Đặng Phùng Quân
NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :
NICOLAI HARTMANN
kỳ 5
kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5,
b) Nan đề của tri giác và dữ kiện :
Husserl luận về 6 điểm :
1/ Nhận thức thường nghiệm hay hậu nghiệm/a posteriori, với hiện tượng trung tâm của nó, nghĩa là tri giác ngoại tại, trình ra với ý định vượt lên trên, do sự kiện ngay chính nó hiện hữu, cái tương phản này ; nó phát ra ý định phá vỡ "vòng tư duy", để làm cho siêu việt có thể hiểu được như thế.
2/ Nhận thức thường nghiệm muốn hình ảnh đã cho trong tri giác có thể phù hợp vớiđối tượng được tri giác; nó đã giả định một đối tượng như thế hiện hữu tự tại, độc lập với hình ảnh. Tri giác, là "xem như thực/für-wahr-Nehmung"; ý định này đối với tri giác là một cái gì tự tại; nó tùy thuộc vào tri giác; đó chính là một dấu chỉ trực tiếp của ý thức, một dấu chỉ của tính khách thể. Nó biểu hiện niềm tin chân chất là hình ảnh được xây dựng bởi tri giác thì được xác định trực tiếp bởi đối tượng siêu việt.
3/ Song đó chính là tính cách gọi là tự nhiên của ý định này bao hàm ẩ ngữ. Tính cách này không đặc biệt làm sáng tỏ vấn đề, song lại còn trước tiên làm vấn đề tối tăm hơn. Vì đó chính là ý định của tính khách thể đặt thành vấn nạn (tính khách thể chỉ thị sự kiện ược xác định bởi một khách thể). Trong tính phi lý của ý định này, cái thuộc về siêu hình trong nhận thức như vậy thấy được kết tụ. Tri giá ở đây không mang lại bất cứ soi sáng nào; về mặt ngoài chỉ là những sự vật tự tại và biểu hiện này làm biến mất cái gì đặt thành vấn nạn.
4/ Vấn đề dữ kiện thường nghiệm liên kết với tri giác, vì quả thực cái "được tri giác" đối với ý thức là cái gì nhận được trực tiếp từ khách thể. Chủ thể nhận, khách thể cho. Song như vậy nảy sinh nan đề sau đây : Làm thế nào một chủ thể có thể thu nhận khách thể, để nhận biết nó, nếu khách thể trong cách nào đó không cho nó ? Song làm thế nàokhách thể có thể cho, nếu trong tương quan cấu thành của nhận thức, nó vẫn siêu việt đối với chủ thể, nghĩa làmột cách thiết yếu đối lập với nó ? Chúng ta lại thấy "tương phản của khách thể". Hoặc siêu việt, hoặc dữ kiện (Gegebenheit) là một biểu diện thuần tuý. Hai thânh phần của giao thế này là những chủ đề hàm ngụ một quan điểm siêu hình xác định. tiêu trừ tính siêu việt của khách thể là chủ đề của chủ nghĩa duy tâm; tiêu trừ dữ kiện là chủ đề của chủ nghĩa hoài nghi. Trong hai trường hợp, những đặc tính chủ yếu của nhận thức được coi như những biểu diện thuần tuý.
5/ Khi trông cậy vào lý luận của "hành vi thay đổi này nọ", nghĩa là tóm lại vào trực giác, để giải thích có một dữ kiện, chẳng làm rõ được gì hết. Cái khó khăn chỉ xoay về hướng khác; là một nan đề của "hành vi này nọ". Thực thế, nếu hành vi này thuộc về khác thể, người ta không thấy làm thế nàonó có thể đi vào khu vực của chủ thể. Song nếu như đó là hành vi của chủ thể, làm thế nào có thể thông đạt cho chủ thể những xác định của khách thể siêu việt ? Chỉ có thể chuyển cho nó những xác định của ý thức nội tại có từ khách thể. Vả lại trong giả thuyết thứ hai này, người ta đã giả sử làsiêu việt được cho theo nghĩa thực của từ ngữ.
6/ Nếu một "hành vi thay đổi này nọ" đến từ chủ thể giải thích hoàn toàn cái chỉ thị được cho, khi đó cần phải qui định là không có khách thể nào khác khách thể nội tại, là "hình ảnh" và hình ảnh này đồng nhất với cái gọi là nguyên ủy. Song như vậy lại phủ nhận phần siêu hình của hiện tượng nhận thức; người ta chẳng giải thích được là có một dữ kiện, đơn giản là lại đặt thành vấn nạn.[10]
----------------------------------
[10] Hartmann, Sdt, 6. Kapitel
b) Die Aporie der Wahrnehmung und der Gegebenheit.
1. Die empirische oder aposteriorische Erkenntnis mit ihrem Kernphänomen, der äußeren Wahrnehmung, tritt mit dem Anspruch auf, diese Antinomie durch ihre Tatsächlichkeit zu überwinden, den "Zirkel des Denkens" zu durchbrechen und das Transzendente als solches erfaßbar zu machen.
2. Dieser Anspruch geht dahin, daß das Wahrnehmungsbild auf das wahrgenommene Objekt zupasse, setzt also schon voraus, daß ein solches unabhängig vom Bilde an sich existiere. Wahrnehmung ist "für -wahr-Nehmung", jener Anspruch ist für sie eine Selbstverständlichkeit; er haltet ihr als unmitelbarer Bewußtseinsindex an, als ein "Index der Objektivität". Er ist derAusdruck der naiven Überzeugung vom unmitelbaren Bestimmtsein des Wahrnehmungsbildes durch das transzendente Objekt.
3. Aber gerade diese Selbstverständlichkeit des Anspruchs enthält das Rätsel. Sie ist nicht geeignet das Problem zu erhellen, sondern verdunkelt es nur noch. Denn gerade der Anspruch der Objektivität (des Bestimmtseins durch ein Objekt) steht in Frage. In der Irrationalität dieses Anspruch steht das Metaphysische des Erkenntnisproblems gleichsam verdichtet da. Die Wahrnehmung erklärt hier nichts; ihre Selbstverständlichkeit ist eine scheinbare, die den eigentlichen Fragepunkt nur verwischt.
4. An der Wahrnehmung haftet das Problem der empirischen Gegebenheit. Denn das Wahrgenommene gilt dem Bewußtsein als ein ihm unmittelbar vom Objekt Zuteilgewordenes. Das Subjekt steht als Empfangende, das Objekt als das Gebende empfangen, resp. um das Objekt wissen, wenn dieses ihm nicht irgendwie "gegeben" wird ? Wie aber kann das Objekt ihm gegeben werden, wenn es ihm doch in der Erkenntnisrelation transzendent, d.h. unaufhebbar gegenüber bleibt ? Hier kehrt die "Antinomie des Objekts" wieder. Entweder die Transzendenz ist Schein, oder die Gegebenheit ist Schein. In dieser Alternative sind beide Glieder standpunklich metaphysische Thesen. Die Aufhebung der Gegenstandtranszendenz ist die These des Idealismus, die der Gegebenheit ist die These des Skeptizimus. In beiden Fällen sind Wesenszüge des Erkenntnisphänomens für Schein erklärt.
5. Mit einer Theorie des "gebenden Aktes", etwas der Anschauung, auf welche die Evidenz des Gegebenen zurückzuführen wäre, ist die Gegebenheit keineswegs verständlich zu machen. Die Schwierigkeit kehrt dann als Aporie des gebenden Aktes selbst wieder. Ist der gebende Akt ein solcher des Objekts, so ist nicht zu verstehen, wie er auf die Sphäre des Subjekts übergreifen kann. Ist er aber ein Akt des Subjekts, so kann er dem Subjekt auch keine Bestimmtheiten des transzendenten Objekts "geben", sondern nur solche des immanenten Objektbewußtseins. Und im letzteren wäre die eigentliche Gegebenheit des Transzendenten ja schon vorausgesetzt.
6. Sollte der Sinn der Gegebenheit durch einen gebenden Akt des Subjekts erschöpbar sein, so müßte ausgemacht sein, daß es sein anderes Objekt als das immanente, d. h. als das "Bild", gar nicht gibt, und daß dieses identisch ist mit dem vermeintlichen Urbild. Damit aber wäre der metaphysische Kern des Erkenntnisphänomens wiederum verleugnet, und die Gegebenheit nicht erklärt, sondern einfach in Abrede gestellt.
(còn nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2018