Đặng Phùng Quân
NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :
NICOLAI HARTMANN
kỳ 20
kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6 , kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20,
Tuy nhiên những khó khăn mang trên thử thách, trên xác tín lân cận của tính chủ thể, không phải trên hiện hữu của nó. Hiện hữu không những có thể dễ dàng nắm được, song còn khả hữu với một xác thực, không cần nhận thức nào khác. Nếu chủ thể không thể biết được, không phải vì nó ở quá xa, mà đúng ra là vì nó quá gần; gần gũi này khiến nó không trở thành khách thể, vì tự khách thể có một khoảng cách giữa nó và chủ thể. Do đó, một lần nữa xin nhắc lại là điều này chỉ liên quan đến thân phận chủ thể, không phải đến hiện hữu của nó. Như thể hiện hữu, chủ thể hoàn toàn gíống những khách thể. Chính đó là lý do tại sao khi thực hiện suy tưởng về nhận thức tự tại, là người ta đã xâm nhập vào vùng lân cận trực tiếp, có thể nói vào ngay trung tâm của nhận thức, của chủ thể hiện hữu, cũng như của một sự kiện hiển nhiên, đáng kể, trực quan tự nội.
Biểu ngữ Cogito ergo sum/tôi suy tưởng vậy tôi hiện hữu có thể xem như tính xác thực đầu tiên, song hiện diện trực tiếp này của chủ thể tự tại chưa chứng tỏ được nhận thức chính xác được bản tính của tự ngã, nhưng chỉ ra được hiện hữu của chủ thể, so với hiện hữu của tha thể. Điều này còn hàm ngụ hiện diện của chủ thể trực tiếp là điểm tựa cho nhận thức cũng như hành động, trong ý thức mọi sự vật, nghĩa là hành vi của nhận thức của chúng ta gián tiếp vén mở hiện hữu. Chính trong nhận thức mọi đối tượng mà chúng ta nhận thức được chủ thể.
Như đã nói đến ở trên, Hartmann xác định quả thực không có gì sai lầm hơn là luận về vấn đề khách thể khởi từ chủ thể. Sai lầm cơ bản của thuyết chủ quan là không nhận ra điều này.[36]
Trong cảnh huống miêu tả nơi trên, có thể nhận ra hệ thống triết lý phải biểu hiện một bộ diện hoàn toàn khác với hệ thống hữu thể vừa nói đến. Cho nên phải theo một con đường hầu như trái ngược.
Con đường tư tưởng khởi sự trên cơ sở của những qui phạm đã phát triển lâu đời, đó là lý luận của nhận thức, của luận lý, của đạo đức. Từ chính những cơ sở nền tảng của chúng, đây là những qui phạm khách quan và tiên nghiệm, dầu một phần lớn những dữ kiện của chúng là những dữ kiện thường nghiệm.
Tiếp đến là tâm lý học dẫn ta từ khách thể về chủ thể, dựa trên những tương quan đã cho nối liền những khách thể với khu vực chủ thể.
Chỉ ở chỗ cuối cùng này, có thể đặt vấn đề hữu thể luận, mà đối tượng, nghĩa là hữu thể nói chung, tự nội là cái thứ nhất và là nền tảng của mọi thứ còn lại. Những bước ngắn thận trọng, có thể khiến phiêu lưu, song không sa đà vào chỗ tư biện, trước tiên phải đi đúng trên nền tảng an toàn của những qui phạm khách thể và dựa trên cơ sở vững chãi. Để thực hiện nhiệm vụ này, không có những điểm tựa nào khác những cái do nhận thức, hành động v.v... và cùng với mạng lưới những tương quan mà những qui phạm này cung ứng, dẫn hữu thể luận về xuyên khách thể. Công trình của hữu thể luận phê phán nhấn mạnh vào chỗ phân tích những tương quan này, mà một trong những thảnh phần ít ra đã được cho mỗi lần. Nó phải làm cho chúng ta hiểu được là phải tái phối hợp trong toàn bộ hữu, toàn bộ như thế vượt khỏi nhận thức, phần này của hữu đối với chúng ta là từ cái cho, song tự nội là thuộc cái thứ yếu, so với toàn bộ của hữu thể. [37]
------------------------------------
[36] Hartmann, Sdt :
Aber die Schwierigkeit bezieht sich nur auf das Quale, auf die nähere Bestimmtheit des Subjektiven, nicht auf sein Vorhandensein. Dieses zu erfassen ist nicht nur sehr einfach, sondern auch mit einer Gewißheit möglich, die sonst keiner Erkenntnis eignet. Die Unfaßbarkeit des Subjekts beruht ja nicht auf seiner Fernstellung, sondern gerade auf seiner Nahstellung; diese macht es den Objekten wesensfremd, denn zum Objekt gehört die Distanz gegen das Subjekt, nicht seine Existenz. Als Existierendes ist es vielmehr den Objekten vollkommen gleigestellt. Daher, wenn die Reflexion der Erkenntnis in sich selbst vollzogen ist, so stößt man mit schon in unmittelbarer Nähe, gleichsam im Wesenszentrum der Erkenntnis, auf das seiende Subjekt, wie auf eine fühlbare, innerlich anshaubare Tatsache.
Das Cogito ergo sum als erste Gewißheit besteht demnach zu Recht. Diese Nahstellung des Subjekts gegen sich selbst involviert zwar kein nähere Erkenntnis desselben; aber sich seiner überhaupt zu vergewissern, ist viel einfacher und leichter als das Gleiche beim sonstigen Sein. Man findet das Subjekt als Gegenhalt alles Erkennens und Handelns unmittelbar vor. Seine Gegebenheit begleitet als unbemerkte Mitgegebenheit alles Objektbewußtsein. Seine Erkenntnis ist eine allem Erkennen anhaftende Miterkennbarkeit. Aber diese Gegebenheit isy keine selbständige, sondern ein Annex der Objektgegebenheit, und in diesem Sinne ist sie vermittelt. Außerdem ist sie inhaltlich nur minimale Gegebenheit. Sie deckt sich mit ewiger Verborgenheit. Denn zum Bewußtsein kommt doch nur das nackte Dasein des Subjekts.
Nichts ist daher verkehrter, als ein Objektproblem vom Subjekt aus in Angriff nehmen zu wollen... Vielmehr kann das Subjektproblem nur vom Objekt aus angegriffen werden.
[37] Harmann, Sdt :
d) System des Seins und System der Philosophie :
Auf Grund dieser Sachlage muß das philosoische System wesentlich anders aussehen als das Seinssystem, das es darstellen will. Es muß nahezu den umgekekehrten Weg beschreiben.
Den breitesten Raum als Grundlagen müssen die gut bearbeiteten, altgepflegten Disziplinen. Erkenntnistheorie, Logik, Ethik einehmen...Sie sind in ihren Grundlagen objektiv und apriorisch, obgleich das Subjekt in sie einbezogen und die breite Mannigfaltigkeit ihrer Gegebenheit empirisch ist...
An zweiter Stelle erst kann der philosophische Gedanke die Einstellung der Psychologie gewinnen, die von der Gesamtkeit der Objektgebiete zurücklenkt auf das Subjekt und sich dabei in jeder Hinsicht an die bereits gegebenen Beziehungen halten muß, die von den Objekten zur Subjektsphäre walten...
Aber erst an dritter und letzter Stelle könnte die Ontologie stehen, deren Gegenstand, das Seiende überhaupt, an sich das Erste und jenem allem Zugrundeliegende ist. Die wenigen vorsichtigen Schritte, die sie zu machen wagen kann, ohne sich spekulativ zu versteigen, müssen erst recht vom gesicherten Boden der Objekt-Disziplinen ausgehen und fest auf ihnen fußen.Sie hat für ihre Aufgabe auch keine anderen Anhaltspunkte als die, welche auf dem Felde der Erkenntnis, der Handlung usw. sich vorfinden und mit irgendwelchen seienden Relationen, in die sie eingebettet πρός ήμάς sind, ins Transobjektive hinausweisen. In der Analyse solcher Relationen, von denen wenigstens ein Glied gegeben ist, besteht die Arbeit der kritischen Ontologie. Sie ist die Orientierung des nur πρός ήμάς gegebenen, aber an sich zufälligen Ausschnittes über seine wirkliche Einbettung in das im übrigen unbekannte Ganze des Seins.
(còn nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2018