Đặng Phùng Quân

 

NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :

NICOLAI HARTMANN

kỳ 7

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6 , kỳ 7,

 

d) Nan đề của tiêu chuẩn chân lý

Hartmann luận về 11 điểm :

1/ Nhận thức chỉ có thể là thực hay không thực. Không có trường hợp thứ ba. Nó có thể dĩ nhiên là thực một cách đặc biệt. Song cái phần thực của nó, là thực,  như vậy tuyệt đối thực, và cái phần, không thực, tuyệt đối là không thực. Sự vững chắc của khách thể xây dựng nơi chủ thể có thể với những khách thể này thích ứng hay không thích ứng; song thiết yếu phải ở một trong hai trường hợp.Thực và không thực cũng không xây dựng vấn đề gì cho chúng, không có nan đề nào của chân lý. Trước tiên vấn tính là hiện tượng của chân lý khi hỏi về hữu-tự-tại của khách thể. Tuy nhiên điều đó thuộc về "nan đề tổng quát của tương quan nhận thức", vả lại nói ngược lại với "hiện tượng cơ bản của cái được lĩnh hội".

2/ Tuy nhiên có một nan đề về ý thức chân lý. Làm thế nào chủ thể có thể biết nhận thức của nó là chân lý hay phi chân lý ? Đó là một vấn nạn toàn diện khác như thể : làm thế nào nhận thức có thể là thực ?  Nhận thức có thể đương nhiên là thực, mà không thể bảo đảm chân thực của nó; đó là trường hợp mỗi khi đạt được cái thực "ngẫu nhiên". Tuy nhiên nó cũng có thể không thực, không ngờ vực nó như thế; cũng như sai lầm và ảo tưởng luôn luôn trường hợp và vì thế hầu như bao gồm tin tưởng từ chân lý, vì ngay khi ngờ vực, cũng do sự việc như thế đã xóa bỏ sai lầm.

3/ Chân lý có thể không đi kèm với ý thứclà trong cái thực và đảo lại. Chủ thể có thể bảo đảm chân lý nhận thức của nó; chính ở đó là một sự kiện của ý thức, tạo thảnh phần trong toàn bộ của hiện tượng nhận thức; song miêu tả hiện tượng không cho cúng ta biết là kỳ vọng này có chứng thực. Hiển nhiên là nó có thể tốt hơn là không có và trong mọi trường hợp chính nó cũng không tạo thành một tiêu chuẩn của chân lý. Chân lý và ý thức chân lý hiện ra trước tiên như hai sự vật hoàn toàn độc lập.

4/ Nan đề của ý thức chân lý trở lại là một nan đề của tiêu chuẩn chân lý. Dầu hình ảnh của khách thể có thể phù hợp với khách thể siêu việt, điều đó không ngờ vào lúc này. Vấn đề chỉ là biết xem chủ thể có ý thức sự tương hợp này và khu  biệt nó với phản diện của nó. Chính tiêu chuẩn  ở trong khả hữu này.

Vấn nạn như sau : Có một tiêu chuẩn của chân lý không ?

5/ Chúng ta thấy trong chủ nghĩa hoài nghi cổ đại trình bày cổ điển nan đề. Chỉ có hai giả thuyết khả hữu : một tiêu chuẩn chỉ có thể ở trong ý thức hay ở ngoài. Nếu nó ở trong ý thức, nó không thể chứng minh đồng ý với một khách thể siêu việt, song hơn nữa là đồng ý với những cấu trúc nội tại khác (đồng ý của những biểu hiện giữa chúng, chính trực đơn giản, "điệp ngữ"); nó cũng không thể ở trong ý thức. Song nếu tiêu chuẩn ở ngoài ý thức, như vậy nó cũng siêu việt như chính khách thể; trước hết nó cũng phải đạt được hay nhận thức  và một khi nó nhận thức chính nó lại yêu cầu một tiêu chuẩn của chân lý; tiêu chuẩn cũng không có thể ở ngoài ý thức. Kết quả là : nói chung, nó không cho tiêu chuẩn nào của chân lý.

6/ Một tiêu chuẩn phải tạo ra so sánh một cách nào đó biểu tượng (hình ảnh) của khách thể với chính khách thể. tuy nhiên so sánh một biểu hiện nội tại với một biểu hiện siêu việt chính là một tương quan siêu việt với chủ thể. Từ đây đem lại nan đề dưới hình thái một tương phản :

Đề : Tiêu chuẩn phải là biểu tượng nói chung để là điểm so sánh cho chủ thể; rồi so sánh có thể là biểu hiện khách thể của nó với cái gì nằm trong khu vực của nó.

Phản đề : Tiêu chuẩn phải không là biểu tượng, khi mà nó phải là tiêu chuẩn có giá trị; bởi vì một so sánh với một biểu tượng trong chủ thể không bảo đảm cho sự đồng ý với khách thể ở ngoài khu vực của nó.

Trong trường hợp của phản đề, tiêu chuẩn cũng hiện hữu chắc chắn tự tại, song không phải cho chủ thể đang nhận thức; trong trường hợp của đề, trái lại nó hiện hữu chắc chắn cho những điều này, song không có tiêu chuẩn cho chân lý siêu việt nữa.[12]

 

-------------------------------

[12] Hartmann, Sdt. 6. Kap.

d) Die Aporie des Wahrheitskriteriums

1. Erkenntnis kann nur entweder wahr oder unwahr sein. Ein drittes ist ausgeschlossen. Sie kann natürlich auch teilweise wahr sein. Aber der Teil an ihr, der wahr ist, wird auch dann schlechthin wahr, der Teil, der unwahr ist, schlechthin unwahr sein. Die Bestimmtheiten des Objektbildes im Subjekt können mit denen des Objekts selbst eben nur entweder übereinstimmen oder nicht übereinstimmen; eins von beidem muß notwendig der Fall sein. Wahrheit und Unwahrheit bilden also kein Problem für sich, es gibt keine Aporie der Wahrheit. Problematisch wird das Phänomen der Wahrheit erst, wenn das Ansichsein des Objekts in Frage gestellt wird. Das aber gehört in die "allgemeine Aporie der Erkenntnisrelation" und widerspricht überdies dem "Grundphänomen des Erfassens".

2. Aber es gibt eine Aporie des Wahrheitsbewußtseins. Wie kann das Subjekt um die Wahrheit oder Unwahrheit seiner Erkenntnis wissen ? Das ist eine ganz andere Frage als die : wie kann Erkenntnis wahr sein ? Erkenntnis kann offenbar wahr sein, ohne daß sie sich dieser ihrer Wahrheit vergewissern kann; was überall der Fall ist, wo sie "zufällig" das Richtige trifft. Sie kann aber auch unwahr sein, ohne zu ahnen, daß sie es ist; was immer bei Irrtum und Täuschung der Fall ist und demnach die Überzeugtheit von der Wahrheit geradezu einschließt, denn beim beginnenden Zweifel setz auch schon die Aufhebung des Irrtums ein.

3. Es gibt also Wahrheit ohne Wahrheitsbewußtsein und Wahrheitbewußtsein ohne Wahrheit. Der Anspruch des Subjekts, um die Wahrheit seiner Erkenntnis zu wissen, ist Bewußtseinstatsache und gehört zum Phänomen; aber die Berechtigung dieses Anspruchs gehört nicht zum Phänomen. Vielmehr ist evident, daß er sowohl berechtigt als unberechtigt sein und jedenfalls an sich noch kein Kriterium der Wahrheit bilden kann. Wahrheit und Wahrheitsbewußtsein stehen zunächst ganz indifferent gegeneinander da.

4. Die Aporie des Wahrheitsbewußtseins läuft also auf eine Aporie des Kriteriums der Wahrheit hinaus. Daß es Übereinstimmung des Objektbildes mit dem transzendenten Objekt geben kann, unterliegt keinem Zweifel. Die Frage ist nur, ob es eine Möglichkeit für das Subjekt gibt, diese Übereinstimmung zu erkennen und von Nichtübereinstimmung zu unterscheiden. In dieser Möglichkeit zu unterseheiden. In dieser Möglichkeit würde das Kriterium bestehen. Die Frage ist also : gibt es ein Kriterium der Wahrheit?

5. Die klassische Entwicklung der Aporie des Kriteriums hat die antike Skepsis geliefert. Es gibt nur zwei Fälle : ein Kriterium kann nur entweder im Bewußtsein oder außerhalb des Bewußtseins liegen. Liegt es nun im Bewußtsein, so kann es nicht die Übereinstimmung mit einem transzendenten Objekt anzeigen, sondern höchstens die mit anderen immanenten Gebilden (gegenseitige Übereinstimmung der Vorstellungen, bloße Richtigkeit, "Diallele"); es kann also nicht im Bewußtsein liegen. Liegt das Kriterium aber außerhalb des Bewußtseins, so ist es diesem ebenso transzendent wie das Objekt selbst, müßte ihm also selbst erst irgendwie erreichbar oder erkennbar werden und würde, sofern es erkennt wäre, selbst wiederum eines Kriteriums der Wahrheit bedürfen; das Kriterium kann also auch nicht außerhalb des Bewußtseins liegen. Die Konsequenz ist : es kann überhaupt kein Kriterium der Wahrheit geben.

6. Ein Kriterium müßte die Vorstellung (das Bild) des Objekts irgendwie mit dem Objekt selbst vergleichbar machen. Vergleichung des immanenten Gebildes mit einem transzendenten ist aber selbst eine das Subjekt transzendierende Relation. Von hier aus läßt sich die Aporie in die Form einer Antinomie bringen.

These : Das Kriterium müßte Vorstellung sein, um überhaupt Vergleichspunkt für das Subjekt zu sein; denn vergleichen kann dieses seine Objektsvorstellung nur mit etwas, was in seiner Sphäre legt.

Antithese : Das Kriterium darf nicht Vorstellung sein, wenn anders es gültiges Kriterium sein soll; denn eine Vergleich mit einer Vorstellung im Subjekt könnte keine Gewähr für Übereinstimmung mit dem Objekt außerhalb der Subjektsphäre leisten.

Im Fall der Antithese also bestände das Kriterium zwar an sich, aber nicht für das erkennende Subjekt; im Falle der These dagegen bestände es zwar für dieses, wäre aber kein Kriterium transzendenter Wahrheit.

 

(còn nữa)    

 Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2018