a.l.  kennedy

day

 

 

Alison Louise Kennedy (trên hầu hết các b́a sách đă xuất bản tác giả chỉ ghi tên ḿnh là A.L. Kennedy v́ cô rất hâm mộ những nhà văn nhà thơ có tên viết tắt như JRR Tolkien, CS Lewis, E Nesbit, e.e cummings) tuy là một nhà văn được yêu mến ở Anh nhưng có lẽ ít được đọc ở những xứ bên này Đại Tây Dương. Nhưng với quyển tiểu thuyết mới nhất DAY vừa được trao tặng giải văn chương bậc nhất của Anh quốc – Giải Costa Book Awards – chắc chắn tên tuổi nhà văn nữ này sẽ được nhắc đến nhiều hơn trong ṿng mười năm tới. Sinh năm 1965 ở Dundee, Ái Nhĩ Lan, năm 1986 tốt nghiệp Đại học   kịch nghệ Warwich, hiện giảng dạy môn sáng tác ở đại học này. Hai lần được tạp chí Granta kể là nhà văn trẻ xuất sắc, A.L. Kennedy là tác giả hơn 10 đầu sách gồm 5 tiểu thuyết, 4 tập truyện ngắn, và khảo luận, hàng chục kịch bản phim, hai tập khảo luận cùng với rất nhiều bài báo. Năm 1996 được mời làm giám khảo giải Booker Prize. Năm 2007 được tặng giải Lannan Literary Award và đựoc Đại học Glasgow cấp bằng tiến-sĩ văn-chương danh dự. Ngoài viết văn A.L. Kennedy cũng c̣n là một nghệ sĩ tấu hài ở rạp Edinburgh Fringe. A.L. sống độc thân, không chú trọng đến trang phục hay trang điểm, thân thể bị nhiều thương tích trong quá khứ, và thích sống cô độc.

 

DAY là một tiểu thuyết viết về sự chấn thương của con người sau chiến tranh. Thời gian khởi đầu truyện là vào khoảng năm 1949. Tựa sách cũng chính là tên nhân vật chính Alfred Day, một cựu binh sĩ không quân thuộc Không Lực Hoàng Gia Anh trong thời Thế chiến thứ 2. Day có một tuổi thơ bất hạnh: cha anh nghiện rượu, thô lỗ tàn bạo với vợ con, trong khi mẹ anh lại ỵếu đuối câm nín chịu đựng.  Từ nhỏ Day đă phải làm những công việc lao động cực khổ nhơ bẩn để mưu sinh. Day là một thanh niên vóc dáng nhỏ con, c̣n trẻ mà đầu đă hói, nói năng ấp a ấp úng, đầu cúi gục mắt nh́n xuống đất. V́ hoàn cảnh như vậy nên khi Day xin đầu quân vào binh chủng không quân trước khi có lệnh đông viên, và v́ bộ dạng thấp hèn nên anh được cấp trên huấn luyện để làm một hạ sĩ xạ thủ phụ trách nă súng từ phía đuôi máy bay oanh tạc Lancaster. Máy bay của anh bị địch bắn hạ và Day phải sống những ngày tháng khốn khổ trong trại tù binh chiến tranh ở Đức cho đến khi chiến cuộc chấm dứt. Day được hồi hương vào lúc anh đă 25 tuổi. Tuy anh ta t́m được một chân thư kư trong một tiệm sách để độ nhật. Đang ngày ngày phải kéo lê cái công việc buồn chán trong một tiệm sách nhỏ bỗng nhiên anh may mắn được thuê đóng một vai phụ trong môt cuốn phim về trại tù binh Đức quốc xă thời thế chiến 2 Day đă từng tham dự. Anh hy vọng trong khi đóng phim, dù chỉ là một vai phụ mờ nhạt, sẽ t́m lại được những ǵ anh đă mất như t́nh đồng đội, t́nh yêu bất ngờ với một phụ nữ, và trên hết t́m hiểu xem sự mất mát nằm ở chỗ nào trong tâm khảm. Cuốn phim được quay trên chính nước Đức, trong những vùng chiến địa trước kia Day đă sống trải. Day được giao vai một tù binh và có dịp gặp gỡ những  vai phụ khác trong vai kẻ đồng tù của những tù binh cả người Anh lẫn người Đức, thuộc mọi ngành nghề cấp bực, hầu hết là những kẻ bị bứng rễ khỏi xứ sở. Tuy việc đóng phim, phim trường cũng như mọi diễn biến trên sàn quay không làm Day hài ḷng v́ không phản ánh đúng sự thực, tất cả mọi thứ đều được dựng lại, làm giả, nhưng Day cũng tự an ủi “Nhưng việc đóng phim cũng rất có thể là có ư nghĩa rằng anh đă có mặt ở đây và ít ra có thể t́m biết được cái ǵ đă mất mát – ngay cả việc có thể đem cái mất mát đó trở lại.” Cuốn phim được dựng đối với Day tương tự như một cuộc trị liệu bệnh tâm thần, v́ nếu như anh đă thất lạc tại nơi đây th́ cũng chính ở nơi này anh có thể t́m lại bản thân.

 

   Trong đám diễn viên đóng vai phụ Day đụng độ với một nhân vật có tính cách khá đặc biệt và có một cái nh́n về cuộc chiến thâm thúy nhưng cũng không kém mỉa mai. Dó là Vasyl, một cựu tù binh người Ukraine, kẻ đă bảo cho Day biết rằng “Chúng ḿnh hết thảy đều là bọn trôi sông lạc chợ, chúng ta không có một chọn lựa nào khác cho đến khi chúng nó quyết định xử trí bọn ḿnh ra sao, chúng ta phải dậm chân tại chỗ ngay tại nơi bọn nó giữ ḿnh ở đấy. Làm việc cũng là một cách bỏ đi vậy…Việc làm cuộn phim này cũng là một việc để làm…đấy không phải là một hội ḥa nhạc, hay một buổi ngâm thơ hay đi đào đất hay một cuộc tranh luận về dân chủ và tương lai- để chuẩn bị cho ḥa b́nh mai đậy, ảnh hưởng của nuớc Anh sẽ chẳng bao giờ dành cho một chính sách nô lệ con người. Tớ đă nghe như thế nh́ều lần lắm rồi đến nỗi khó có thể quên. Lên lớp giao giảng hoài hoài. Và luôn luôn lặp đi lặp lại cùng một thứ…” Trong thời gian đóng phim Day hứng thú nuôi bộ ria mép, có những lúc đùa nghịch tṛ chơi quyền lực giả tưởng với Vasyl nhưng đầu óc vẫn bị quá khứ ám ảnh: quá khứ thời thơ ấu trong gia đ́nh, quá khứ những ngày chiến đấu anh t́m thấy t́nh đồng đội gắn bó nơi các chiến hữu nhất la những khi t́nh h́nh căng thẳng, quá khứ về người phụ nữ tên Joyce anh đă gặp trong một hầm trú ẩn rồi sau đó là những giây phút hạnh phúc của một cuộc t́nh ngắn ngủi, nỗi tiếc thương gia đ́nh bạn bè tử nạn trong chiến tranh, quá khứ những ngày lao đầu tự học để được nhận làm thư kư tiệm sách…Nhân vật Day của A.L. Kennedy là một kẻ tâm hồn vụn nát, hậu quả của chiến tranh đă để lại vết thương khó bề hàn gắn. Người đọc, nhất là người đọc Việt chúng ta, không khỏi tự hỏi những con người như nhân vật Day c̣n biết bao nhiêu nữa trên khắp địa cầu và họ sẽ làm sao có thể sống tiếp cuộc đời c̣n lại sau khi chiến tranh đă chấm dứt từ rất lâu. Quả thực qua quyển sách này A.L. Kennedy đă t́m được một ngả riêng để lên án chiến tranh một cách thật tài t́nh.

 

Nhà văn Nga Dostoyevsky đă viết từ cơi tâm linh nhân vật Raskolnikov trong quyển Tội Ác và H́nh Phạt, nhà văn Mỹ William Faulkner cũng đă khơi ḍng tự sự cho nhân vật điên khùng Benjy trong Âm Thanh và Cuồng Nộ; Những nhân vật tiểu thuyết ấy là những kẻ khuyết tật tâm thần bẩm sinh.  Nhưng Day của A.L. Kennedy là một nhân vật phổ biến hơn hẳn, điển h́nh thời đại chúng ta , tiêu biểu hơn hẳn những nhân vật kể trên: đó là kẻ bị chấn thương tâm thần v́ chiến tranh. Day của A.L. là một cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh nhưng đă không lập lại những t́nh tiết cảnh huống đă thành bài bản trong tiêu thuyết chiến tranh từ trước đến nay. Ngoài ra tác giả đă sử dụng một kỹ thuật tự sự rất độc đáo là kể chuyện từ chỗ đứng gần-như-ngôi-thứ ba, ở giữa ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Và đó là nét độc đáo chỉ có ở những tài năng tiểu thuyết hàng đầu. Viết tiểu thuyết xóa bỏ được nhân vật xưng “tôi” chuyển hóa sang nhân vật xưng “hắn” đă là một thủ pháp phải cao tay mới có. Viết gần-sát-ngôi-ba có lẽ trước đây chỉ có James Joyce và ta không thể ngờ đựoc việc A.L. Kennedy đă chịu ảnh hưởng nhà văn này khi đặt tên người đàn bà nhân vật Day đă t́m thấy t́nh yêu cũng có tên là Joyce. Cấu trúc quyển Day không theo kiểu “quay lại quá khứ” (flash-back) thông thường nhưng là những tương tự những buổi trị liệu tâm phân học. Và trong truyện cũng có nhiều đoạn gây hồi hộp cho người đọc muốn được tác gia vén màn bí mật chẳng hạn có phải Day đă giết cha như anh thầm mong mỏi, số phận những đồng đội của anh khi máy bay của họ bị bắn hạ sẽ ra sao, anh đă liều lĩnh ăn trộm thi thể của những đồng đội nào để đem chôn cất. Nhưng A.L. đă không đưa ra câu trả lời. Đ̣i hỏi một một người tâm thần chấn thương như nhân vật Day vén màn bí mật theo một trật tự hợp lư thật không phải là một đ̣i hỏi hợp lư. Có lẽ chính v́ vậy A.L. Kennedy muốn người đọc tự t́m ra câu trả lời. 

 

 

đào trung đạo

 

 

 

© gio-o.com 2008