Đặng Phùng Quân
triết học nào cho thế kỷ 21
- 34 -
Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9, kỳ 10 , kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25, kỳ 26, kỳ 27, kỳ 28, kỳ 29, kỳ 30, kỳ 31, kỳ 32, kỳ 33, kỳ 34, kỳ 35, kỳ 36,
Những triển vọng mới của triết học (tiếp theo)
Triết học khởi sinh bắt đầu từ ngạc nhiên nên đi t́m hiểu, kết tập những tư duy để trở thành khoa học của các khoa học. Lịch sử triết học chứng tỏ cho đến thời Khai sáng, công việc của nhà triết học vẫn là nghiên cứu đối tượng thuộc về lĩnh vực vật chất lẫn tinh thần, tiêu biểu sâu sắc nhất ở thời Cổ đại Hy lạp là Aristote, thời hiện đại là Descartes và Leibniz. Nói chung, không có sự khu biệt giữa triết học và khoa học. Những định lư Pythagore, Thalès trong toán học, những định luật Galilée, Newton trong vật lư học, nhà tư tưởng Démocrite quan niệm cơ bản của mọi sự vật là nguyên tử được Monod ngày nay xem như cơ sở của khoa sinh học lượng tử. Không có sự phân rẽ trong việc h́nh thành tri thức luận, trừ khuynh loát của tôn giáo và chính trị, chẳng hạn quan niệm triết học phụ thuộc vào thần học hay một ư thức hệ chủ đạo. Những điển h́nh như Socrate phải uống thuốc độc tự vẫn, Galilée bị treo cổ, lư thuyết Lyssenko sai lầm nhưng vẫn được coi như chân lư khoa học dưới chế độ độc tài [J. Monod từng hỏi: Làm sao Lyssenko có thể thu được khá nhiều ảnh hưởng và quyền lực để áp chế những đồng nghiệp của ông ta,, đạt được ủng hộ của truyền thanh, báo chí, chuẩn thuận của úy ban trung ương đảng và cá nhân Stalin, mà đến nay chân lư làm tṛ cười của Lyssenko lại là chân lư chính thức được Nhà nước bảo hộ c̣n tất cả những ǵ đi sai đường th́ bị “dứt khoát cấm đoán” của khoa học Liên xô] v.v..
Phân hóa khoa học với triết học khởi từ yêu cầu của thực nghiệm, ngay từ thời cổ đại, những Philolaus (470+385 tr. CN) đă quan niệm trái đất không là trung tâm của vũ trụ, Aristarchus (310+250 tr. CN) đă t́m cách tính toán kích thước và khoảng cách của mặt trăng, mặt trời, và nhận định trái đất quay quanh mặt trời, Eratosthènes (276-195 tr. CN) nghiên cứu địa lư, tính toán chu vi trái đất, Hiptarchus (190-120 tr. CN) nghiên cứu tam giác pháp và chu chuyển viên. Husserl trong Die Krisis der Europäischen Wissenschaften und die transzendentale Phänomenologie khi đi t́m hiểu khủng hoảng của khoa học trong thời hiện đại, khai triển những tranh biện giữa những triết học hoài nghi, hay phi triết học với những triết học thực, cũng đă trở ngược về nguồn ư tưởng mới của tính phổ quát khoa học nằm trong sự biến đổi h́nh thái của toán học. Biến đổi này ảnh hưởng đến những khoa học đặc thù kế thừa di sản cổ đại, như h́nh học Euclide, và khoa học hy lạp nói chung về tự nhiên. Những vấn đề đặt ra như làm sao để phát triển toán học thuần túy như một khoa học ư niệm thuần tuư, đến những vấn đề như hiện thể tự thân đối lập với vô số những phương thức chủ quan của dữ kiện là những phương thức của chủ thể tri thức (điều đó dẫn đến việc t́m hiểu hữu thể trong chuyển biến và những điều kiện khả hữu của đồng nhất giữa hữu thể và chuyển biến). Trước việc giải quyết những vấn nạn này cho thấy tiến triển tới việc khai triển luận lư của hữu thể chính là luận lư của thực tại.
Trong triết học hiện đại, xuất hiện một hoạt động triết học nghiên cứu triết học của các khoa học, và lịch sử khoa học, Vào đầu thế kỷ XX, những công tŕnh nghiên cứu nghiêm túc của Pierre Duhem, Emile Meyerson, Ernst Cassirer, Leon Brunschvig, Gaston Bachelard, Alexandre Koyré, trường phái thực chứng luận lư với Hans Reichenbach, Rudolf Carnap, Philipp Frank v.v…; ở nửa sau thế kỷ là những công tŕnh của Jean Cavaillès, Jules Vuillemin, Karl Popper, Carl Hempel, Ernest Nagel, Rom Harré, Georges Canguilhem, René Thom, Claude Imbert, Isabelle Stengers, Pascal Engel, một vài nhà triết học phân tích v.v… Phần lớn những nhà triết học này xuất thân từ khoa học tự nhiên (vật lư học, sinh học v.v…) cho nên không xẩy ra những tư kiến đẳng phái kiểu Sokalt-Bricmont (như nói ở trên).
Quan niệm triết học của khoa học ngày nay quả thực đă khác so với thời đại Descartes. Nhà nghiên cứu khó có thể khởi từ quan niệm về mối liên hệ mật thiết triết học và khoa học, như Descartes xác định: Triết học là cái cây mà siêu h́nh học tạo cội rễ, vật lư học là thân cây mang ba nhánh gồm cơ học, y học và đạo đức học.Khoa học ngày nay đă tạo ra triết học của nó và chính con người từ khủng hoảng của các khoa học cũng như từ hoạt động khoa học dẫn đến những kinh hoàng khủng bố phải đi đặt lại những vấn nạn triết học về khoa học.
Alexandre Koyré (1892-1964), người thày của Kojève và Bataille ở Ecole Pratique des Hautes Etudes, trong những nghiên cứu về Galilée Etudes galliléennes 1935-1939 mở đường cho một cái nh́n mới về cuộc cách mạng khoa học ở thế kỷ 17, cơ chế của vật lư học cổ điển [Koyré cũng nhấn mạnh đến từ cuộc cách mạng khoa học trong thập niên 20 của thế kỷ, với vật lư học lượng tử xem như vật lư học hiện đại] từ vật lư học Galilée, Descartes, Hobbes, khoa học tích cực, khai triển đă tạo cho con người thành “chủ nhân và kẻ chiếm hữu thiên nhiên” chứng thực dục vọng thống trị, và hành động, áp đặt vào thiên nhiên những phạm trù tư tưởng của con người chế tác/homo faber.Quan niệm này theo Koyré không thể lẫn lộn với quan niệm của Bergson (gộp cả khoa vật lư của Aristote với Newton là công tŕnh của con người chế tác). Khoa học của Descartes, lư ưng cũng như của Galilée là “khoa học của nhà kỹ sư”. Tuy nhiên, Koyré phê phán quan niệm này bầy ra những khiếm khuyết của một giải thích toàn diện, không thể xem như một quan niệm của người chế tạo, hay kỹ sư. Ngay cả vai tṛ kinh nghiệm, khai sinh cho một ư nghĩa thực nghiệm cũng có vẻ dị nghĩa: kinh nghiệm không giữ vai tṛ nào trong khai sinh ra khoa học cổ điển này.
Thực nghiệm - nghĩa là đi tra vấn thiên nhiên theo phương pháp luận - phải giả định cà ngôn ngữ để hỏi lẫn từ vựng để lư giải những giải đáp; tuy nhiên khoa học cổ điển tra vấn thiên nhiên trong một ngôn ngữ toán học, chính xác hơn là h́nh học, nhưng ngôn ngữ này, hay chính xác ra là quyết định sử dụng nó, không phải do kinh nghiệm (kinh nghiệm mà nó xác định) đọc cho viết. Về điểm này, Koyré nhất trí với Meyerson trong Identité et Réalité khi luận về nguyên lư quán tính, đă nhận xét “phương cách mà Galilée tŕnh bày sự vật há đă chẳng rơ ràng chỉ ra là từ những kinh nghiệm không thực, nhưng từ suy luận, mà người Đức gọi là những kinh nghiệm của tư duy (Gedankenexperimente): chính trong tri tưởng của ông, Galilée thiết lập mặt phẳng vô cùng trơn, rồi từ từ nghiêng nó theo chiều này hay theo chiều kia…Chính Galilée viết trong Kư thứ tư là “một động cơ nào đó thẩy trên một mặt phẳng nằm ngang, mà tôi nhận thức qua tư tưởng/mente concipio cách biệt khỏi mọi chướng ngại…”. Tóm lại cả hai ông dều nhận xét là những kinh nghiệm ít có phù hợp với những nguyên lư của vật lư học cổ điển. Meyerson khẳng định Descartes quan niệm quán tính từ diễn dịch thuần túy.
Từ nhận xét về phát kiến luật quán tính, Koyré nghĩ có thể xác định thái độ trí thức qua hai việc: h́nh học hoá không gian và giải trừ Vũ trụ, nghĩa là làm biến đi mọi nhận xét khởi từ Vũ trụ trong lư luận khoa học - thay thế không gian cụ thể của vật lư học thời tiền Galilée bằng không gian trừu tượng của khoa h́nh học Euclide. Tuy nhiên chuyển động của nhưng nhà h́nh học không phải là một chuyển động thực, và cả những “vật thể” để chuyển động cũng không thực nữa.
Trong những bài giảng ở Đại học John Hopkins vào năm 1953, xuất bản năm 1957 dưới nhan đề From the Closed World to the Infinite Universe Koyré nhắc lại quan niệm đă tŕnh bày trong nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học và khoa học của những thế kỷ 16 và 17 là trong thời kỳ này tinh thần con người, hay ít ra là tinh thần châu Âu trải qua một cuộc cách mạng sâu xa làm thay đổi cơ cấu tổ chức và mô h́nh tư tưởng của con người, mà cũng từ đó khoa học và triết học hiện đại là căn nguyên mà cũng là thành quả của nó. Cuộc cách mạng này, theo Koyré c̣n có thể gọi là “khủng hoảng của ư thức châu Âu”; phải chăng dấu mốc khởi từ nửa sau thế kỷ, vẫn là tiếng đồng vọng với tự thức của người thầy Husserl vào đêm trước cuộc Thế chiến Hai trong Die Krisis der Europäischen Wissenschaften 1935-36 ?
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html