Đặng Phùng Quân
NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :
NICOLAI HARTMANN
kỳ 38
kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6
,
kỳ
7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14,
kỳ 15,
kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25, kỳ 26, kỳ 27, kỳ 28, kỳ 29, kỳ 30, kỳ 31, kỳ 32, kỳ 33, kỳ 34, kỳ 35, kỳ 36, kỳ 37, kỳ 38,
Hartmann nhận định hữu thể tính trong vấn đề nhận thức cũng có một vị thế trên vấn nạn tri thức chủ yếu hoàn toàn khác với tâm lý tính và luận lý tính. Chính vì thế nó không thể là vấn nạn về sự phân sáp với vấn đề tri thức, như thể với cả hai thành phần tâm lý và luận lý của vấn đề nhận thức.[78]
Tuy nhiên theo ông, việc không thể phân sáp vấn đề hữu thể và vấn đề tri thức này đã làm cho vấn đề tri thức trở thành một vấn đề siêu hình. Chính vì thế người ta có thể định tính toàn bộ nhóm vấn đề hữu thể-tri thức luận như là siêu hình tính trong vấn đề nhận thức và nhóm này cấu thành một phần chủ yếu, đồng chất, phải đối lập về phương diện tâm lý cũng như về phương diện luận lý.[79]
Ông giải thích rõ hơn, hai phương diện nói trên là những mặt phi-siêu hình của vấn đề nhận thức, do đó có thể phân minh rõ ràng với phần tri thức của vấn đề này. Như vậy nếu trước đây, người ta chỉ chú trọng đến vấn đề hữu thể, thì ngày nay người ta lại đặt mình vào một quan điểm hầu như chuyên chú vào tâm lý và luận lý; với thái độ này, tưởng là đã luận giải được vấn đề nhận thức một cách toàn diện và đạt được yếu tính của nó. Song Hartmann nhận định, cả hai cách nhìn này xét nghĩ cùng một vấn đề, không những hoàn toàn khu biệt, mà còn tuyệt đối tương phản, tất yếu là xung khắc vơi nhau. Quả thực triết học hiện đại hầu như đã phân chia ra hai phe, đối chọi giữa trường phái thiên luận lý với trường phái thiên tâm lý gtrong lý luận nhận thức. Theo ông, xung đột giữa hai xu hướng này hoàn toàn viển vông, vì thực sự không phải họ đối diện về cùng một vấn hai đề, mà là những vấn đề hoàn toàn khác nhau; hơn thế nữa, hai vấn đề mà họ đối đầu không phù hợp với vấn đề thực, vấn đề nhận thức đúng nghĩa của nó.[80]
-------------------------------------
[78] Hartmann, Sdt. :
Das Ontologische im Erkennisproblem nimmt also eine ganz andere Stellung zur gnoseologischen Kernfrage ein als das Psychologische und Logische. Deswegen kann es sich nicht um seine Ablosung in demselben Sinne handeln, wie um die der beiden letzteren.
[79] Hartmann, Sdt. :
Aber durch die Unablösbarkeit des Seinsproblems vom engeren Erkenntnisproblem wird dieses selbst zu einem metaphysischen Problem. Infolgedessen darf man die ganze ontologisch-gnoseologische Problemgruppe als das Metaphysische im Erkenntnisproblem bezeichnen und sie als einheitlichen Bestandteil sowohl dem Psychologischen als dem Logischen gegenüberstellen.
[80] Hartmann, Sdt. :
Was die beiden letzteren Bestandteile anlangt, so lassen sie sich dementsprechend - und ungeachtet ihrer im übrigen sehr charakteristichen Heterogeneität - unter dem Titel des Unmetyaphysischen im Erkenntnisproblemzusammenfassen. Hier gilt es saubere Problemscheibyng gegen das eigentlich Gnoseoliogische walten zu lassen.Während in älterer Zeit das ontologische Interesse das maßgehende im Erkenntnis problem war, zeigt die Gegenwart fast ausschließlich psychologische und logischer Einstellung. Beide Einstellunbgen treten mit dem Anspruch auf, das Erkenntnisproblem als Ganzen zu vertreten und in seinem Kernpunkt zu erfassen,Das aber ihre Auffassungen desselben daber weit auseinanderklaffen, ja einander diametral entgegengesetz sind so müssensie notwendig in Streit garaten. Tatsächlich ist die Philosophie unsere Zeit vom Gegensatz psychologischer und logizistischer Erkenntnis theorie nahezu in zwei Lager aufgeteilt> Indessen ist der Streit dieser beiden Richtungen ein vollkommen müßiger. Denn erstens behandeln sie in Wirklichkeit gar nicht dasselbe Problem, sondern zwei grundverschiedene. Und zweitens deckt sich keins von beiden mit dem eigentlichen, d.h. dem engeren Erkenntnisproblem.
(còn nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2019