ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

9

Dẫn nhập

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9,

 

 

PHÊ B̀NH LƯ TRÍ VĂN CHƯƠNG

9. Khoa học văn chương

Trong bài viết Cơ sở phê b́nh luận vị lai [106], tôi đặt vấn nạn: Thế kỷ của khoa học văn chương c̣n lại ǵ? Tôi muốn xác định ở đây thế kỷ nói đến là thế kỷ hai mươi. Con người kinh qua hai thế kỷ đều thấy những biến động lớn của thế kỷ vừa chấm dứt để lại những di sản khổng lồ mà hàng ngàn năm trước nhân loại chưa từng thấy. Khoa học kỹ thuật ngày nay tiến bộ vượt bực về mọi lĩnh vực trong thời đại thông tin, điện toán, nguyên tử , không gian v.v.. (tùy theo lối ưa gọi của mỗi người). Ở bài viết nói trên, không chỉ hỏi về khoa học văn chương, mà c̣n vô số những vấn nạn khác như hỏi trong thời đại hậu vi tính, mọi dữ liệu đă tồn trữ, mọi thông tin tràn ngập trên mạng, văn chương có biến đổi, nhận thức viết và đọc có biến đổi, liệu nền văn minh sách vở có nhường bước cho văn minh siêu bản, quyển sách có tồn tại? Những câu hỏi đă được đặt từ hơn nữa thế kỷ nay khi người ta nh́n về tương lai của quyển sách cùng với cách cấu trúc những bản văn có biến đổi; người ta cũng đă h́nh dung quang cảnh những quyển sách in, những thư viện và quán sách, những cơ sở phát hành cổ truyền sẽ nhường bước cho những cơ chế chức năng điện tử, thuyết thoại theo tuyến trao lại cho những thông tin đa hiệu, siêu bản? Một quan niệm như thế phát xuất từ chỗ không phân biệt những phương tiện sản xuất văn hóa với phương thức sản xuất văn hóa.

Wilhelm Dilthey (1833-1911)  là người tiền phong đặt cơ sở lư luận khu biệt khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn. Ông xác định: khoa học nhân văn trước hết khám phá ra trọng tâm riêng của ḿnh, đó là bản tính con người [107]. Ông xem như có cuộc cách mạng khoa học trong việc phân loại một cách hệ thống về sự đối lập giữa cơ sở của những khoa học tự nhiên với cơ sở cho những khoa học nhân văn; ông cũng phê phán quan niệm sử dụng phương pháp của khoa học tự nhiên vào lĩnh vực nhân văn. Chính từ khởi điểm này, Dilthey trong bài khai giảng tại đại học Basel 1867 đă toan tính xây dựng một khoa học thực nghiệm về tinh thần con người, nhằm nhận thức những qui luật điều khiển những hiện tượng xă hội, trí thức và đạo lư, là nguồn nguyên ủy của quyền năng nơi con người [108].

Hai mươi năm sau, khi đă xây dựng cơ sở lư luận khu biệt giữa khoa học nhân văn với khoa học tự nhiên, Dilthey tiến tới việc nghiên cứu một hệ thống khoa học văn chương, bắt nguồn từ sáng tạo thi pháp/Poetik như Aristote. Công tŕnh của ông dựa trên hai mặt: tâm lư học cấu trúc đă được khai triển từ tâm lư học miêu tả/beschreibende Psychologie và thông diễn học/Hermeneutik. Ông viết thiên khảo luận Tri tưởng của văn gia. Những thành tố cho khoa thi pháp [109]vào năm 1887, tuy nhiên công tŕnh này không hoàn tất ở đó v́ ông vẫn tiếp tục nghiên cứu vấn đề thi pháp này và để lại những đoạn thiên trong hai dự án 1907/8 [110]. 

Dilthey nhận xét sáng tạo học/thi pháp của Aristote trong suốt giai đoạn sáng tạo văn chương có ư thức trước hậu bán thế kỷ 18 vẫn là phương tiện làm việc của văn gia, là khuôn vàng thước ngọc/Richtmaß của những nhà phê b́nh như Boileau, Gottsched và Lessing, là phương sách hữu hiệu nhất của khoa bác ngữ học trong lư giải, phê b́nh và đánh giá văn học hy lạp, đồng thời cũng là một thành tố của khoa giáo dục cao đẳng bên cạnh khoa ngữ pháp, tu từ học và luận lư học [111]. Dilthey xác định mỹ học khởi từ tinh thần Nhật nhĩ man với Goethe và Schiller, cùng với những Humboldt, Körner, Moritz, Schelling, anh em nhà Schlegel và Hegel đă thống trị văn học, biến đổi khoa bác ngữ học, hoàn thiện thông diễn luận thuần lư trên cơ sở mỹ học với Schleiermacher. Tuy nhiên Dilthey xác định trong thời đại của ông, t́nh trạng hỗn loan vô chính phủ đă ngự trị trong lĩnh vực văn chương ở mọi xứ sở, thi pháp Aristote bị khai tử, nền mỹ học Đức chỉ c̣n tồn tại trong giảng đường đại học, không c̣n trong ư thức của nhà văn nghệ hay phê b́nh nữa. Giữa t́nh trạng hỗn độn này, nhà nghệ thuật mất chỗ dựa vào quy tắc, nhà phê b́nh thu ḿnh vào cảm tính cá nhân để đánh giá trị tác phẩm.

Dilthey mô tả t́nh trạng hỗn loạn của thẩm thức luôn diễn ra ở mọi thời đại, một cách thế mới cảm nhận thực tại đă phá vỡ những h́nh thái và quy tắc hiện hữu và phát triển những h́nh thái mới của nghệ thuật. Tuy nhiên, ông nhận xét t́nh trạng này không bao giờ kéo dài, nên một trong những nhiệm vụ sinh tồn ngày nay đối với triết học và lịch sử nghệ thuật và văn chương là phải tái lập mối quan hệ b́nh thường giữa tư tưởng mỹ học và nghệ thuật. Yêu cầu của chân lư thúc đẩy người làm nghệ thuật  phải dựng lên một lư tưởng chân mỹ thuần túy ở bên trên thực tại thông thường, một tinh thần thẩm tra khoa học trên mọi sự, thẩm thấu mọi triển khai tinh thần, kích động nhu cầu nhận thức thực tại ở mọi lớp áo khoác nào. Ông phát hiện những quan hệ tự nhiên cần tranh lun được thiết lập trong nghệ thuật, suy luận mỹ học và một lớp công chúng phán xét và tranh biện. Tranh biện mỹ học củng cố vị thế nghệ thuật trong xă hội và thúc đẩy nhà làm nghệ thuật năng động.

Chính trong khi phân giải t́nh trạng vô chính phủ của thẩm thức, Dilthey đă đưa ra một phán đoán khẳng định: Tất cả lịch sử nghệ thuật và văn chương chỉ ra sự nắm bắt phản tư những chức năng và quy luật nghệ thuật khiến [người ta] ư thức được tầm quan yếu và những mục tiêu lư tưởng của chúng, trong khi những bản năng thấp kém của bản tính con người thường t́m cách làm suy đồi chúng [112]. Những vấn nạn đề ra, như phải chăng trong quan hệ sinh động của sáng tạo/Poetik với thực tiễn của nghệ thuật cần những quy luật chung khả dĩ sử dụng được như những quy tắc làm việc và như những tiêu chuẩn phê b́nh? Làm thế nào kỹ thuật của một thời đại, một quốc gia có thể ứng xử dối với những quy tắc chung này? ở một góc nh́n khác, sở hữu một thi pháp có phải là nhu cầu khẩn thiết của mọi thời đại? Để trả lời vấn nạn này, Dilthey nhận xét vô số tác phẩm văn chương của mọi dân tộc phải đáp ứng lợi ích và khoái lạc từ nhận thức lịch sử của những mục đích và ích lợi sư phạm, nhận chân giá trị và sử dụng chúng trong nghiên cứu về con người cũng như lịch sử. Vấn đề này chỉ được giải quyết nếu như câu kết với lịch sử văn chương, có một khoa học tổng thể những yếu tố và những quy luật dựa vào cơ sở đó để những tác phẩm văn chương được h́nh thành.

Khởi điểm của một khoa học văn chương theo quan điểm Dilthey phải từ phân tích khả năng sáng tạo ở đó quá tŕnh xác định tác phẩm văn chương:

Vị thế tri tưởng của văn gia đối với thế giới những kinh nghiệm tạo thành khởi điểm thiết yếu cho mọi lư luận thực sự muốn giải thích cách nào để những hiện tượng kế tiếp nhau trong thế giới biến đổi của văn chương. Trong ư hướng này, sáng tạo thi pháp là con đường dẫn vào lịch sử những vận động tâm linh. Dilthey khẳng định: thi pháp  liên quan tới nghiên cứu dữ kiện cơ bản của những khoa học tinh thần là tính cách lịch sử của bản tính con người tự do, dường như có lợi thế lớn hơn những lư luận tôn giáo hay đạo đức.

Mặt khác, ông c̣n xác quyết: quan niệm triết lư về lịch sử nẩy sinh từ lịch sử văn chương; dường như thi pháp khoác một ư nghĩa quan trọng tương tự đối với nghiên cứu một cách có hệ thống những biểu hiện lịch sử của đời sống [113].

Phát triển một khoa học văn chương có một tầm quan trọng thực tiễn, nơi những triết gia văn học kế tiếp, khởi từ đầu thế kỷ hai mươi với Mikhail Bakhtin (1895-1975), Roland Barthes (1915-1980), Maurice Blanchot (1907-2003) thực hiện [114].

--------------

Chú thích: Những số mục chú giải được điều chỉnh, do việc đánh số sai từ kỳ 3 trên gio-o.

[106] In lại trong Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ 2002.

[107] [In diesem Systems] haben die Wissenschaften des Geistes zuerst ihr eigenes Zentrum gefunden - die menschliche Natur. Einleitung in die Geisteswissenschaften, (Zweites Buch, Vierter Abschnitt, Drittes Kapitel).  

[108]  'eine Erfahrungswissenschaft des menschlichen Geistes', Diese Erkenntnis der Gezetze ist die Quelle aller Macht des Menschen'. Antrittsvorlesung in Basel (in Die geistige Welt, Erste Hälfte GS V).

[109] Die Einbildungskraft des Dichters. Bausteine für eine Poetik. (in Die geistige Welt, Zweite Hälfte, GS VI). Thiên biên khảo này in lần đầu trong tập san kỷ niệm sinh nhật năm 70 của Eduard Zeller 'Philosophische Aufsätze, Eduard Zeller zum 70. Geburtstag gewidmet' Leizig 1887. Trong chú thích ở trên đă giải thích từ Dichter được dùng để chỉ chung nhà văn, nhà thơ, cho nên ở đây gọi chung là văn gia. Trong một chương sau khi nói về thơ sẽ rơ việc thơ là văn chương sáng tạo giữ vị thế chủ vào những thời đại cổ ở Đông cũng như ở Tây.

[110] Fragmente zur Poetik. Dự án thứ nhất mang tên: Thi pháp. Tiểu luận áp dụng phương pháp nhân học và tỷ giảo vào những dữ kiện của văn học sử/Poetik. Versuch einer Anwendung anthropologischer und vergleichender Methode auf den Stoff der Literaturgeschichte gồm:

Quyển thứ nhất. Cơ sở/Grundlegung.

Tiết 1. Những nguyên lư khái quát của Mỹ học/Allgemeine Prinzipien der Ästhetik.

Tiết 2. Những kết quả thu hoạch/Die erworbenen Einsichten.

Quyển thứ hai.

Tiết 1. Tư chất văn gia/Die Organisation des Dichters.

Tiết 2. Tự chứng/Selbstzeugnisse.

Tiết 3. Những giải minh tâm lư/Psychologische Erläuterungen.

Quyển ba. Tri năng thực tại của văn gia/Verständnis der Wirklichkeit der Dichter.

Tiết 1. Những tính người/Die menschlichen Charaktere.

Tiết 2. Những thu tập của đời sống/Die Lebensbezüge.

Tiết 3. Ư nghĩa đời sống/Die Bedeutung des Lebens.

Quyển bốn. Kỹ thuật thi pháp/Die poetische Technik.

Trong dự án thứ nhất này có một số điểm quan yếu song chưa kịp khai triển như Mỹ học siêu h́nh trở nên vô hiệu lực (Die metaphysische Ästhetik ist wirkunglos geworden), một t́nh trạng thẩm thức hỗn loạn phát sinh. Nó ngự trị trong lĩnh vực văn chương rộng lớn ỏ mọi xứ sở (So ist eine Anarchie des Geschmacks entstanden. Sie herrscht auf dem weiten Gebiet der Dichtung in allen Ländern); tương phản [trong mẫu điển h́nh văn chương]  trong lĩnh vực tri tưởng: cái thực th́ phản lư (das Reale ist irrational) v.v..

Dự án thứ hai mang tính cách tu chính toàn diện hơn được phác thảo tự thủ bút của Dilthey ‘tổng luận thi pháp' (Übersicht der Poetik) chưa hoàn tất:

Quyển một. Văn gia/Der Dichter.

Tiết 1. Kinh nghiệm sống/Das Erlebnis.

Chương một. Mô tả khái quát/Allgemeine Beschreibung.

Chương hai. Khu biệt trong kinh nghiệm sống/Unterschiede in den Erlebnissen. a) cảnh trạng nghiệm sống/Erlebnislagen, b) định hướng nghiệm sống/Erlebnisrichtungen, c) chân trời nghiệm sống/Der Erlebnishorizont.

Chương ba. Chu kỳ nghiệm sống/Erlebniskreise.

Tiết 2. Tri tưởng văn chương/Die dichterische Phantasie.

Chương một. Mô tả khái quát tri tưởng/Allgemeine Beschreibung der Phantasie.

Chương hai. Tự chứng của văn gia/Selbstzeugnisse der Dichter.

Chương ba. Phân tích tri tưởng văn chương.

1.    Tri tưởng nghiệm sống/Die Erlebnisphantasie. a) biểu hiện kinh nghiệm sống/Ausdruck des Erlebnisses, b) thu tập những biểu hiện nghiệm sống trong văn chương miêu tả/das Eingehen von Erlebnisaudrücken in die darstellende Dichtung.

2.    Những ảnh tượng văn chương/die dichterischen Phantasiebilder.

3.    Tri tưởng ngôn ngữ. Tri tưởng nhịp điệu và âm điệu/Sprachphantasie. Rhythmische und Klangphantasie.

Tiết 3.Sáng tạo văn chương/das dichterische Schaffen.

Chương một. Phạm trù đời sống: ư nghĩa/Kategorie des Lebens: Bedeutung. Tầng hai/die zweite Schicht. Đặc trưng  trong văn chương (khái niệm và biểu tượng)/das Typische in der Dichtung (Begriff und Symbol).

Chương hai. Những quan tượng của văn gia trong tri tưởng/die Vision des Dichters in der Phantasie.

Chương ba. Biểu tượng/die Darstellung.

Tiết 4. Văn gia và công chúng của ḿnh/der Dichter und sein Publikum.

Chương một. Sáng tạo văn chương và ấn tượng thi pháp/das dichterische Schaffen und der poetische Eindruck.

Chương hai. <Tính phổ cập và quá độ của tính lịch sử của tạo phẩm, không chỉ về kỹ thuật/Allgemeingültigkeit und Übergang zur Geschichtlichkeit jedes Produktes, nicht bloß der Technik.>

Quyển hai. Tác phẩm/das Werk.

Dẫn nhập. Cơ sở nhận thức luận/Erkenntnistheorische Grundlegung: (Thông diễn luận như một bộ phận của nhận thức luận/die Hermeneutik als ein Teil der Erkenntnistheorie.)

Tiết 1. Những thể loại văn chương/die Dichtungsarten.

Tiết 2. Phân tích/die Zergliederung.

Tiết 3. Tính lịch sử của tác phẩm, như thành quả từ những quan hệ rút ra từ kinh nghiệm sống, ư nghĩa, nội dung sáng tác và h́nh thái (cũng như kỹ thuật)/Geschichtlichkeit der Werke, wie sie aus dem Verhältnis von Erleben, Bedeutsamkeit, Schafensgehalt und Form (also auch Technik) entsteht.

Tiết 4. Tính lịch sử của những h́nh thái lớn thuộc văn chương như sử thi tiểu thuyết, anh hùng thi, trữ t́nh trí thức đồ sộ v.v..Đó là những phạm trù lịch sử. Quá độ trong văn học sử/die Geschichtlichkeit der groß Formen der Poesie wie romantisches Epos, Heldenepos, große Gedankenlyrik etc. Es sind historische Kategorien. Übergang in Literaturgeschichte.

Tiết 5. Chức năng văn chương trong lịch sử nhân loại/die Funktion der Poesie in der Geschichte der Menschheit.

Georg Misch (1878-1965), người học tṛ thân tín và là rể của Dilthey trong  phần biên tập tác phẩm Die geistige Welt (GS VVI)  này ghi nhận 'để khởi đầu toàn bộ, như Dẫn nhập cho quyển một, chương 'Die Organisation des Dichters' [đă in trong thiên khảo luận nói đến ở trên]; 'tâm lư học cấu trúc/die Strukturpsychologie thay cho chương  'tâm lư học giải thích/erklärende Psychologie' đă được xóa bỏ.

Dilthey là triết gia có quá nhiều dự án, ông lại chịu tiếp thu những cái mới, chẳng hạn hiện tượng luận của Husserl đă có ảnh hưởng đến giai đoạn sau trong hành trạng tư tưởng Dilthey. Về khoa học văn chương, Roman Ingarden (1893-1970), người học tṛ của Husserl và Mikel Dufrenne là những triết gia hiện tượng luận theo đuổi chuyên biệt con đường nghiên cứu tác phẩm văn chương như Dilthey.   

[111] Sie war zugleich neben Grammatik, Rhetorik und Logik ein Bestandteil des höheren Bildungswesens.Sdt.

[112] Die ganze Geschichte der Kunst und der Dichtung zeigt, wie das nachdenkliche Erfassen von Funktionen und Gesetzen der Kunst die Bedeutung und die idealen Ziele derselben im Bewußtsein erhält, während die niederen Inktinkte der menschlichen Natur sie beständig herabziehen möchten.Sdt.

 [113] An der Literaturgeschichte entfaltete sich [bei uns] die philosophische Geschichtsbetrachtung. Die Poetik hat vielleicht eine ähnliche Bedeutung für das systematische Studium der geschichtlichen Lebensäußerungen. Sdt.

[114] Xem: Từ điển triết học giản yếu  2010. (ĐPQ)        

(c̣n tiếp)

Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2011