p r a g u e

 

ARTHUR PHILLIPS

 

Quyển truyện đầu tay PRAGUE (xuất bản năm 2002) của Arthur Phillips – người đă năm lần đọat chức vô địch trong tṛ chơi Jeopardy trên truyền h́nh - bắt đầu bằng một tṛ chơi do chính anh đặt ra khi c̣n học đại học: tṛ chơi khám phá sự thành thực có qui luật rất giản dị  như sau:. Một đám bạn bè tụ quanh một cái bàn (ở tiệm cà phê chẳng hạn), lần lượt mỗi người theo ṿng xoay đưa ra một phát biểu xem ra có vẻ thành thực, phát biểu nào có thể được kiểm chứng bằng sự kiện được xem như bất hợp lệ, Sau mỗi phát biểu của mỗi đối thủ, những người chơi kia có thể ngắt ngang cuộc chơi bằng lư sự phá bĩnh hay những câu nói xạo phụ vào, việc này  không những được cho phép mà c̣n được đánh giá cao. Nhưng trong bốn câu phát biểu của mỗi người dự cuộc chơi, phải chỉ có một câu được cho phép là “đúng thực” hoặc “thành thực” c̣n ba câu kia phải là câu nói dối, ba xạo. Mỗi người phải trông chừng thật cẩn thận không để lộ cho người khác biết câu nói thành thực của ḿnh và khả năng làm cho những tay chơi khác phải bối rối, lúng túng, tức giận, bị sốc, hay đau đớn sẽ được đặc biệt tưởng thưởng. Khi mọi người đă phát biểu đủ bốn câu theo qui định mỗi đối thủ sẽ cho mọi người biết câu nào trong các phát biểu của các đối thủ kia là câu nói thành thực, Trước khi mỗi tay chơi nói thật câu nào là câu nói thành thực của ḿnh, mỗi người phải cho biết câu nào của mỗi người tham dự ḿnh cho là câu nói thật.. So sánh kết quả sẽ cho thấy mỗi người ghi được mấy điểm thắng (đoán trúng).Mỗi tay chơi sẽ được ghi một điểm thắng cho mỗi câu nói dối nhưng đối thủ  lại cho là câu nói thưc t́nh và một điểm thắng cho việc ḿnh khám phá ra câu nào là câu nói thực của các đối thủ kia. Thí dụ trong một cuộc chơi gồm năm người th́ điểm thắng toàn hảo là tám điểm gồm bốn điểm thưởng cho việc nhận ra bốn câu nói thành thực của các đối thủ kia và bốn điểm ghi cho việc ḿnh đă lừa được từng đối thủ (bảo rằng câu nói thực là một trong những câu thực ra là câu nói dối).

 

Cái tṛ chơi tưởng như không nhắm một mục đích nào, cái tṛ chơi có nhiều khả năng bị người dự cuộc chơi lạm dụng, cũng như việc nâng cấp sự không thành thực lên thành một h́nh thức nghệ thuật này của Arthur Phillips có thể được coi là một ẩn dụ ám chỉ cái thời đại lơ lửng trong tầng khí quyển sự xấp ngửa trí trá dối lừa hôm nay những người trẻ tuổi đang hít thở. (Nhưng chung qui đó vẫn là cuộc đời, lịch sử?)  Arthur Phillips cho một nhân vật phát biểu về tṛ chơi Thành Thực: “Bằng cách này hay bằng cách khác cái tṛ chơi Thành Thực này trở thành một thứ hồi ức được tinh chế của một lọat những biến cố dài hơn nhiều. Nó dai dẳng trồi lên trên mặt kư ức.”.(Prague, pg 5)  Nhưng “Tất nhiên từ căn bản tṛ chơi này không hoàn hảo. V́ người ta không thể thực sự có biết được những người tham dự cuối cùng có nói thực hay không, hoặc thực ra chính họ có biết sự thực hay không (“đó là một trong những diện mạo đẹp đẽ nhất của tṛ chơi này”) (Prague, pg 17) Thao tác trí tuệ trong hiện thực lịch sử và đời sống, ngay cả vịêc viết tiểu thuyết (trong trường hợp này là Arthur Phillips viết quyển Prague)  phải chăng cũng chỉ là một cuộc chơi (game). Quan niệm này thấp thoáng ảnh hưởng quan niệm của Jean-Francois Lyotard.về khái niệm hậu hiện đại.

 

Như chúng ta đă biết, vào những năm 20s và 30s thế kỷ trước, đă có một “Lost Generation” (Thế Hệ Thất Lạc) những người Mỹ trẻ tuổi t́m đến thủ đô ánh sáng Paris để bước ra khỏi châu Mỹ, ra ngoài thế giới đuổi bắt niềm hứng khởi sáng tạo. Theo gót đàn chị Gertrude Stein và quây quần quanh người phụ nữ cực kỳ tài ba thông minh này là những người đă tạo được sự nghiệp như Ernest Hemingway,  Henry Miller…và những họa sĩ tài danh Picasso, Braque, Miro…Năm 1989, khi những nước theo chế độ cộng sản ở Trung Âu xụp đổ dây chuyền như những con bài domino, khi bức tường Bá-linh bị giựt xụp, một lần nữa những người trẻ tuổi Mỹ lại làm một cuộc viễn du sang châu Âu. Họ không cho rằng sẽ theo gót những đàn anh thế hệ trước v́ đó chỉ là một ảo tưởng, họ không những không sao chép một thứ “bản cũ” (cliché) mà c̣n tự nhạo báng động thái viễn du của họ. Họ không t́m đến Paris v́ nay Paris đă thiếp ngủ. Họ t́m đến những thủ đô các xứ Trung Âu, những nơi chốn đang trải qua những biến động chưa từng có trong lịch sử khi đang xấp ngửa ṃ mẫm chuyển từ cọng sản sang dân chủ. Viễn du về những vùng vừa trải qua cơn biến động lịch sử là một cuộc viễn du c̣ nhiều bất ngờ - có thể là xấu nhiều tốt ít – họ biết như vậy nhưng vẫn lên đường. Chỉ để thử thời vận, và tự thâm tâm đă hiểu được khái niệm thời vận cũng chỉ là một bản sao cũ ṃn, một ảo tưởng. Nhưng dù sao họ cũng c̣n được tự do và có phương tiện tối thiểu để làm cuộc viễn du (họ là công dân một nước đang bá chủ về cả kinh tế lẫn ngôn ngữ.)  Và cũng  để được tận mắt thấy lịch sử đang chập choạng h́nh thành, tạo một dáng vẻ mới. Phải chăng thời đại mới đă tạo cho họ một năo bộ, một tâm thái hậu hiện đại, để dự vào cuộc chơi bất trắc xấp ngửa thực giả khôn lường. V́ họ đă cảm nhận được những điềm báo, những dấu chỉ trong văn chương, diễn ngôn  văn học và triết học giai đoạn cuối thế kỷ 20, cũng như đă sống trải những kinh nghiệm lịch sử vừa làm vụn nát vừa gắn chắp thế giới thời hậu chiến tranh lạnh. Họ thuộc về một thế hệ hai lần lạc lơng (a lost Lost Generation). Theo chúng tôi nhận xét, lớp trẻ Mỹ này cũng có t́m đến Trung quốc, Nga, những xứ Đông Dương (phần đông là ở Việt Nam) từ những thập niên 90s nhưng có lẽ những người này hoặc có những quan tâm không phải về văn chuơng tư tưởng  hoặc không có khả/tài năng diễn đạt, hoặc cũng có thể nơi họ đến không có ǵ  khua thức được tâm thức thời đại,  không xảy ra cơn sốc hoặc luồng truyền văn hóa v́ sự khác biệt truyền thống nên chỉ thấy một số nhỏ những người sau khi đến những xứ Trung Âu viết được những tác phẩm ghi lại dấu mốc đậm nét  cuộc viễn du.  Prague của Arthue Phillips là một trong những tác phẩm tiêu biểu thuộc loại này.

 

Vào tháng Năm, 1990 năm nhân vật trong Prague tụ họp tại quán Café Gerbeaud ở thủ đô Budapest để chơi tṛ Thành Thực. Đầu đàn của nhóm có vẻ là Charles Gábor, mệnh danh tay tư bản phiêu lưu hiện đang làm việc cho một tập đoàn đầu tư lớn của Mỹ. Anh ta cũng là người phát tán tṛ chơi Thành Thực ở thủ đô Budapest và tṛ chơi này được phổ biến nhanh chóng tại những nơi năm nhân vật trong truyện có liên hệ. Charles biết nói tiếng Hungary v́ tuy anh sinh trưởng ở Mỹ nhưng cha mẹ là người Hungary di dân tỵ nạn. Anh đến Budapest với hy vọng triệt để khai thác cơ hội mới để làm giàu. Mark Payton, người Canada, vừa hoàn tất luận văn tiến sĩ về chủ đề “Hoài Niệm”, được một học bổng phụ để  hoàn chỉnh luận án với những thông tin cụ thể để xuất bản thành sách và chọn Budapest để thu thập dữ kiện. Nhân vật thứ ba là Emily Oliver, một nữ sinh viên gốc từ bang Nebraska, cũng nhờ có chút đỉnh liên hệ con ông cháu cha, sau khi tốt nghiệp đại học và qua thời gian thực tập ở cơ quan chức năng liên bang, nay đang giữ chân thư kư Ṭa Đại-sứ Mỹ ở Budapest từ tháng Ba. Nhân vật thứ tư là Scott Price sau những công việc không hứng thú ở vài nơi trên đất Mỹ, đổi hướng qua thủ đô Hungary dạy Anh ngữ, hiện là Phó Giám Đốc Chương Tŕnh của Viện Nghiên Cứu Ngoại Ngữ, một cơ sở tư nhân có chi nhánh ở Prague, Budapest, Warsaw, Sofia và đang định mở rông sang Bucharest, Moscow, và Tirana.  Nhân vật thứ năm là John Price, em  của Scott,  sang t́m anh mong một lần cho xong giải quyết mối liên hệ t́nh cảm với người anh lạnh nhạt, lừng khừng nhưng  sâu sắc thâm trầm, tuy kỳ khôi. nhưng luôn luôn gạt ra không hết bạn gái. John là kẻ đặt chân đến Budapest muộn màng nhất nhưng cuối cùng lại là nhân vật trung tâm của quyển tiểu thuyết. Để sống qua ngày nơi đất khách John được một chủ báo Hung điên khùng gàn bướng quái gở thuê viết loạt bài về những “ngoại nhân” đến Hungary từ sau thời nước này mở cửa. Về tính cách nhân vật có thể nói gọn: Charles tiêu biểu cho giới làm kinh tế chụp giựt bằng mọi giá, Mark kẻ trầm cảm đồng tính, Emily quê mùa thành thực nhưng không kém phần hấp dẫn, Scott trí tuệ, vừa cọ sát vừa tách ḿnh khỏi thế giới và cuộc sống, John nhạy cảm, đam mê nhưng bất quyết, Arthur Phillips giới thiệu các nhân vật và tính cách của họ qua chính một cuộc chơi tṛ Thành Thực ở Café Gerbeaud, tóm tắt các ṿng phát biểu như sau.

 

Ṿng thứ nhất:

-    Charles nói với Mark: Thành thực mà nói, đôi khi tôi thấy thèm khát sự đam mê của công tŕnh nghiên cứu của anh.

-    Mark nói trong lúc ánh mắt đậu trên đôi giày cao cổ (boot) của cô phục vụ người Hungary của quán: Hiện tôi đang bắt đầu hâm nóng cơ thể cho những đôi giày cao cổ đó.

-    Emily, tay chơi dở nhất bọn, sau khi cằn nhằn phê b́nh tṛ chơi, nói: Tôi luôn luôn phải đấu tranh với sự trầm cảm nguy kịch. Ư tôi muốn nói, những giai đoạn thật đen tối, tôi cảm thấy tuyệt vọng khi sống trong đó.

-    Scott nói: Tôi thật vui sướng thằng John đă lùng được tôi ở đây, Budapest.

-    John thở dài nói: Có thể v́ tôi rơ ra là một tên Do thái.

 

Ṿng thứ hai:

-    Charles nói: Thế nào rồi cũng đến một thời điểm, sau sự hồ hời ban đầu của thời kỳ hậu-Cọng sản tắt ngúm, dân Hungary sẽ nhận ra là ta có thể có quá nhiều dân chủ. Thế là họ thấy cần có người lănh đạo hơi cứng dắn hơn và rồi họ sẽ làm được sự chọn lựa đúng: một nước Hungary hùng mạnh  với một triết lư tập đoàn tư bản quốc gia.

-   Mark nói : Như ông già tôi thường nói, sự đau đớn của ta luôn luôn phải được giữ ở phía cuối đường chân trời. Trên cơi đời này thế nào chẳng có kẻ khốn khó hơn ḿnh. Đó là niềm an ủi vĩnh cửu.

-    Emily nói: Thế giới có nhiều người tốt hơn người xấu. Tôi thực ḷng tin vậy.

-    Scott nói: Tôi thực sự thích Pest hơn Buda. (chú thích: Pest và Buda là hai khu phố của Budapest, hiện nhà Scott đang ở trên khu đồi Buda)

-    John nói: Mười lăm năm sau người ta sẽ nói về tất cả những họa sĩ  và những nhà tư tưởng Mỹ tuyệt vời đă ở Prague vào thập niên 90s. Chính ở đó  cuộc sống thực sự mới đang diễn ra chứ chẳng phải ở đây.

 

Chính v́ câu nói xạo này của John mà Arthur Phillips đặt tựa đề quyển truyện là Prague chứ không là Budapest.

 

Ṿng thứ ba:

 -   Charles nói: Tớ thấy ḿnh hơi hơi ghen cái lúc Emily lưu ư đến cậu đấy, cậu Scott ạ. Và cái vụ thấm thấm cái quần sọc của cậu  (quần Scott bị ướt  v́ đồ uống đổ vào)

       -    Mark nói: Tôi bảo đảm là khi quán này được lập nên không hề có cái lối phục vụ mặt xưng mày xỉa này.

       -    Emily nói: Tôi nghĩ rằng ḿnh có thể ở Hungary măi măi . Tôi chẳng bao giờ muốn quay về Mỹ sống.

       -    Scott nói: Anh ngữ khó học hơn tiếng Hungary.

       -   John nói: Scott là con cưng nhất của cha mẹ tôi đấy.

 

Ṿng thứ tư:

 -   Charles nói: Tôi cho rằng có lẽ việc nuôi con là việc đầu tư có lời cao nhất ḿnh có thể mời khách hàng, để thu được mối lợi tự giác bản thân và  tự bày tỏ ra ngoài, và đấy  chính là tinh túy của đời sống.

       -   Mark nói: Tôi cho rằng  hoàn toàn không phải đi ra ngoài vấn đề, có những người có bằng Cao-Học Kinh Doanh (MBA) tin tưởng như vậy.

       -   Emily nói: Sự thiếu thành thực đến với tôi dễ dàng hơn là việc tôi lo âu vế nó.

       -   Scott nói:  Hoặc tôi hoặc thằng John là con nuôi.

       -   John nói:  Tôi đă thực sự nhận ra được tại sao mọi người ở đây đều là bạn tốt. (sau chữ everyone John dùng “are” liền bị Scott sửa lưng phải nói “is” mới đúng.)

 

Kết quả: Charles được ghi tổng cộng 7 điểm trong đó có 3 điểm do đă nhận ra những câu nói thành thực của các bạn. Scott được 6 điểm. Mark đứng hạng ba với 4 điểm, John đứng hạng tư với chỉ có 3 điểm c̣n Emily đứng chót không được điểm nào v́ thuộc gịng dơi không có khả năng nói dối. Xen kẽ những phát biểu của mỗi người, như luật chơi cho phép, tác giả nhân cơ hội cho ngừơi đọc thêm thông tin về những sự việc xảy ra trong tiệm, những đặc điểm và cử chỉ từng người v.v… Có lẽ cũng nhờ cách vào truyện khá độc đáo này của Arthue Phillips nên quyển Prague được khen ngợi. Suốt trong Phần I “Ấn Tượng” của quyển truyện Arthur Phillips lần lượt kể lại những sinh họat của từng nhân vật, phơi bầy nét bi hài bằng lối viết khá hấp dẫn. Tuy vậy tác giả hơi lạm dụng thể loại kư với những chi tiết quá tỉ mỷ về thủ đô Budapest, có thể những trang sách này chỉ thú vị đối với người sẽ đi thăm hoặc những người đă đến thăm thủ đô này. Tuy nhiên t́nh tiết truyện diễn biễn khá nhuyễn, đôi khi như thực như mơ, qua kinh nghiệm của John về một nền văn hóa đang chao đảo, chênh vênh giữa hoài niệm, dối trá, kiên tŕ, và sự hứa hẹn. Có thể đây là những nét chung của những xứ vừa thóat khỏi chế độ cọng sản nên người đọc, nhất là người Việt, sẽ t́m thấy những hiện tượng tương tự ở Hà Nội và Saig̣n. Qua những động thái của Charles người đọc có được bức tranh nhiều bóng tối về họat động kinh tế, với Mark là tâm thức vĩ cuồng của trí thức. Emily hé lộ những mặt phải trái của họat động chính trị ngoại giao, qua Scott là bức tranh vô cùng nhức nhối khi người ta đổ xô đi học tiếng Mỹ. Nhưng có lẽ John là kẻ có tâm thức hậu hiện đại hơn hết, anh chán ngán cả việc riễu nhại, không c̣n có thể không thành thực được nữa, nên chỉ c̣n biết cả cười “Như thể ḿnh đang đứng trước ba tấm gương đặt trong tiêm may quần áo, anh thấy được sự bất động của sự bất động của ư thức phản tư, cảm nhận được sự khô cằn vui thú, tṛ tiêu khiển cứ lùi  dần lùi dần bất tận anh có thể thỏa thích cảm nhận.” Những trang mô tả những pḥng tŕnh diễn nhạc ở Budapest, về người ca sĩ  nữ già và những nhạc công Jazz của Arthur Phillips là những trang sách hấp dẫn. Cũng như Nell Freudenberger trong quyển The Dissident nhưng chi tiết hơn,  những trang Arthur Phillips riễu cợt việc học Anh ngữ của người ngoại quốc qua ông thày Scott khá nhức nhối. Trong một lớp Đàm Thoại Cao Cấp, người học từ 28 đến ngoài 60, toàn là những thành phần trí thức Hungary (bác sĩ, luật sư, giáo sư đại học…), phần lớn học viên đă cho thấy thông thạo Anh ngữ là một việc hầu như bất khả, đúng như Scott đă nói ngay từ buổi học đầu tiên nhẹ nhàng cảnh báo các học viên rằng “nói tiếng Anh như ngườ bản xứ không một lỗi lầm là sản phẩm của trên hai mươi bảy năm khép ḿnh tận lực lặn ngụp ngôn ngữ trong một  nền văn hóa sử dụng Anh ngữ” (Prague pg 55)

 

Sang Phần II tac giả đă dùng nguyên phần này nói về một cơ sở in và xuất bản ở Budapest có một lịch sử trên một trăm năm, trải qua nhiều thăng trầm nào chiến tranh nào những trù dập triệt hạ của những chính quyền cọng sản, đă tồn tại được từ thế hệ này qua thế hệ sau của gia đ́nh Horváth, nhưng nay lại đang không thể kiếm được ngừơi thừa kế xứng đáng và bị Charles bày ra sự hấp dẫn của việc hợp tac với tập đoàn tài chính anh là đại diện. Tất nhiên Charles có âm mưu chiếm đoạt lừa đảo biến cơ sở này thành của riêng.. Giọng điệu tự sự trong phần này chậm lại.nhằm mục đích muốn phơi bày những thủ pháp lọc lừa của Charles nên đây là những trang sách khá hấp dẫn v́ Arthur Phillips đă tái tạo quá khứ, lịch sử khá sinh động tài t́nh, nói lên được tầm quan trọng của nhận thức lịch sử và sự bất khả của việc kiểm chứng lịch sử một cách khách quan. Theo Arthur Phillips, sự thật lịch sử chính là sự thật về sự thực vĩnh viễn bị chôn vùi trong thời đại của nó, vô phương khám phá lại được. Trong một cuộc phỏng vấn của John với một hạ sĩ quan Thủy quân Lục chiến, ông ta đă quạt vào mặt John những lời lẽ không khoan nhượng: Đối với chú mày th́ bảo rằng “Cuộc Thế Giới Đại Chiến thứ Nhất chỉ là một chuyện đùa sao mà quá dễ dàng. V́ chú mày không là người Bỉ. V́ trang trại của chú mày không bị bọn Đức tràn vào chiếm cứ. V́ chi/em chú mày không bị chúng cưỡng hiếp. Đối với bất kỳ một cuộc chiến nào cũng có một kẻ nào đó có cái lư do khốn kiếp chính đáng vào lúc đó, và lũ chúng chẳng nợ nần chú mày một lời giải thích ǵ cả. Đây  là điều tao biết, chú nhỏ John, và chú mày có thể in lên báo và chú mày cũng có thể từ đó viết một trong những bài b́nh luận thông-minh-mông-đít, được thôi?....Rằng chẳng có “cái kế họach vĩ đại về mọi việc” cái con mẹ ǵ cả. Cái đó chỉ là một sự trá h́nh cứt chó dành cho mấy thằng hèn hạ. Hiện tại chẳng có quyền phán xét quá khứ. Hay việc phải hành động để chiếm được sự chấp nhận của tương lai. Cả hai thứ đó đều không thích đáng khi kẻ thù đă đứng trước cửa nhà.”  Phần III của quyển sách được dành chính yếu cho cuộc t́nh John nuôi nấng về Emily . Phần IV kết thúc có cấu trúc tương tự như Phần I, mô tả khỏang thời gian cuối sống ở Budapest của năm người trẻ tuổi, nhất là của Charles và John. Chung cuộc, qua kinh nghiệm bước ra ngoài thế giới trong khi trên lưng c̣n đeo nặng lịch sử đời ḿnh, cảm nhận được những hậu quả nặng nề của quá khứ phủ chụp xuống người dân Hungary ,  tất cả những nhân vật trong truyện đều vẫn mang niềm hy vọng hướng đến tương lai, dù cho đă mắc phải những lỗi lầm. Họ cũng giống như phần đông nhân loại, trong quá khứ cũng như trong hiện tại, từ thế hệ này sang thế hệ khác, vẫn cứ tiếp tục trên đường hướng tới những mục tiêu hầu như không thể đạt tới.

 

 

đào trung đạo

 

 

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

 

© 2008 gio-o