Arthur Phillips
the song is you
bài ca là em/anh
Từ sau cuộc bùng nổ thông tin xảy ra vào cuối thế kỷ 20, ở những nước phát triển ảnh hưởng của cuộc bùng nổ này đă phần nào được phản ánh trong văn chương, nhất là trong tiểu thuyết. “Nhịp sống số” đă đi vào văn chương, con người vừa được thông tin giải phóng vừa bị thông tin vây khổn, bị vong thân v́ thông tin. Theo chúng tôi thấy, cuộc cách mang thông tin này có ảnh hưởng quan trọng đối với văn chương v́ đă mở ra một “thế giới ảo” trong văn chương trước đây không thể có. Từ nay những nhân vật tiểu thuyết có thể sống cả trong thế giới thực lẫn thế giới ảo và cuộc “chạm trán” này xét ra cũng khá hấp dẫn, lư thú. Chẳng hạn người ta không thực sự yêu nhau trong thế giới thực mà lại yêu nhau trong thế giới ảo. Tuy không phải là người đầu tiên khai thác chủ đề này nhưng có lẽ Arthur Phillips trong quyển tiểu thuyết The Song Is You đă thực sự cho nhân vật truyện hoàn toàn gặp gỡ và có thể nói là yêu nhau trong thế giới ảo. Arthur Phillips là tác giả của 3 cuốn truyện: quyển Prague (chúng tôi đă có dịp giới thiệu trước đây) viết về một đám thanh niên trí thức Mỹ sau khi chế độ cọng sản xụp đổ đă thử sang sống ở những nươc Đông-Âu; quyển thứ nh́ The Egyptologist/Nhà Chuyên Khảo về Ai-Cập với nhân vật chính là một học giả chuyên khảo vế Ai-Cập sống vào năm 1912 suốt đời bị ám ảnh bởi những sự thực ông t́m thấy, về sự ngăn cách mỏng manh giữa thực tại và hoang tưởng; và quyển truyện thứ 3 Angelica với nhân vật là bốn phụ nữ sống vào thời Victoria ở nước Anh bị ma quỉ ám ảnh. Sang đến quyển tiểu thuyết thứ 4 The Song Is You mới ra mắt vào tháng 4 năm nay Arthur Phillips đă chuyển cảnh thổ truyện về lại Brooklyn, New York của nước Mỹ. Giới phê b́nh điểm sách Mỹ chia làm hai phe khi giới thiệu quyển tiểu thuyềt này: giới trung niên hoặc trẻ phấn kích khen ngợi, c̣n giới lớn tuổi tuy không chê là dở nhưng xem ra không mặn mà và cho rằng Arthur Phillips khá hơn ở quyển Prague.
Không khí truyện tràn ngập nhạc “rock”và xoay quanh hai nhân vật chính là Julian Donahue và Cait O’Dwyer. Julian đă ngoại tứ tuần, là chủ nhân một cơ sở quảng cáo truyền h́nh khá nổi tiếng ở Brooklyn, New York nhưng cuộc sống hiện đang tuột dốc về t́nh cảm và tinh thần. Julian giàu có danh vọng, có quyền uy đối với nhân viên dưới quyền nhưng nay trở thành “bất cần đời”, không tha thiết với mọi chuyện hàng ngày, cũng không thèm để mắt tới những nhan sắc thiếu nữ trẻ trung là các diễn viên, người mẫu đến với hăng quảng cáo của ông để t́m danh vọng. Đời sống t́nh cảm của Julian cạn kiệt chỉ v́ cuộc hôn nhân đang tan ră: người vợ tên Rachel, một luật sư – không c̣n được chồng tha thiết nên chán nản ngoại t́nh và muốn ly dị, phải uống thuốc an thần với rượu manh để cố quên đi sự buồn khổ không được làm vợ, làm mẹ. Julian c̣n có thêm một vết thương khó lành nữa: đứa con trai 2 tuổi đột ngột chết v́ một chứng bệnh không rơ nguyên do. Nhưng là người có sức mạn tinh thần và nhờ say mê âm nhạc, Julian muốn qua âm nhạc t́m cách phục hồi, vượt qua mọi nỗi chán chường. Và giờ đây Julian chỉ cần có người bạn thiết thân là chiếc iPod chứa đầy nhạc. Một buổi tối nọ trong khi Brooklyn phủ đầy tuyết Julian t́nh cờ bước vào một quán ca nhạc đầy nhóc bọn trẻ trung. Như định mệnh run rủi, Julian chú ư và rất phấn kích khi nghe một nữ ca sĩ mới 18 tuổi gốc Ái-Nhĩ-Lan tên Cait O’Dwyer tŕnh diễn. Cait có một lối tŕnh diễn khá độc đáo, khi hát nàng đă hát hết ḿnh trong dáng vẻ buông xả tột cùng, rất mới mẻ ấn tượng với “cặp mắt khép hờ, che phủ bởi sự sẵn sàng mời mọc ngái ngủ, làn tóc màu đỏ đậm buông xơa phủ lấp khuôn mặt nhưng sau đó cô dùng cả hai bàn tay vuốt mớ tóc lên...” Tuy thấy giọng hát của Cait hăy c̣n “thô”, chưa nhuần nhuyễn, nhưng Julian đă hoàn toàn bị chinh phục. Cait là một tài năng, cô tự viết lấy những ca khúc và tŕnh diễn những ca khúc ḿnh viết ra. Nhưng Cait cũng lại là một tính cách khá tiêu biểu của kẻ biết ḿnh có tài nên rất tỉnh lạnh, bất cần thiên hạ, đứng vững trên hai chân, ngửng đầu bước thẳng tới tương lai. V́ là kẻ đă từng tạo nên rất nhiều “thần tượng” nên Julian đă “ngứa nghề” : tuy không săn đón gặp gỡ Cait nhưng Julian đă dùng 10 mảnh khăn lót ly rượu viết cho Cait “10 điều tâm niệm” dưới kư tên viết tắt J.D. để hướng dẫn Cait đi đến thành công trong nghề. Những mảnh khăn này được trao đến tay Cait và tuy cô ca sĩ có bề ngoài ngang ngược tỉnh lạnh này nhưng khi đọc những lời chỉ dẫn này của Julian nhanh chóng bị khuất phục. Chẳng hạn Julian đă khuyên Cait: đừng có chiều theo ư thích của ai ngoài chính ư thích của ḿnh, vứt bỏ không thương tiếc, vân vân...Cait hiểu ngay được đây là những chỉ dẫn quí giá của một tay sành điệu trong nghề nhưng ẩn mặt.
Không trực tiếp gặp Cait buổi tối hôm đó nhưng Julian đă mua cái CD ra mắt của Cait “v́ cô ta xinh đẹp và cũng để thử bắt kịp thời đại chút đỉnh, để làm nghề” và lững thững lặng thinh trở về nhà. Nhưng sau đó dần dần mối liên hệ giữa Julian và Cait diễn ra trong thế giới ảo: Julian xâm nhập trang mạng của Cait, gửi cho Cait những ư kiến của những người hâm mộ cô thu nhặt trên máy điện toán, theo dơi những chuyến du hành tŕnh diễn của Cait khắp nơi, gọi điện thoại cho Cait ngay cả khi cô ca sĩ này đang trong một buổi tŕnh diễn gây quĩ từ thiện, đi theo Cait khi cô đi phố, lén chụp h́nh Cait, và cũng không quên lấy địa chỉ của Cait ở Brooklyn. Cait cũng rất phấn kích trong mối liên hệ này, nồng nhiệt trao đổi thư tín với Julian, hai người để lại lời nhắn cho nhau trong điện thoại di động. Julian vẫn đến quán rượu nghe Cait hát v́ bị tiếng hát của Cait ám ảnh nhưng cố gắng trụ vững ở vị thể lánh mặt. Rất có thể Julian đă yêu Cait nhưng quyết không gặp mặt. Và cũng v́ là người đứng ở một khoảng cách xa nên những lời khuyên Julian gửi cho Cait rất khách quan, trung thực. Về phần Cait, tuy cô cũng không t́m cách gặp mặt kẻ ẩn danh nhưng trong những ca khúc mới viết cũng như lối tŕnh diễn Cait đă không ngần ngại đưa vào ca từ những lời Julian đă nói với cô và làm theo những chỉ dẫn của Julian để hoàn thiện nghệ thuật tŕnh diễn. Nói chung hai tâm hồn bị tổn thương này đă gặp nhau, sống cận kề thân thiết nhau trong thế giới ảo. Nhưng không v́ thế “truyện t́nh” của họ không say đắm, cuồng nhiệt v́ họ trở thành niềm hứng khởi của nhau, và họ cũng cần nhau. Nh́n thoáng qua th́ Julian là kẻ đeo đuổi Cait bén gót. Nhưng thật ra cũng khó nói ai là người đeo đuổi, ai là người bị đeo đuổi v́ họ quyện vào nhau chơi tṛ chơi trốn-t́m trong thế giới ảo và cũng thể hiện mối liên hệ này qua những hành động cụ thể riêng rẽ. Càng tránh né không gặp nhau nỗi đam mê của họ càng mănh liệt. V́ thấy Cait nghe theo những lời khuyên của ḿnh nên Julian cảm thấy gần gũi, yêu thương, an ủi. Và càng được theo đuổi Cait càng lướt tới kẻ theo đuổi ḿnh hơn. V́ là “cái bóng” theo sát Cait cho nên Julian biết rất rơ cuộc sống riêng tư của Cait, kể cả chuyện một tay chơi tây ban cầm trẻ trung trong ban nhạc say mê Cait nhưng đă thất vọng năo nề, hoặc chuyện đời sống về chiều tàn tạ của ca sĩ Alec Stamford của ban nhạc Reflex trước đây nay đă “quá già và chậm chạp để có thể nắm bắt được đỉnh cao thời trang âm nhạc, không đủ tự tin để không thèm để ư tới những đỉnh cao này, không hề chắc chắn được rằng ḿnh đang “tiến tới,” lập lại hay láy lại chính ḿnh, cuối cùng th́ ông ta bỏ nghề, và như một sự tự trừng phạt, vào những quán chơi nhạc đẻ xem xem có những ban nhạc mới nào, rồi truy cập trên Net về những ban này sau mỗi lần họ tŕnh diễn, và kế đó là chuyện chẳng tránh được, tự t́m kiếm trên Net về chính ḿnh.” Bỏ nhạc Alec Stamford t́m quên trong việc vẽ tranh. V́ là người đă từng chơi trong ban nhạc, hiểu rơ thế giới nhạc thời trang nên Arthur Phillips có giọng điệu buồn bă chua chát khi viết về những con người trong cái thế giới thăng trầm khá tàn khốc này.
Cao điểm của quyển truyện xảy ra khi Julian đột nhập căn pḥng của Cait khi cô vắng nhà. Phải chăng v́ quá đam mê Julian đă trở thành bệnh hoạn, điên cuồng, mất trí? Không chắc hẳn là như vậy v́ xem ra tuy đam mê cuồng nhiệt nhưng nhiều khi Julian rất tỉnh táo. Chẳng hạn Julian đă nhận xét: “Hai tháng trước đây cô ta hăy c̣n thô và chưa được uốn nắn; nhưng tối nay th́ cô ấy tŕnh diễn có hiệu quả một cách hợp lư; chẳng bao lâu nữa cô ta sẽ gặp mối nguy là trượt chân vào cái ấn tượng về bản thân ḿnh đă bóng loáng hoàn hảo, sự hiểm nguy này không xa, chỉ c̣n là đường tơ kẽ tóc thôi và cái lịch sử của những đại danh ca có thể đơn giản chỉ là lịch sử của những người t́nh cờ đă tạo được thành tích trong khoảng thời gian ngăn ngủi giữa sự học hỏi và quên đi cách điều khiển quyền năng của ḿnh ra sao.” Đến đoạn này người đọc đă thấp thoáng thấy Julian hiểu được “quỹ thời gian” của ḿnh không c̣n được bao nhiêu và cuộc t́nh cũng đến hồi chấm dứt. Cho nên Julian đă t́m đến gặp người anh tên là Aidan, cựu vô địch tṛ chơi đố vui “Jeopardy!” trên truyền h́nh – tác già Arthur Phillips cũng đă nổi tiếng v́ 5 lần giữ chức vô địch tṛ chơi này trong quá khứ - và hai người ôn lại những kỷ niệm thời thơ ấu, nhất là kỷ niệm về nỗi đớn đau của cha họ khi ông bị thương ngoài mặt trận phải cưa một chân. Aidan giờ đây đang buồn bă sống trong t́nh trạng bế tắc quan hệ xă hội. Aidan cũng gợi ư Julian nên trở lại với Rachel, một cách kết thúc truyện tuy tác giả bỏ lửng mơ hồ nhung cũng coi như có hậu. Xem ra cái kết truyện rất đời thường này cho thấy viết tác giả đă “hết hơi” khi viết đến gần cuối. V́ Arthur Phillips là người ngưỡng mộ nhà văn lưu vong Nga Vladimir Nabokov cho nên nhiều người cho rằng quyển The Song Is You chịu ảnh hưởng tiểu thuyết nổi tiếng Lolita của Nabokov. Lolita là truyện t́nh sôi nổi giữa Humbert Humbert người đàn ông lớn tuổi với một thiếu nữ vị thành niên tên là Lolita. Tương tự như vậy, trong The Song Is You Julian Donahue cũng đă ngoài tứ thập và Cait O’Dwyer cũng chỉ mới 18 tuổi. Điểm khác biệt là chuyện t́nh giữa Julian và Cait là một truyện t́nh của “nhịp sống số”, nửa ảo nửa thực hôm nay. Nhưng xét về tay nghề viết tiểu thuyết Arthur Phillips tuy muốn theo gót bậc thày này nhưng xem ra công lực văn chương chưa được thâm hậu.
đào trung đạo