về một lời vu khoát
 

của Nguyễn Quốc Trụ

 

 

Đào Trung Đạo cho tôi hay, trên mạng “Tin Văn” hay “Tản Viên” gì đó mục gọi là “ghi chú trong ngày”, Nguyễn Quốc Trụ có viết:

“Hồi mới ra được hải ngoại, GCC có đọc 1 "sáng tác" của Thầy Quân, không nhớ ở đâu, báo nào, nhưng đọc 1 phát, là biết liền gốc của nó, là truyện ngắn Bức Tường của Sartre [Koestler thổi, truyện ngắn số 1 viết về cuộc chiến Tây Ban Nha].
Thầy cũng không đi 1 đường tiểu chú, truyện "phóng tác" làm con mẹ gì hết.
Sau, Thầy lại đưa cho NMG đăng trên tờ Văn Học.
Một bạn văn, thân với tờ VH, nhắc NMG, truyện này thuổng của Sartre, đừng đăng, nhưng NMG hình như phán, nếu thuổng, thì lại càng nên đăng!

Đúng là đầu óc lớn gặp nhau!”

 

Nếu là vấn đề lý luận cần tranh luận, tôi sẽ mở rộng vòng tay để phản biện. Song đây là một lời vu khoát, tôi chỉ xác minh mấy điều:

 

1.     Như đã nói ở trong phụ chú 34 của Khái Luận Phê Bình Lý Trí Văn Chương, truyện Tiếng Nói đã đăng trên tạp chí Văn Sài Gòn  trước 1975.  Văn Học ở hải ngoại do Nguyễn Mộng Giác chủ biên lấy đăng lại. Cần phải viết rõ tên NMG ra là Nguyễn Mộng Giác, đã chết, nên không thể kiểm chứng lời nói.

2.     Nguyễn Quốc Trụ có thể trưng ra truyện ngắn nào của tôi khác bản văn “Tiếng Nói”in trên Văn Học mà gọi là phỏng theo truyện Le Mur của Sartre?

3.     Tôi đã không gửi sáng tác hay biên khảo cho Văn Học, kể từ sau khi gửi “Nội truyện”cho Văn Học, và Nguyễn Mộng Giác trong cuộc điện đàm nói với tôi là không đăng được, vì truyện khó quá, “trong khi trình độ độc giả của Văn Học bây giờ chỉ ở lớp 9”. Nguyên văn câu trả lời của Chủ bút VH như thế. Song không phải chỉ một mình NMG đâu, tôi gửi “Ngoại truyện”[ đưa lên gio-o đổi tên cho vui là “Cái lỗ của triết gia”] cho tạp chí khác do một bạn thân chủ trương, cũng không đăng, với lý do nguyên văn y hệt trả lời của NMG. “Nội truyện” và “Ngoại truyện” đã in vào sách Tự Truyện xuất bản năm 1997.

4.     Nguyễn Quốc Trụ được tiếng là xếp chung trong nhóm Nguyễn Xuân Hoàng, Đặng Phùng Quân, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Nhật Duật, ít ra là được nói đến trong một sách của Mai Thảo (ở bài viết về Nguyễn Đình Toàn, tôi không nhớ tên sách, viết về một số người cầm bút), trong bài viết của Huỳnh Phan Anh: “Nguyễn Xuân Hoàng cùng Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật, Nguyễn Quốc Trụ và tôi [HPA] đã gặp nhau và sớm kết thân với nhau trong tình yêu chữ nghĩa hấp dẫn và bất trị…”, trong bài của Nguyễn Văn Sâm: “tôi {NVS]được gọi là Đồ Nho để phân biệt với các bạn văn trong nhóm của Hoàng là Đồ Tây như Huỳnh Phan Anh, Đặng Phùng Quân, Hoàng Ngọc Biên, và có thể thêm Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Quốc Trụ [tuy hai người này không phải nhà giáo]. Những nhà văn đương làm mưa làm gió trên văn đàn Sài gòn lúc đó với phong cách văn chương mới theo kiểu viết của nouveaux  romans hay anti  roman”[bài viết của Huỳnh Phan Anh nhan đề: Nguyễn Xuân Hoàng: Tình Yêu Chữ Nghĩa Hấp Dẫn Và Bất Trị, dẫn trên tr. 23; bài viết của Nguyễn Văn Sâm nhan đề: Nguyễn Xuân Hoàng, Nhà Văn Lững Thững Trong Đời, dẫn tr. 41-42; cả hai bài này in trong tạp chí Khởi Hành số 187/188 tháng 5/6, 2012 với tiêu đề ngoài bìa: chân dung văn học Việt nam: nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng].
  

5.     Trong kỳ này và những kỳ tới, người đọc gio-o sẽ được đọc nguyên tác bài Tiếng Nói của tôi và bài Le Mur (được dịch ra tiếng Việt) của J.P. Sartre để tham chiếu và so sánh.

6.     Lời cuối chuyện này là tôi chỉ biết khoan dung cho lỗi lầm của Nguyễn Quốc Trụ. Trước năm 1975, chúng tôi (Huỳnh Phan Anh và tôi) còn bị lôi tên vào những chuyện tào lao (không đáng nói đến) trong sinh hoạt báo chí văn nghệ lúc bấy giờ, từ những chuyện phê bình do Nguyễn Quốc Trụ và Nguyễn Nhật Duật gây ra.

 

 

Đặng Phùng Quân

09.2012

  

     

© gio-o.com 2012