Đặng Phùng Quân
NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :
NICOLAI HARTMANN
kỳ 9
kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6 , kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9,
e) Nan đề của ý thức vấn đề.
1/ Khi cái được nắm giữ không đồng nhất trong cái được lĩnh hội, nên có một giới hạn của khách thể hóa trong objiciendum, phân cách trong nó cái trở thành khách thể với cái xuyên khách thể. Nhận thức từ giới hạn này là một "ý thức của bất tương ứng", hay một "nhận thức về phi nhận thức". Ý thức bất tương ứng này thì hoàn toàn không quan hệ với ý thức chân lý, như thể "nhận thức của nhận thức". Vấn đề của nó cũng có thể không liên quan gì với vấn đề tiêu chuẩn. Bởi một hình ảnh toàn diện của objiciendum/khách thể không nhất thiết phải thích nghi, như thể một thích nghi có thể không toàn diện.Trong khi ở ý thức chân lý một nhận thức để lĩnh hội cái được lĩnh hội thì được nắm giữ, trong ý thức bất tương ứng, cái đặt thành vấn đề, là một nhận thức về cái không lĩnh hội được thì không nắm giữ được. Cái trước vẫn ý thức ở bên này giới hạn khách thể hóa; cái sau cũng ý thức vượt giới hạn để xâm nhập vào trong xuyên khách thể.
2/ Nan đề của ý thức vấn đề theo sau đó như sau : làm thế nào một cái nắm giữ của nó khả hữu, cái đúng ra vẫn không bị nắm giữ, và ngay cả đến nay nó vẫn không bị nắm giữ ? Làm thế nào khách thể hoá của xuyên khách thể có thể vẫn có đó, mà nó không bị tha hoá như thế, nghĩa là không biến thành khách thể (xem ch. 5, g. 5*)?
*Trong chương 5 "Phân tích hiện tượng nhận thức" ở phần g) Giới hạn lưu động của khách thể hóa, đoạn 5 Hartmann xác định : Trong ý thức bí ẩn của bất tương ứng nhấn mạnh đến hiện tượng vấn đề. Trong vấn đề chủ thể vượt ra ngoài những giới hạn khách thể hóa đi vào xuyên khách thể, mà xuyên khách thể hóa cũng không biến thành khách thể.
3/ Điều nghịch lý ở đây phải hiểu theo nghĩa tự diện. Nhận thức của phi nhận thức thì mâu thuẫn hơn là nhận thức của nhận thức, tự chính nó đã mâu thuẫn. Người nào vấn nạn về điều gì đó, không phải đã biết điều đó, nói khác đi khi hỏi điều gì, trước tiên không cần để hỏi; và dầu sao cũng phải biết, điều gì đã hỏi, nếu không nó không thể hỏi được gì. Điều diễn ra như thể tương phản ở trong vị thế của vấn đề :
Đề: "Vẫn đề" , cũng như chính khách thể hóa của nó, chỉ thị nhận thức của xuyên khách thể, vì nó là nhận thức của cái chưa là khách thể.
Phản đề : "Vấn đề" không thể là nhận thức của xuyên khách thể, nên cũng không thể là chính khách thể hoá, vì nó luôn luôn rõ điều không biết cái không trở thành khách thể.
4/ Điều yêu cầu ở đây là một khách thể hóa của xuyên khách thể trong chủ thể, trong đó xuyên khách thể vẫn là xuyên khách thể; một nhận thức cái chưa biết trong đó nó vẫn như vậy. Chỉ có thể xem là một loại khách thể hoá không thích đáng, về một dự liệu cái để biết, hay một dự tưởng cái chưa biết, là chưa thể nhận thức dự liệu.
5/ Nếu tạm thời người ta không kể đến nghịch lý này, có thể nói một cách tích cực là trong ý thức của vấn đề cái gì mới được yêu cầu, thì không chứa đựng quan hệ nhận thức đơn giản, cũng không trong ý thức chân lý : vượt những giới hạn khách thể hoá. Chính vì tiêu chuẩn chĩ quan hệ tới cái gì ở phía bên này của những giới hạn. Vượt những giới hạn này cũng không thể ở trong loại này hay loại kiacủa quan hệ mà đến nay vẫn đặt thành vấn đề. Cho nên chúng ta vẫn gặp trong ý thức của vấn đề một nan đề thứ hai và tích cực hơn.[13]
----------------------------
[13] Hartmann, Sdt. 6. Kap.
e) Die Aporie des Problembewußtseins.
1/ Wenn das zu Erfassende im Erfaßten nicht aufgeht, so besteht eine Grenze der Objektion am objiciendum, welche an ihm Objiziertes und Transobjektives scheidet. Das Wissen um diese Grenze ist ein "Bewußtsein der Inadäquatheit", oder ein "Wissen des Nichtwissens". Dieses steht zum Wahrheitsbewußtsein, als dem "Wissen des Wissens" vollkommen indifferent. Sein Problem kan also mit dem des Kriteriums nichts zu tun haben. Denn ein vollständiges Bild des objiciendum kann ebensowohl unzutreffend sein, als ein zutreffendes unvollständig sein kann. Während im Wahrheitsbewußtsein ein Wissen um das Erfaßtsein dessen, was eben erfaßt ist, gemeint ist, steht im Bewußtsein der Inadäquatheit ein Wissen um das Nichterfaßtsein dessen, was nicht erfaßt ist, in Frage. Jenes bleibt bewußt diesseits der Objektionsgrenze, dieses greift ebenso bewußt über sie hinaus ins Transobjektive.
2/ Die Aporie des Problembewußtseins ist hiernach folgende : wie ist ein Erfassen dessen möglich, was vielmehr unerfaßt bleibt, und gerade sofern es unerfaßt bleibt ? Wie kann Objektion des Transobjektiven stattfinden, ohne daß dieses als solches aufgehoben, d.h. zum Objizierten gemacht würde (5. g. 5) ?
5. Kap. Analyse des Erkenntnisphänomens.
5. In diesem rätselhaften Bewußtsein der Inadäquatheit besteht das Phänomen des Problems. In ihm findet ein Hinausgreifen des Subjekts über die Grenze der Objektion weg ins Transobjektive statt, ohne daß letzteres dabei objiziert würde.
3/ Die Paradoxie hierin ist buchstäblich zu nehmen. Das Wissen des Nichtwissens ist widerspruchsvoller als das Wissen des Wissens, es ist in sich selbst widersprechend. Wer nach etwas fragt, darf nicht schon wissen, wonach er fragt, sonst brauchte er nicht erst zu fragen : und er muß gleichwohl wissen, wonach er fragt, sonst könnte er gar nicht danach fragen. Das läßt sich als Antinomie der Problemstellung fassen.
These : Das "Problems" bedeutet Erkenntnis des Transobjektiven, also Objektion desselben, denn es ist Wissen um das Nichtobjizierte.
Antithese : Das "Problem" kann nicht Erkenntnis des Transobjektiven, also auch nicht Objektion desselben sein, denn es weiß ja gerade sein Nichtwissen um das Nichtobjizierte.
4/ Was hier verlangt wird, ist eine Objektion des Transobjektiven an das Subjekt, in der dasselbe transobjektiv bleibt; eine Erkenntnis des Unerkannten, in der dieses unerkannt bleibt. Es kann sich also nur um eine Art uneigentlicher Objektion handeln, um eine Vorwegnahme des zu Erkennenden, oder eine Vorerkenntnis des Unerkannten, die durechaus noch keine Erkenntnis des Vorweggenommenen ist.
5/ Sieht man aber einstweilen von dieser Paradoxie ab, so läßt sich positiv sagen, daß im Problembewußtsein etwas Neues gefordert ist, was weder in der einfachen Erkenntnisrelation noch im Wahrheitsbewußtsein enthalten war : das Hinausgreifen über die Objektionsgrenze. Denn auch das Kriterium hat es nur mit dem zu tun, was diesseits der Grenze liegt. Das Hinausgreifen über sie kann also in denjenigen Typen der Relation, die bisher in Frage standen, nicht aufgehen. Damit stoßen wir auf eine zweite, mehr positive Aporie im Problembewußtsein.
(còn nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2018