc. Khi ra ngoài đường phố, thanh thiếu niên da đen cũng phải đối đầu với những thiên kiến của xă hội. Để dự một cuộc họp mặt ban bè có qui đinh mỗi người đem tới một món ăn hoặc nước uống, nếu một thiếu niên da đen bắt được lá thăm phải mang tới một quả dưa hấu th́ nó cũng phải rất tính toán. Vào chợ mua một trái dưa hấu, nếu không phải là người da đen, việc xách trái dưa hấu khơi khơi đi ngoài đường th́ không sao, nhưng với một đứa trẻ da đen th́ sẽ bị ḍm ngó, nh́n xéo khinh miệt. V́ vậy Benji nghĩ rằng nó phải một tay xách quả dưa, trên quả dưa dán một tờ giấy giải thích, và vừa đi đường vừa lấy tay kia chỉ vào tờ giấy giải thích! Hoặc tốt hơn hết là cho quả dưa vào rỏ, phủ lên trên bằng những món khác như táo, sữa, bơ... Nhưng Benji không chỉ hướng sự riễu cợt về người da đen. Nó cũng riễu nam giới trắng có một sự động hướng kỳ cục là khoái vuốt ve làn tóc đen của phụ nữ. Nhưng có lẽ sự buồn khổ lớn nhất của Benji là thái độ của cha nó. Khi nó bị một đứa trẻ da trắng ăn hiếp, đấm vào mặt, nếu về nói lại cho cha biết th́ ông sẽ đấm vào mặt nó liên hồi chỉ v́ nó đă không đấm trả lại đưa trẻ da trắng. Càng về cuối quyển sách, lời kể chuyện của Benji càng u buồn hơn v́ những thảm kịch xảy ra trong cái gia đ́nh bề ngoài tưởng như giàu sang hạnh phúc của nó. Nhưng Benji cũng như tuổi trẻ ở Mỹ vẫn vượt qua được thảm kịch, sự  phiền muộn trong thời niên thiếu nhờ có niềm tin vào việc ḿnh có thể tự tạo được một bản ngă vững vàng như lời Benji tin tưởng “Tôi có thể làm được việc đó.” Cái kết luận này làm cho quyển tiểu thuyết tự truyện trở thành dễ thương, cảm động. Colson Whitehead có thể được coi là nhà văn nam Mỹ da đen sáng giá nhất hiện nay. Khi đọc quyển The Sag Harbor người đọc có thể có một số suy nghĩ: Trước Colson Whitehead những nhà văn da đen Mỹ như khác cũng đă viết về dung mạo, lộ tŕnh h́nh thành bản ngă của thanh thiếu niên da đen nhưng ở thế kỷ trước dường như khuôn mặt được mô tả đó u uất tối tăm v́ kỳ thị chủng tộc. Ngay cả tiểu thuyết đầu tay The Bluest
Eyes của Toni Morisson vẽ lại chân dung và bản ngă một thiếu nữ da đen  màu sắc không khí kỳ thị cũng c̣n đè năng. Nhưng ở vào giai đoạn đầu thế kỷ 21 này khi nước Mỹ đă có một vị tổng thống gốc Phi-Châu th́ dường như thanh thiếu niên da đen đă có thể bắt đầu nh́n bản thân ḿnh ngang tầm với thanh thiếu niên da trắng. Người ta có thể cho rằng Colson Whitehead ở vị trí một kẻ được ưu đăi v́ gia đ́nh và bản thân cũng như học vấn ở địa vị cao nên có tầm nh́n vấn đề như vậy. Nhưng phản biện này cũng không hoàn toàn thuyết phục v́ ở thế kỷ trước, dù người Mỹ gốc Phi-châu có học thức cao, có địa vị xă hội xứng tầm học vấn và khả năng nhưng vẫn cứ bị kỳ thị. Vậy ta có thể kết luận: tầm nh́n nhau giữa thanh thiếu niên ở Mỹ bất kể màu da, chủng tộc dù chưa hoàn toàn b́nh đẳng nhưng đă có những chuyển biến hướng tới b́nh đẳng. Và Colson Whitehead là nhà văn Mỹ gốc Phi-châu đầu tiên xây dựng dung mạo thanh thiếu niên Mỹ đen qua tầm nh́n đầy tự tin đó. Ngoài ra khi đọc The Sag Harbor người đọc không khỏi liên tưởng tới tiểu thuyết The Brief Wondrous Life of Oscar Wao của Junot Díaz xuất bản hai năm ttrước đây v́ cách tiếp cận, mô tả và quan vấn đề bản ngă của hai nhà văn da màu Mỹ này rất tương tự. Đẩy sự so sánh xa hơn nữa người đọc thấy rằng có thể xếp The Sag Harbor  bên cạnh Bắt Trẻ Đồng Xanh của J.D. Salinger.

đào trung đạo