Aravind Adiga
Between the Assassinations
Giữa Hai Vụ Ám Sát
Những nhà văn có mối quan tâm về cộng đồng, muốn cho những con người, nhất là những số phận phải sống trong bóng tối, có một tiếng nói thay v́ đi vào việc mô tả tâm lư nhân vật hay những t́nh tiết ly kỳ hấp dẫn. Thường thường những nhà văn này viết tác phẩm theo cách đưa ra hàng loạt những câu chuyện nho nhỏ với những nhân vật khác nhau sống trong một địa danh, một thành phố trên bản đồ của một xứ sở và nối kết những truyện của họ bằng một chủ đề chung của quyển sách. Hai thí dụ điển h́nh trong văn chương cổ điển Tây phương là Sherwood Anderson với tác phẩm Wineburg Ohio và James Joyce với quyển Dubliners. Tuy ở những thời đại khác nhau, sống trên những đất nước cách xa, nhưng hai nhà văn này đă để lại những ấn tượng xâu đậm về cái thành phố trong tác phẩm của họ trên tâm trí người đọc. Nối gót những nhà văn tiền bối kể trên, nhà văn trẻ gốc Ấn Aravind Adiga được trao giải văn chương Booker Prize năm 2008 cho tiểu thuyết White Tiger/Bạch Hổ chúng tôi đă giới thiệu trong một bài đọc sách trước đây vừa cho xuất bản tác phẩm Between the Assassinations/ Giữa Hai Vụ Ám Sát viết về một thành phố hư cấu ở Ấn Độ để cho chúng ta có một cái nh́n vĩ mô về đất nước rộng lớn đang có những chuyển biến mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn chính trị này. Aravind Adiga sinh ở Chennai năm 1974, lớn lên ở Mangalore nhưng sau đó cùng gia đ́nh di dân sang Sidney, Úc. Anh sang Mỹ du học và tốt nghiệp ngành văn chương ở Đại học Columbia ở New York. Bỏ nghề kư giả, anh quay sang viết văn và quyển Bạch Hổ là quyển tiểu thuyết đầu tay. Hiện quyển truyện này đang đứng đầu danh sách 10 tác phẩm được vào ṿng chung kết của giải Man Booker Prize cùa Anh quốc. Hiện nay Aravind Adiga sinh sống ở Mumbai, Ấn Độ. Aravind Adiga viết tiểu thuyết cốt để đưa ra một diễn ngôn văn chương quốc gia, v́ “ Với một nghệ sĩ sáng tạo, điều yêu nước quan trọng nhất hắn có thể làm được là thách thức người dân hăy nh́n vào xứ sở của ḿnh đúng như hiện trạng.”
Qua tựa sách Giữa Hai Vụ Ám Sát tác giả muốn nhắc tới vụ ám sát nữ Thủ Tướng Ấn Indira Gandhi vào năm 1984 và vụ ám sát Rajiv Gandhi con trai bà vào năm 1991. Aravind Adiga chọn hai thời điểm này v́ đó là những biến cố lịch sử bản lề đánh dấu sự chấm dứt “triều đại Nehru” và sự kiện lục địa Ấn Độ mở cửa ra thế giới bên ngoài. Sau giai đoạn chuyển ḿnh trong không đầy một thập niên, ngày nay Ấn Độ với những phát triển mạnh mẽ về kinh tế và chính trị hiện được coi là một thế lực siêu cường trong tương lai gần. Nhưng rất có thể h́nh ảnh lạc quan về Ân Độ đó hiện nay có vẻ như là một h́nh ảnh qua cách nh́n của giới truyền thông từ bên ngoài chứ thực trang nước này không hẳn như vậy. Và Aravind Adiga viết quyển Giữa Hai Vụ Ám Sát để mô tả thực trang xă hội Ân Độ hiện nay qua h́nh ảnh vĩ mô của một thành phố do tác giả hư cấu tên là Kitur nằm ở phía Tây Nam bán đảo Ấn Độ. Tác giả cấu trúc quyển truyện như một lịch tŕnh du lịch, và người đọc sẽ làm một cuộc cuộc du hành một số vùng ở Kitur trong bảy ngày với những người hướng dẫn là những nhân vật của mỗi vùng, và tác giả chỉ là kẻ ghi chép tường thuật. Làm vậy những điều được viết ra trên trang giấy có tính khác quan, hiện thực được nh́n từ nhiều góc cạnh khác nhau và từ điểm nh́n của những nhân vật rất khác nhau về tôn giáo, giai cấp, địa vị kinh tế chính trị. Tuy tác giả bảo ta phải bỏ ra một tuần lễ để đi thăm Kitur nhưng có những chuyến viếng thăm kéo dài cả ngày, lại có những chuyến thăm viếng chi nửa ngày hay vài giờ tùy theo diện tích cũng như tính cách đơn giản hay phức tạp nơi đến thăm viếng. Tuy là một vùng đất màu mỡ và có nhiều cảnh đẹp nhưng dường như Kitur được đa số mọi người biết đến như một thành phố nằm giữa trục lộ nối liền với những thành phố lớn nổi tiếng khác, và cũng v́ sự đối nghịch giàu nghèo quá lớn lao với tuyệt đại đa số cư dân rất nghèo khổ, có thành phần giai cấp rất đa dạng, và là giáo dân của hầu hết những tôn giáo ở Ấn Độ như Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo…Tôn giáo, giai cấp, địa vị kinh tế là những mảng bóng tối phủ chụp lên mọi sinh hoạt của thành phố này.
Chúng ta hăy theo chân Ziauddin một đứa con trai 12 tuổi làm chân dẫn độ cho một trà đ́nh nằm không xa ga xe lửa và nghe nó kể lại cuộc đời và hoàn canh của nó cũng như gia đ́nh nó trong khi nó làm người dẫn đường đi thăm một khu ổ chuột ở Kitur. Cuộc đời nó nay trở thành khốn khổ chỉ v́ nó nhẹ dạ nghe theo lời một người khách lạ mặt có làn da sáng nhạt đă tỏ ra thân thiện và tỏ ra quí trọng nó xui khiến nó phạm phải một lỗi lầm. Chúng ta hăy cùng đi với George D’Souza, trước đây vốn là một nhân viên xịt thuốc trừ muỗi, rồi trở thành một người làm vườn, và nay là tài xế cho bà Gomes giàu sang trẻ đẹp, nhưng v́ anh ta đă mất hết tất cả v́ muốn bước lên cao hơn trong nấc thang xă hội. Trong một dịp viếng thăm Kitur khác chúng ta hăy gặp một đứa bé gái dưới 10 tuổi ngồi bên lề đường hành khất để lấy tiền nuôi người cha nghiện ngập đă lợi dụng ḷng yêu thương của đưa con gái nhỏ. Chúng ta hăy đến thăm chủ nhân một hăng may quần áo để nghe ông tâm sự rằng tuy ông biết những công nhân khốn khổ của ông sớm muộn ǵ cũng bị mù ḷa nhưng ông không thể làm ǵ cho họ v́ phải chung tiền hối lộ cho quan chức địa phương để xưởng may không bị đóng cửa. Trong một mẩu truyện khác chúng ta hăy gặp một học sinh con nhà giàu nhưng có những quan hệ mật thiết với xă hội đen nên đă gây nên một vụ nổ bom trong trường học do các tu sĩ ḍng Jesuit điều khiển để chống lại quan điểm phân chia giai cấp của ban giám hiệu. Kế đó là gặp gỡ một cặp vợ chồng nghèo khổ không con cái đang phải trú ngụ trong một mảng rừng đang dần bị triệt hủy nằm ngoài ngoại ô; tuy hoàn cảnh họ như vậy hai vợ chồng này vẫn cố công nuôi ăn những kẻ cùng khổ khác. Nhưng khốn nỗi những người đến với họ v́ miếng ăn không những không chịu ơn mà c̣n chế riễu hai vợ chồng này. Và cuối cùng ta hăy gặp một vị giáo sư cô độc vốn là đảng viên Mac-xit Mao-it bất đắc chí v́ đă yêu thương một phụ nữ trẻ sống trong một khu nghèo khổ nhất của thành phố nhưng ông đă không thể có tiền để cưới người phụ nữ này.
Có thể nói thành phố Kitur tuy là một thành phố do Aravind Adiga hư cấu nhưng lại là một thành phố điển h́nh của Ân Độ ngày nay. Nét chính của Kitur là sự tương phản ở một mức độ khốc liệt nhất. Người giàu có ở đây thỏa hiệp, hài ḷng với tham nhũng hối lộ trong khi những kẻ cùng khốn từ những nơi khác kéo đến kiếm sống không một xu dính túi đêm xuống không nơi trú thân nên ngủ trên những vỉa hè nhưng cũng không yên thân v́ giới đầu nậu xă hội đen vẫn đ̣i tiền thuê khoảnh vỉa hè dơ bẩn đó. Con người nói chung trở thành vô cảm, tàn nhẫn trong đối xử với nhau cũng như trước hoàn cảnh hiện tại. Nhất là về chính trị, v́ tập quán kính trọng giai cấp cao đẳng, người nghèo khổ đă bị giới chính trị hoạt đầu giai cấp thiểu số cao cấp điều khiển trong những cuộc bàu cử, đúng như nhận xét của vị giáo sư cô độc bất đắc chí cho rằng “Đó là vấn đề lớn lao nhất của người theo Ấn Độ giáo các anh. Các anh chính là sự bí ẩn đối với chính bản thân các anh.” Trong lịch sữ giai đoạn 1984-1992 của Ấn Độ về mọi mặt đại lục địa này đang lao xuống vực thẳm v́ sự thất bại của nên kinh tế xây dựng trên kiểu mẫu xă hội chủ nghĩa khoa học, các phe phái tôn giáo chính trị nổi loạn ở nhiều vùng lănh thổ, sự nghèo đói tràn lan đến nỗi có người đă phát biểu rằng “sự nghèo khổ nay là di sản dành cho trẻ thơ.” Những nhân vật trong quyển Giữa Hai Vụ Ám Sát của Aravind Adiga tuy không làm cho người đọc thương xót nhưng cũng hiểu được rằng sự xấu xa của họ là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử, tôn giáo, xă hôi, và chính trị. Không lên án, bôi đen những nhân vật trong truyện của ḿnh nhưng tác giả muốn họ trước hết nh́n rơ được thực trạng trước khi nghĩ đến việc thay đổi thực trạng này. Để khởi hứng cho những số phận đó, tác giả gợi ư rằng sâu thẳm nơi tâm tưởng họ, mỗi người đều ít nhiều cưu mang một niềm hy vọng. Đọc Giữa Hai Vụ Ám Sát, người đọc Việt chúng ta chắc hẳn không khỏi liên tưởng tới thực trạng của những thành phố lớn nước ta hiện nay. Nhưng câu hỏi: đă có một tác phẩm văn chương nào được viết ra để thách thức người dân trong những thành phố đó hăy nh́n vào hiện thực trước mắt và khơi dậy một niềm hy vọng dù cho là nhỏ nhoi về một sự thay đổi cần thiết.
đào trung đạo