Đặng Phùng Quân

 

NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :

NICOLAI HARTMANN

kỳ 4

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4,

 

 

Chương VI Phân tích vấn đề tri thức tức Nan vấn của nhận thức/Aporetik der Erkenntnis vẫn nằm trong đoạn Hai  "Mặt siêu hình của vấn đề tri thức" trong phần thứ Nhất nói trên, tức  "Hiện tượng và vấn đề tri thức" gồm bẩy nan đề như sau :

a) Nan đề tổng quát của nhận thức : Vấn đề khởi đầu từ sự đối lập giữa chủ thể và khách thể, như Husserl đã trình bày ở chương V, nghĩa là giữa cái nhận thức/Erkennendes va cái được nhận thức/Erkanntes, có tới 9 điềm :

1/ Ông hỏi : làm thế nào giữa chúng có một tương quan hữu hiệu, khi chúng khu biệt, ở bên ngoài nhau và hiện hữu tự tại ở ngoài tương quan ? Hoặc tương quan này không là cái gì chủ yếu đối với chúng, không thực; hoặc nó tiêu hủy tính siêu việt hỗ tương của chúng.

2/ Mặt khác, nếu chủ thể và khách thể đồng nhất với tương quan cấu thành của nhận thức, khi đó tương quan này có thể xem như là nguyên thủy; chủ thể và khách thể chỉ là những mặt phụ thuộc, những cực điểm của tương quan, đồng nhất như vậy với nó. Thống nhất của chúng là chủ yếu và đồng thời thiết yếu định đặt như chúng, chủ thể tất nhiên bao hàm khách thể và ngược lại. Tuy nhiên, theo ông, quan niệm này là của tất cả những triết học của tính đồng nhất và sai lầm vì nó không đáp ứng hiện tượng; song nếu chủ thể và khách thể là cái gì hơn cái chủ thể nhận thức và khách thể được nhận thức, nếu chính chúng tự vượt lên nhau và có một hiện hữu tự tại, thì thiết yếu tương quan biểu thị của nhận thức là một tương quan siêu việt. Và vấn đề đặt ra là : từ đâu, đối với cái tự nguyên ủy cách biệt, có thống nhất đặt ra cho tương quan ? Làm thế nào tương quan khả hữu ? Mặc dầu chỉ xét đến ngoại tại và đại cương ở đây, vấn đề nhận thức xuất hiện như thể một vấn đề siêu hình.

3/ Xét từ phía chủ thể, nhận thức xuất hiện một lĩnh hội khách thể, song chủ thể không thể mở rộng khu vực của nó để đưa khách thể vào; nó cũng không thể bao gồm, liên hợp khách thể. Hơn nữa, nó phải tiếp cận với khách thể ngoài khu vực của nó, ra khỏi nó để có thể  lĩnh hội khách thể, bởi vi những xác định đưa vào hình ảnh của khách thể, dầu là những xác định của khách thể, chủ thể cũng chỉ lĩnh hội được ở bên ngoài nó; chủ thể có khả năng ra ngoài chính nó để nhận thức, điều này thực là huyền bí.

4/ Làm thế nào, chủ thể ra khỏi chính nó ? Chính bản chất của nhận thức cũng không thể lĩnh hội sự vật khác chính những nội dung của nó; không thể nào nó ra khỏi khu vực của nó. Nguyên lý cơ bản này gọi là "công lý của ý thức" có ý nghĩa như sau : Khi ý thức đặt để một cái gì như thể hiện hữu ở ngoài nó, sự vật này tuy thế sự thực chỉ đặt ra, tư duy, tri giác, cảm nhận trong ý thức. Thực tại độc lập với nó mà nó nhắm tới cũng từ sự kiện là nó nhắm, phụ thuộc nó, biến chuyển nó đơn giản là do thực tế nhắm tới. Nội tại của hành vi đặt để đối tượng có thể gọi là mạnh hơn ý hướng siêu việt. Từ vòng khó chuyển này, vòng của tư tưởng, ý thức, mặc dầu tất cả khách quan tính của sự vật được tư duy cũng không thể ra khỏi. Nó vẫn vĩnh viễn bế tỏa chính nó, giảm trừ vào thế giới những "vị trí" và biểu tượng của nó.

5/ Theo thuyết chủ quan hoài nghi, ý thức cô lập với tất cả siêu việt đối với nó; sự cô lập này không từ nguyên ủy thường nghiệm và chính vì thế nó cũng không thể bị phủ bác trên bình diện thường nghiệm. Trước tiên nó không là một phương diện phụ thuộc, được thêm từ bên ngoài vào hiện tượng nhận thức; song nó nẩy sinh từ chính lãnh thổ của nhận thức và tiên thiên sinh ra từ những đặc chất chủ yếu. Nó không thể tách rời khái niệm chủ thể, nhất là nếu người ta coi chủ thể không hoàn toàn chìm đắm vào chức năng nhận thức của nó, song còn tiêu biểu như thể một "hữu tự tại/Fürsichseins".

6/ Ở đây  chúng ta không tránh khỏi đương đầu với một tương phản của ý thức. "Chủ thể ra khỏi nó" trong chức năng nhận thức không hòa giải với "đóng kín tự tại" của nó.

Đề : Ý thức phải tự thoát ra ngoài, miễn là nó lĩnh hội cái gì ở ngoài nó, nghĩa là miễn sao nó là ý thức có nhận thức.

Phản đề : Ý thức không thể tự thoát ra ngoài, do nó chỉ có thể nắm giữ được những nội dung của nó, nghĩa là ý thức có nhận thức.

Mâu thuẫn cũng nằm giữa bản chất của nhận thức và bản chất của ý thức. Mâu thuẫn này không thể tránh khỏi, bởi chỉ có một ý thức có thể nhận thức. Hoặc là bản chất của nhận thức bị công lý của ý thức tiêu diệt, hoặc công lý của ý thức bị hiện tượng của nhận thức tiêu diệt.

7/ Nhìn từ khách thể, nhận thức là xâm nhập của xác định khách thể vào trong chủ thể và xác định gián tiếp hình ảnh của nó trong chủ thể. Sự xâm nhập này của khách thể vào chủ thể cũng kỳ bí như thể chủ thể ra khỏi nó. Khách thể không phải đóng kín trong khu vực của nó, song xâm nhập vào khu vực chủ thể cũng bị ngăn cấm qua bản chất của tương quan nhận thức. Làm thế nào khách thể có thể dưới hình thái hình ảnh tái tạo những đặc tính của nó trong chủ thể, trong khi nó không thể tự dẫn vào trong chủ thể cũng như không tự thành hình ảnh, song nó vẫn là siêu việt và rõ ràng vẫn khu biệt với hình ảnh trong hành vi nhận thức và xem như hữu tự nội ? Nan đề này có thể không được mọi triết học nội tại chú trọng, bởi vì không nhìn thấy là ý thức của hữu tự nội đi với mọi ý thức khách thể.

8/ Tương phản của khách thể thì như thể phản diện của tương phản của ý thức :

Đề : Những đặc tính của khách thể phải là từ một cách thông giao với chủ thể, miễn là có nhận thức. Hình ảnh xây dựng trong  chủ thể phải khách quan, nghĩa là mang những đặc tính của khách thể: khách thể cần chuyển những đặc tính này cho nó. Song khách thể như vậy có thể xác định chủ thể mà không làm tổn hại siêu việt của nó.

Phản đề : Khách thể không thể xác định hình ảnh xây dựng trong chủ thể, vì những đặc tính của nó vẫn siêu việt trong khu vực của chủ thể. Ý thức mà người ta có từ khách thể không làm mất siêu việt của nó; siêu việt này vẫn còn nguyên. Ý thức rõ ràng nhắm vào khách thể như một hữu hiện hữu tự tại, mà nhận thức không bổ xuyết gì cả.

9/ Ở đây có mâu thuẫn giữa bản chất của nhận thức với bản chất của khách thể và đối lập này không thể tránh khỏi, vì chỉ có một khách thể có thể được nhận biết; mọi nhận thức luôn luôn là nhận thức của một khách thể. Hoặc hiện tượng của nhận thức bị siêu việt của khách thể phá hủy, tuy nhiên siêu việt là bộ phận ở trong toàn bộ của hiện tượng; hoặc siêu việt này bị hiện tượng của chính nhận thức xóa bỏ.[9]  

--------------------------------------

[9] Hartmann, Sdt :

6. Kapitel. Analyse des Erkenntnis problems (Aporetik der Erkenntnis)

a) Die allgemeine Aporie der Erkenntnis.

1/ Wie kann zwischen diesen beiden eine aktuelle Relation bestehen, da doch ihre Sphären derart getrennt und einander transzendent sind, daß jede von ihnen auch außer der Relation für sich besteht ?

2/ Wenn Subjekt und Objekt mit ihrem ganzen Sein nur Erknnendes und Erkanntes wären und in der Erkenntnisrelation aufgingen, so könnte diese als das Primäre aufgefaßt werden.

3/ Vom Subjekt aus gesehen ist Erkenntnis ein Erfassen des Objekts. Nun kann das Subjekt seine eigene Sphäre nicht bis auf das Objekt erweitern, kann es nicht selbst umfassen und in sich einbeziehen.Es muß vielmehr über seine Sphäre hinaustasten nach ihm, muß aus sich heraustreten und außer sich sein, um es erfassen zu können.   

4/ Wie kann das Subjekt aus sich heraustreten? Zum Wesen des Bewußtseins gehört es, daß es nie etwas anderes als seine eigenen Inhalte zu fassen bekommt, nie aus seiner Sphäre heraustreten kann. Dieser Grundsatz, den man den "Satz des Bewußtseins" genannt hat, besagt folgendes : indem das Bewußsein etwas setzt  als  außer ihm seiend, ist dieses in Wahrheit eben doch nur in ihm gesetzt, gedacht, angeschaut, empfunden. Es macht das von ihm Unabhängige, das es meint, eben dadurch, daß es es meint, nichtsdestoweniger abhängig  - eben zum bloß Gemeinten. Die Immanenz  des Setzens ist gleichsam stärker als die Intention des Transzendenten. Aus diesem ehernen Ring, dem "Zirkel des Denkens" kommt das Bewußtsein bei aller Objektivität des Gedachten nicht heraus. Es bleibt ewig in sich gefangen, auf die Welt seiner Setzungen und Vorstellungen allein angewiesen.

5/ Diese skeptisch-subjektivistische Abschließung des Bewußtseins gegen alles ihm Transzendente ist nicht empirischen Urprungs, daher auch nicht empirisch zu widerlegen; sie ist auch nicht von außen  an das Erkenntnisphänomen herangetragen, sondern wächst auf dessen eigenstem Boden, aus seinen Wesenszügen a priori hervor .Sie haftet unlöslich dem Subjektsbegriff an, zumal in Rücksicht auf die Tatsache, daß derselbe in der Erkenntnisfunktion keineswegs aufgeht, sondern das Merkmal des "Fürsichseins" an sich hat.

6/ These : Das Bewußtsein muß aus sich heraustreten, sofern es etwas außersich erlaßt, d.h. sofern es etwas außer sicherfaßt, d.h. sofern es erkennendes Bewußtsein ist.

Antithese : das Bewußtsein kann nicht aus sich heraustreten, sofern es nur seine Inhalte erfassen kann, d.h. sofern es erkennendes Bewußtsein ist.

7/ Wie kann das Objekt im Subjekt die Wiederkehr seiner Bestimmtheiten an einem Bilde hervorbringen, da es doch selbst nicht in Subjekt übergeht, selbst nicht zum Bilde wird, sondern ihm transzendent gegenüber bleibt und im Erkenntnisakt deutlich vom Bilde unterschieden und als Ansichseiendes gemeint wird ?

8/ These : Die Bestimmntheiten des Objekts müssen dem Subjekt irgendwie übermittelt werden, sofern Erkenntnis stattfindet; das Bild im Subjekt kann nur "objektiv" sein, d.h. die Züge des Objekts tragen, wenn das Objekt sie irgendwie auf dasselbe übertragen kann; in diesem Übertragen ist aber die Transzendenz des Objekts für das Subjekt bereits durchbrochen.

Antithese : Die Bestimmtheiten des Objekts können sich auf das Bild im Subjekt nicht übertragen, sie bleiben der Sphäre des Subjekts transzendent; denn im Objektbewußtsein ist die Transzendenz des Objekts für das Subjekt nicht durchbrochen, sondern bleibt intakts; es meint das Objekt gerade als Ansichseiendes, welches gleichgültig ist gegen sein Erkanntwerden.

9/ Der Widerspruch besteht hier zwischen dem Wesen der Erkenntnis und dem Wesen ihres Gegenstandes. Er ist unausweichlich, weil nur ein Gegenstand erkannt werden kann, resp. weil Erkenntnis immer nur Erkenntnis eines Gegenstandes sein kann. Entweder hebt sich das Phänomen der Erkenntnis an der Transzendenz des Gegenstandes, die selbst zu eben diesem Phänomen gehört, auf; oder die Transzendenz des Gegenstandes hebt sich am Phänomen der Erkenntnis auf.

 Bị chú : chỉ trích dẫn những đoạn cần thiết trong 9 điểm nói trên ở nguyên văn tiếng Đức.

 

(còn nữa)    

 Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2018