Đặng Phùng Quân
NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :
NICOLAI HARTMANN
kỳ 13
kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6 , kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13,
g) Nan đề hữu thể luận ẩn dấu sau những nan đề nhận thức luận, hay nan đề về hữu thể.
4/ Trong trường hợp xuyên khách thể về nguyên tắc có thể được biết, mặc dầu thực sự không được biết, nghĩa là về mặt bản chất của nó là "khả niệm/intelligibel", nó vẫn có thể xuất hiện trong tương quan nhận thức luận mở rộng tới quá trình; đứng về phương diện cần phải chấp nhận chỉ ở trong tương quan và hiện diện cho tương quan. Nếu cứ như quá trình bên trong có một giới hạn ở bên kia nó thì không thể đi theo những dự tưởng của ý thức vấn đề, nghĩa là cứ như xuyên khách thể bao hàm một phi lý (đúng ra là một xuyên khả niệm), cứ như nó/xuyên khách thể không lẫn với tương quan nhận thức luận, luôn luôn mở rộng. Chừng nào mà quan hệ của nó với chủ thể không những chỉ là nhận thức thực tại hay khả hữu, song còn là tự đối diện hữu, mà cấu trúc tương quan của nó thực không phải để đặt thành vấn nạn, mà còn thiết yếu không cần biết. Tương quan này như vậy là một tương quan hữu thể.[22]
5/ Tương quan hữu thể ẩn dấu đằng sau tương quan nhận thức là cái gì, điều này rõ là một nan đề. Sự vật hiện hữu là gì, cứ như nó độc lặp với mọi khả tri tính, có phải hiểu như "vật tự tại" ? Hay ý nghĩa tích cực nào của cái phi lý/Irrationale (hay siêu khả niệm/Transintelligible) ngoài giá trị tiêu cực của giới hạn với quá trình nhận thức ? Và tương quan hữu thể có ý nghĩa gì giữa nó và chủ thể hiện hữu ? Ở đây có thể thấy trước là khai triển sâu xa vấn đề nhận thức phải bảo đảm tiên khởi một cơ sở hữu thể, trước mọi xác định chặt chẽ mối tương quan nhận thức là những nan đề của vật tự tại và những nan đề của phi lý không bao gìờ coi như trùng hợp với những nan đề của vật tự tại/von aller näheren Bestimmung der Erkenntnisrelation die Aporien des Dinges an sich und die mit ihnen keineswegs zusammenfallenden Aporien des Irrationalen zu behandeln sind.[23]
6/ Dù sao nữa nan đề căn bản vẫn là điều này. Làm thế nào cái đáng ngờ trong hiện tượng của nhận thức từ những tương quan của hữu nói chung có thể hiểu được, chính những tương quan này còn đáng ngờ hơn ? Cái trở thành khách thể, cái khả tri, và tương quan của nó với chủ thể, chúng ta có thể biết ít ra như thể hiện tượng. Vật tự tại, cái phi lý, tương quan của hữu với chủ thể, chúng ta không biết. Và rõ ràng phân tích vấn đề nhận thức hoàn toàn rõ được những phương diện hữu thể này; cũng những phương diện này hầu như tuyệt đối chứa trong vấn đề của nhận thức và chỉ ra vấn đề này như một tổng thể nằm trong một toàn bộ những vấn đề rộng lớn hơn, ít ra là nếu không có sự soi sáng nguyên lý này, chính nó không thể xác định được thành phần then chốt siêu hình của vấn đề nhận thức.[24]
7. Chúng ta biết mối tương quan của hữu nhờ vào sự kiện tương quan nhận thức; song phải dẫn nó trở lại như đã khả trương, có thể như thành phần phụ thuộc, đặt định trong một hệ thống/cấu trúc toàn bộ từ những tương quan của hữu. Cho nên trong đó là một mâu thuẫn, không thể phủ nhận.Tuy nhiên mâu thuẫn này không ảnh hưởng đến tương quan của nhận thức và hữu, song ở mỗi trường hợp lại diễn ra trong cái biết đến cái không biết, giải thích dữ kiện qua cái khai mở, giả định. Những bước tiến của hữu thể luận phải được chứng thực qua những bước tiến của nhận thức luận, mà đúng ra nền tảng của nó trước tiên cho từ hữu thể luận này. Tương quan hữu thể thì cũng phi lý như tương quan nhận thức, tuy nhiên hiện hữu của nó được nhận biết từ hiện thực của cái sau này; vì trong vấn đề và tiến trình mối liên lạc trực tiếp giữa chủ thể và sự vất hiện hữu đã bao hàm trong đó. Cho nên phủ nhận sự việc có thể loại trừ vấn đề hữu thể ra khỏi vấn đề nhận thức.[25]
8. Vấn đề giới hạn hữu thể của nhận thức là gián tiếp đối với toàn bộ độ tuyến/Stufenreihe quyết định những nan đề phát triển. Nó bao hàm chúng tự tại và là tiêu điểm của chúng. Giải quyết của nó phải là giải quyết toàn bộ. Khả hữu của "lĩnh hội khái quát", của dữ kiện, của nhận thức tiên thiên, của tiêu chuẩn, của vấn đề và tiến trình, phụ thuộc hiển nhiên vào bản chất của sự vật hiện hữu, của chủ thể hiện hữu và tương quan nền tảng hiện hữu thống nhất chúng.Vấn đề giới hạn sau cùng πρός ήμάς/đối với chúng ta liên hệ tới cơ sở tự tại đầu tiên và yểm trợ toàn bộ. Vấn đề cơ bản siêu hình của nhận thức là một vấn đề hữu thể luận.[26]
------------------------------------------
[22] Hartmann, Sdt. 6. Kap.
g) Die ontologische Aporie hinter der gnoseologischen, oder die Aporie des Seins.
4. Soweit das Transobjektive noch prinzipiell erkennbar, wenn auch nicht erkannt ist, d. h. so weit es zu seinem Wesen gehört, "intelligibel" zu sein, geht es in der zum Progreß erweiterten gnoseologischen Relation noch auf; insoweit ließe sich allenfalls noch annehmen, daß es nur in der Relation und für sie bestehe. Sofern aber auch der Progreß innerhalb seiner eine Grenze findet, über die hinaus er den Antizipationen des Problembewußtseins nicht folgen kann, d. h. sofern das Transobjektive ein Irrationales (genauer, ein Transintelligibles) enthält, so geht es auch in einer wie immer erweiterten gnoseologischen Relation nicht auf. Insofern is seine Beziehung zum Subjekt nicht mehr die wirklicher oder möglicher Erkenntnis, sondern einfach die eines seienden Sichgegenüberstehens, dessen relationale Struktur zwar nicht in Frage stehen kann, aber deswegen keineswegs erkennbar zu sein braucht. Diese Relation ist also eine ontologische.
[23] Hartmann. Sdt. 6. Kap.
5. Was diese ontologische Relation hinter der gnoseologischen ist, das eben ist die Aporie. Was ist die seiende Sache, sofern sie unabhängig von aller Erkennbarkeit dasteht, was ist unter dem "Ding an sich" zu verstehen ? Welchen positiven Sinn hat das Irrationale (Transintelligible) abgesehen von seinem negativen Grenzwert am Erkenntnistprogreß ? Und was bedeutet die Seinsrelation zwischen ihm und dem seienden Subjekt ? Hier läßt sich voraussehen, daß der tieferen Entwicklung des Erkenntnisproblems die Sicherung einer ontologischen Grundlage wird vorausgehen müssen, daß vor aller näheren Bestimmung der Erkenntnisrelation die Aporien des Dinges an sich und die mit ihnen keineswegs zusammenfallenden Aporien des Irrationalen zu behandeln sind.
[24] Hartmann, Sdt. 6. Kap.
6. Die Grundaporie in alledem aber ist diese. Wie kann überhaupt das Fragwürdige im Erkenntnisphänomen aus Seinsverhältnissen heraus verstanden werden, die doch selbst noch weit fragwürdiger sind ? Das Objizierte, das Erkennbare und seine Relation zum Subjekt kennen wir wenigstens als Phänomen. Das Ding an sich, das Irrationale, die Seinsrelation zum Subjekt kennen wir nicht. Und dennoch weist gerade die Analyse des Erkenntnisproblems ganz deutlich hinüber auf diese ontologischen Momente; dieselben sind im Erkenntnisproblem eben schlechterdings enthalten und zeugen davon, daß dieses als Ganzes schon in einen größeren Problemkomplex eingebettet ist, ohne dessen wenigstens prinzipielle Aufhellung es selbst in seinen metaphysischen Kernfragen gar nicht behandelt werden kann.
[25] Hartmann, Sdt. 6. Kap.
7. Wir wissen um die Seinsrelation nur aus der Tatsache der Erkenntnisrelation; dennoch muß diese auf jene als die umfassende zurückgeführt werden, muß vielleicht als untergeordnetes Glied, eingeordnet in ein ganzes Gefüge von Seinsverhältnissen, verstanden werden. Daß darin ein Widerspruch ist, läßt sich nicht leugnen. Aber dieser Widerspruch betrifft nicht das Verhältnis von Erkenntnis und Sein allein, sondern jeden Fall, in dem Bekanntes auf Unbekanntes zurückgeführt, Gegebenes durch Erschlossenes, Hypothetisches verständlich gemacht wird. Die Schritte der Ontologie sind nur aus Schritten derselben Gnoseologie zu rechtfertigen, deren Grundlagen sie vielmehr erst hergeben soll. Die Seinsrelation ist genau so irrational wie die Erkenntnisrelation, aber ihr Vorhandensein ist erkennbar in der Tatsache der letzteren; denn in Problem und Progreß ist die direkte Bindung zwischen Subjekt und seiender Sache schon mit enthalten. Nur die Leugnung der Tatsache könnte das ontologische Problem vom gnoseologischen ausschließen.
[26] Hartmann, Sdt. 6. Kap.
8. Das ontologische Grenzproblem der Erkenntnis ist mittelbar für die ganze Stufenreihe der entwickelten Aporien entscheidend. Es enthält sie in sich und ist ihr Brennpunkt. Seine Lösung müßte sie alle mit lösen. Die Möglichkeit des "Erfassens überhaupt" der Gegebenheit, der apriorischen Einsicht, des Kriteriums, des Problems und des Progresses wurzelt offenbar im Wesen der seienden Sache, des seienden Subjekts und der sie umspannenden seienden Grundrelation. Das πρόϛ ήμάϛ letzte Grenzproblem betrifft die an sich erste, alles tragende Grundlage. Die metaphysische Kernfrage der Erkenntnis ist eine ontologische.
(còn nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2018