Đặng Phùng Quân

 

NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :

NICOLAI HARTMANN

kỳ 6

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6,

b) Nan đề của tri giác và dữ kiện :

Hartmann luận về 7 điểm :

1/ Trong nhận thức tiên thiên, nan đề không đơn giản hơn - như người ta có thể điều đó, lấy cớ là nhận thức này trước tiên biểu hiện như thể một lĩnh hội thuần nội tại - song nó còn bao gồm một cấp độ. Chắc hẳn, trong nhận thức tiên thiên thuần luận lý hay toán học, nan đề có thể nói là bị che dấu. Cấu trúc luận lý ở đây có chức năng khách thể, nghĩa là một "hữu-tự-tại" lý tưởng, và như thế nó cũng siêu việt như khách thể thực. Song ít ra ở đây hữu-tự-tại không định vị ở ngoài khu vực luận lý; nó vẫn tự tại ở khu vực này, dầu không tự tại ở ý thức. Song giữa khu vực này và ý thức có một loại quan hệ thân tộc hiện hữu, cho phép những cấu trúc luận lý phổ quát nhất, về mặt trực tiếp có trạng huống cấu trúc của tư tưởng. Ngoài ra không được quên là nhận thức tiên thiên của hữu lý tưởng như thể của hữu thực hàm ngụ một "tính tiên thiên" hoàn toàn siêu việt, không thể lẫn lộn với tính tiên thiên thuần nội tại nhằm vào giá trị phổ cập liên chủ thể của mọi ý tưởng tiên thiên. Tính tiên thiên này chắc hẳn cấu thành một vấn đề độc lập; song, do tương quan với nan đề thực sự mà tiên thiên gợi lên, chỉ là một vấn đề thứ yếu, một mở đầu.

2/ Nan đề trước tiên làm cho cảm thấy tất cả sức nặng của nó trong nhận thức tiên thiên của những khách thể thực. Chắc chắn những khách thể này không siêu việt hơn những khách thể lý tưởng, song sự phân cách mà tính siêu việt của chúng hàm ngụ thì phần nhiều lớn hơn và tính xa vời ý thức của chúng thì đáng kể hơn. Ở đây ý thức, trước mọi kinh nghiệm khẳng định chính nó một điều gì trên khách thể thực và nó cũng không kém phần thuyết phục hoàn toàn với điều nó khẳng định phù hợp với khách thể. Nếu đó là một ảo tưởng, thì không những các khoa học vật lý có tính cách toán học cũng là ảo tưởng, mà nói chung tất cả mọi nhận thức mang trên cái thực  biểu hiện như những nhận thức tất yếu cũng vậy.

3/ Ở đây nan đề mang hình thái khốc liệt nhất. Điều mà ý thức thấy trong chính nó là một biểu tượng hay tư tưởng tự tại, làm thế nào điều này có giá trị cho cái thực, thiết yếu siêu việt với ý thức ? Giá trị này, mà Kant gọi là giá trị khách quan, cấu thành điểm thực sự tế nhị trong vấn đề tính tiên thiên siêu việt.

4/ Nhận thức hậu thiên ít ra cũng có hiện tượng của dữ kiện đi kèm. Người ta có ý thức ra khỏi tự tại và nắm bắt trực tiếp sự vật khác nó. Có thể việc ra khỏi tự tại, lĩnh hội này, dữ kiện này cấu thành bao nhiêu là ẩn ngữ; ít ra người ta không thể phủ nhận ở đó có một phương diện hiện tượng như thế thì liên hợp trực tiếp với cái thực. Không có gì tương tự trong nhận thức tiên thiên. Chính ở đó ý thức cụ thể của dữ kiện cấu thành cái thiết yếu và tuyệt đối phải có giá trị với những khách thể thuộc một loại đã xác định; những trường hợp đặc biệt ít quan trọng là được cho hay không về mặt thường nghiệm.

5/ Nếu người ta muốn, đối với nhận thức tiên thiên, nói đến một lĩnh hội trực tiếp - thuộc một loại trực giác thuần tuý của bản chất lý tưởng -, nếu người ta muốn nói đến một dữ kiện tiên thiên, không bao giờ người ta có thể thực hiện nó chỉ để cho bản chất lý tưởng như thế, không cho bản chất thực của hữu hiện tại. Hãy để sang một bên sự kiện là hữu lý tưởng chính là siêu việt, luôn luôn vẫn còn một vấn nạn phải giải quyết : làm thế nào cái đã được tri giác như thể thực tại lý tưởng có thể có giá trị cho hữu thực, bởi vì không là một dữ kiện đến từ thế giới thực ?

6/ Nhận thức tiên thiên của thực tại không thể giải thích bởi trực quan hay bởi tư tưởng. Ở đây ý thức dự tưởng trên những xác định của một hữu thực, không quan tâm đến việc biết là nếu hữu thể này được cho. Có hay không có một hữu thực, có thể hay không cho như thể hiện hữu, không quan tâm đến điều đó. Nó chỉ ra ý định nghịch lý nắm giữ trong toàn thuần tính của chúng những nét chủ yếu của khách thể hiện hữu và cái trong khi quay cái nhìn về khách thể hiện hữu và về sự kiện là khách thể này được cho. Song khi cử hoạt như thế, ý thức để sang một bên trực quan và  cần đến điều đó, vì trực giác của một khách thể hiện hữu chỉ có thể là hậu thiên và chỉ có trực giác tiên thiên cho những khách thể lý tưởng. Hoặc ở đây chỉ có nhận thức tiên thiên của những khách thể thực.

7/ Sự thực ngay trong trường hợp sau cùng này, cũng có một trực giác tiên thiên; song cái được tri giác về mặt trực giác, đưa ra một toan tính không thể chứng thực. mà bản tính thuần lý tưởng của nó đã cho : người ta muốn là bản chất lý tưởng, khách thể của trực quan, cũng là bản chất của khách thể thực. Về điều đó người ta không có bất cứ trực quan và sự trùng hợp này không cho ý thức một cách trực tiếp.[11]

 

-----------------------------

[11] Hartmann, Sdt, 6. Kap. Analyse des Erkenntnisproblems

c) Die Aporie der  Erkenntnis a priori.

1. In der Erkenntnis a priori wird die Aporie nicht einfacher - wie man meinen könnte, weil sie sich zunächst als ein bloß iners Erfassen darstellt -, sondern sie steigert sich noch um einen Grad. Zwar in der bloß logischen oder mathematischen Erkenntnis a priori ist sie noch gleichsam latent. Das logische Gebilde, das hier Gegenstand ist,hat wohl ein "ideales Ansichsein" und ist dem Bewußtsein insofern ebenso transzendent wie der reale Gegenstand. Aber wenigstens über die logische Sphäre hinaus liegt das Ansichseiende hier nicht; ihr - wenn auch nicht dem Bewußtsein besteht eine Art Nahstellung, die ihre allgemeinsten Strukturen unmittelbar als Strukturen des Denkens wiederkehren läßt. Darüber darf nicht vergessen werden, daß apriorische Erkenntnis idealen wie realen Seins durchaus transzendente Apriorität ist und nicht zu verwechsen ist mit jener bloß immanenten Apriorität, die in der alle apriorische Einsicht begleitenden intersubjektiven Allgemeingültigkeit besteht. Das Problem der letzteren besteht zwar selbständig, bildet aber der eigentlichen Aporie des Apriorischen gegenüber nur eine Außenseite oder Vorstufe.

2. Mit vollem Gewicht setzt die Aporie erst bei der apriorischen Erkenntnis realer Gegenstände ein. Diese sind zwar nicht transzendenter als die idealen, wohl aber ist die Sprannweite ihrer Transzendenz eine weit größere; ihre Fernstellung zum Bewußtsein ist eine ganz andere. Hier nun macht das Bewußtsein vor aller Erfahrung rein bei sich selbst etwas über den realen Gegenstand aus, von dessen Zutreffen auf den letzteren es nichtsdestoweniger vollkommen überzeugt ist. Ist diese Überzeugtheit Täuschung, so ist nicht nur exakte Naturwissenschaft, sondern überhaupt alle Erkenntnis des Wirklichen, die den Charakter der Notwendigkeitseinsicht hat, illusorische.

3. Hier nimmt die Aporie die schroffste Form an. Wie ist es möglich, daß dasjenige, was das Bewußtsein bei sicht selbst am immanenten Vorstellungs- oder Gedankengebilde erschaut. Gültigkeit für ein Reales habe, welches ihm unaufhebbar transzendent ist ? Diese Gültigkeit, von Kant die "objektive Gültigkeit" genannt, macht den eigentlichen Brennpunkt im Problem der transzendenten Apriorität aus.

4. Die Erkenntnis a posteori ist wenigstens vom Phänomen der Gegenbenheit begleitet, sie hat Bewußtsein des Hinausgreifens und des direkten Erfassens. Mag nun dieses Hinausgreifen, Erfassen und Gegebensein auch rätselhaft sein, es zeigt doch wenigstens als Phänomen den Charakter eines unmittelbaren Zusammenhanges mit dem Realen. In der Erkenntnis a priori aber ist auch dieser phänomenale Zusammenhang aufgehoben. Hier wird äber das konkrete Gegebenheitsbewußtsein hinweg ausgemacht, was äberhaupt von realen Gegenständen eines bestimmten Typus notwendig und unbedingt gellen soll, mögen Einzelfälle nun empirisch gegeben sein, oder nicht .

5. Will man auch bei apriorischer Erkenntnis von einem unmittelbaren Erfassen - etwa durch reineAnschauung des idealen Wesens - und in diesem Sinne von apriorischer Gegebenheitsprechen, so kann sich das doch eben nur auf das ideale Wesen als solches beziehen, aber nicht auf das reale Wesen des Wirklichen. Abgesehen davon, daß auch das Ideale schon transzenden ist, bleibt dann immer noch die Frage offen, wieso das am Idealen Erschaute Gültigkeit für das Reale beansprochen kann, von dem seine Gegeben beit ja gar nicht herrührt.

6. In der apriorischen Realerkenntnis kann die Anschauung so wenig wie das Denken erklären. Das Bewußtsein antizipiert hier Bestimmungen eines Realen mit Überspringung der Gegebenheit, ja ohne alle Rücksicht darauf, ob es das Reale überhaupt gibt oder nicht, und ob es ihm jemals als Daseiendes gegeben werden kann, oder nicht. Das Bewußtsein erhebt also den paradoxen Anspruch, gerade im Wegschauen vom daseienden Gegenstande und seiner Gegebenheit die Wesenszüge desselben rein zu erfassen. Dieses "Wegschauen" ist die Aufhebung der Anschauung. Diese muß hier aufgehoben sein, weil Anschauung des daseienden Gegenstandes nur aposteriorisch ist, und Anschauung a priori nur idealen Gegenständen gilt. Hier aber handelt es sich um apriorische Erkenntnis des Realen.

7. Tatsächlich mag hierbei wohl apriorische Anschauung stattfinden; aber was ihr gegeben ist, erhebt einen Anspruch, der in der bloß idealen Gültigkeit dieses Gegebenen nicht im mindesten gerechtfertigt ist : den Anspruch, daß die erschauten idealen Wesenszüge zugleich die des realen Gegenstandes seien. Das ist es, was weder angeschaut noch gegeben sein kann.

Đính chính : trong kỳ 5 trước, dòng đầu : thay vì Husserl, xin đọc là Hartmann.

 

(còn nữa)    

 Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2018