Đặng Phùng Quân

NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :

NICOLAI HARTMANN

kỳ 24


kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6 , kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24,

 

 

Trong tiết cuối cùng của chương 30 về những nan đề của sự vật tự tại, Hartmann đề cập đến giải trừ những nan đề cơ bản duy tâm, có căn rễ từ cùng một động cơ nền tảng. Động cơ này được xu hướng duy tâm luận lý diễn giải rất nghiêm cách : Nếu ta khẳng định một siếu việt thể như hiện thể, khẳng định này cũng như mọi khẳng định khác, thực hiện như thể một hành vi tư duy. Thực sự siêu việt đã được xác định trong tư tưởng, và hoàn toàn không ở ngoài tư tưởng. Có thể nói thực sự không có siêu việt thể nào được xác định; vì cũng ở đó xác định của tư tưởng làm cho nó tự tại, có nghĩa là đặt để một nội tại. Rốt cuộc cái mà tôi đặt để, chính là một thực tại nội tại, ở trong tư tưởng của tôi. Như vật tôi tuyệt đối không thể tư duy sự vật tự tại, song chì về một cấu trúc nội tại của tư tưởng. Tư tưởng triệt hủy nó do đặt để nó. Chứng lý này là mặt khác tinh tế từ nguyên lý ý thức trong luận lý, cái "vòng tư tưởng" phi chủ thể.. Những lý chứng trên đối lập điều đã nói : tôi chẳng có kinh nghiệm nào về sự vật tự tại, song tôi cũng chẳng thể nghĩ  đến nó từ tiền nghiệm.[48]

Điều thật sự chân thực trong đó là tư tưởng đương nhiên không thể tự vượt, không thể trở thành phi tưởng. Và tư tưởng phải trở nên như vậy, nếu muốn nghĩ một điều gì đó vẫn là của phi tưởng, song cái khó khăn này không liên quan gì đến đối tượng của tư tưởng. Bởi tư tưởng, là tư tưởng một cái gì không là chính tư tưởng và ở ngoài tư tưởng. Nói khác đi, tư tưởng chỉ có thể nghĩ về chính tư tưởng và không có gì thuộc tư tưởng mang trên đối tượng. Tư tưởng như vậy bị kết vào trùng phức vô ích. Thực sự nó chẳng là gì cả. Và rõ ràng là cái tự do của tư tưởng theo đúng nghĩa nói đến, dựa vào chỗ tư tưởng có thể biểu hiện bất kỳ đối tượng nào, lạ lùng như có thể từ bản chất nó có thể là chính tư tưởng. Không những người ta có thể nghĩ cái gì đó không thuộc về tư tưởng, ngay chính cái gì đó không thể  tư duy được, vì người ta có thể hình thành một khái niệm rõ ràng hoàn toàn là cái không thể tư duy được. Vả lại chính ở chỗ đó, tất cả nan đề của tư tưởng có thể khả hữu. Tất cả hành vi tư tưởng quả thực nhắm vào cái gì không thuộc tư tưởng, nói đúng hơn là cái gì hiện hữu tự tại một cách độc lập với tư tưởng. Cái siêu việt có thể là đối tượng của tư tưởng, cũng như cái nội tại. Trong tư tưởng không phải cái đối tượng được tư tưởng mà trở thành tư tưởng.  Tư tưởng là cái luôn luôn được tư tưởng, tuy nhiên đối tượng của cái được tư tưởng tự bản chất luôn luôn là cái khác với tư tưởng. Ở đây quả thực có một nghi nghĩa/Äquivokation về ngôn ngữ dẫn đến sai lạc : "Tư duy cái gì" có thể có nghĩa "tư duy một cái gì tư duy" và "tư duy về một đối tượng". Cả hai chuyển biến là khác biệt cơ bản. Trong ý nghĩa thứ nhất, tôi có thể nghĩ đến cái được tư duy, trong ý nghĩa thứ hai là đến cái không được tư duy. Cái nghi nghĩa ẩn dấu này là một cái có lẽ trong trường hợp thứ nhất vòng tư tưởng của những ai bảo vệ  vẫn còn mờ mịt.[49]

 

----------------------------------

[48] Hartmann, Sdt.

d) Auflösung der idealistischen Grundaporie : Ich kann also gar kein Ding an sich denken, sondern nur ein Denkgebilde. Das Denken hebt es, indem es es setzt, zugleich wieder auf. Dieses Argument ist die ins Logische gewandte Kehrseite vom Satz des Bewußtseins, der subjektlose  "Zirkel des Denkens". Den obigen Argumenten gegenüber besagt es : ich habe vom Ding an sich nicht nur keine Erfahrung, sondern ich kann es auch a priori gar nicht denken .

[49] Harrtmann, Sdt.

Darin ist soviel Richtiges, daß das Denken natürlich nicht  über sich hinaus kann, nicht zum Nichtdenken werden kann. Denn das müßte es, wenn es ein Nichtgedachtes denken wollte. Aber den Gegenstand des Denkens trifft diese Aporie gar nicht. Alles Denken ist vielmehr Denken eines Etwas, das nicht es selbst, sondern außer ihm ist. Sonst gäbe es überhaupt nur das Denken des Denkens und gar kein Denken von Gegenständen. Zu dieser unfruchtbaren Tautologie ist das Denken in Wahrheit keineswegs verurteilt. Im Gegensteil, darin gerache besteht seine mit Recht so viel betonte Freiheit, daß es sich eben alles denken kann, wie denkfremd es an sich sein mag. Es denkt nicht nur das Nichtgedachte, sondern auch das Nichtdenkbare; wie es denn einen vollkommen klaren Begriff des Undenkbaren gibt. Und dadurch erst wird die ganze Aporie des Denkens möglich. Alles Denken meint vielmehr ein Nichtgedachtes, oder richtiger ein Etwas, das unabhängig von ihm an sich besteht. Das Transzendente kann genau so gut Gegenstand des Denkens sein wie das Immannente. Im Denken wird ja nicht der Gegenstand zum Gedanken. Der Gedanke ist das ewig-nur-Gedachte, nicht aber der Gegenstand des Gedankens; dieser ist das ewig denkfremde. Hier wirkt eine sprachtiche Äquivokation irreführend : "Etwas Denken" kann heißen "einen Gedenken denken" und "einen Gegenstand denken". Beide Transitiva sind grundverschieden. Im ersteren Sinn kann ich nur Gedachtes denken, im letzteren nur Nichtgedachtes. Diese versteckte Äquivokation ist es vielleicht in erster Linie, was den Zirkel des Denkens seinen Vertretern so gut wie undurchschaubar macht.

(còn nữa)    

 Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2018