ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
5
Dẫn nhập
6. Những lư trí đa diện (tiếp theo)
Phê b́nh lư trí lịch sử của Dilthey viết vào cuối đời và chưa hoàn tất, song bản phác thảo đă đề ra những nét chính yếu cho dự án xây dựng một triết học đời sống và một phê b́nh lư sử như một phê b́nh lư trí thuần tuư của Kant [65]. Trong bài giảng đầu niên khóa 1972-1973 tại Collège de France, Raymond Aron nhận xét; Dilthey không viết phê b́nh lư trí lịch sử nhưng, theo tôi, có một người đă viết, đó là Jean-Paul Sartre. Ngay cả dầu là phê b́nh lư trí lịch sử của ông mang tên phê b́nh lư trí biện chứng , quả thực có sự liên tục giữa chủ đề của Dilthey về phê b́nh lư trí lịch sử với sách của Sartre [66]. Tuy nhiên, tính đặc sắc đồng thời cũng là nan đề của Sartre trong sách này, như Aron chỉ ra trong Histoire et dialectique de la violence là 'trước Sartre, không có ai trong đám triết gia biết phân biệt ra sao giữa lư biện chứng với lư phân tích, cũng như được chứng thực như thế nào',
Trong công tŕnh phê phán của Sartre, cơ sở lư giải lịch sử con người là 'chủ nghĩa duy vật lịch sử' v́ theo Sartre, chủ nghĩa Mác là chính Lịch sử ư thức tự nó, và giá trị ở nội dung vật chất của nó [67]. Sự khu biệt giữa lư phân tích và lư biện chứng mà Sartre khẳng định là 'không thể phát hiện biện chứng nếu đứng trên quan điểm của lư phân tích', điều đó có nghĩa là không thể khám phá biện chứng nếu đứng ở ngoài đối tượng được xét đến. Khi phê phán sự sai lầm của Engels ở chỗ tưởng rút ra được những quy luật biện chứng của Tự nhiên bằng những phương thức phi biện chứng (so sánh, loại suy, trừu tượng, quy nạp), mà thực sự Lư biện chứng là một toàn nhất và phải tự xây dựng chính nó, nghĩa là bằng biện chứng. Cho nên Sartre xác định có một chủ nghĩa duy vật lịch sử và quy luật của chủ nghĩa duy vật này là phép biện chứng. Ông đặt vấn đề phê b́nh như Kant: trong những điều kiện nào nhận thức một lịch sử có thể khả hữu?
Một phê b́nh Lư biện chứng phải quan tâm đến trường ứng dụng và những giới hạn của con người trong lao động, thực tiễn cá thể mà lịch sử là tổng thể hóa. Dự án xây dựng phê b́nh này như Sartre phác họa ở tập Một là đạt tới sở cứ của lịch sử (những cơ sở khả niệm của một nhân loại học cấu trúc) và tập Hai là vạch lại những giai đoạn của tiến tŕnh phê phán (một lịch sử con người với một chân lư và một khả niệm tính).
Trong tập I đă xuất bản (lúc Sartre c̣n sống) gồm hai quyển: quyển một khảo sát từ 'thực tiễn' cá thể đến thực tiễn-quán tính/pratico-inerte và quyển hai khảo sát từ đoàn nhóm đến lịch sử.
Khi giả định phép biện chứng khả hữu, phải đối mặt với những vấn nạn: thực tiễn có thể là một kinh nghiệm của tất yếu và tự do? Nếu lư tính biện chứng là một luận lư của tổng thể hóa, làm sao Lịch sử có thể là một vận động làm tác nhân tổng thể? Nếu phép biện chứng lĩnh hội hiện tại qua quá khứ và vị lai, làm sao có một vị lai lịch sử? nếu phép biện chứng phải là duy vật, làm thế nào hiểu tính vật chất của thực tiễn và quan hệ của nó với những h́nh thái khác của tính vật chất? Để có một trả lời ngay cho những vấn nạn đề ra, Sartre khẳng định: tất cả phép biện chứng lịch sử dựa trên thực tiễn cá thể với tư cách thực tiễn này đă là biện chứng.Cốt lơi của vấn đề xuyên suốt hành trạng lư biện chứng của Sartre tiêu biểu trong phát biểu: tất cả được phát hiện trong nhu cầu , đó là mối quan hệ toàn bộ hóa đầu tiên của hữu vật thể này, con người, với toàn bộ vật chất mà con người là một phần tử [68].
Trong Triết học nào cho thế kỷ 21, tôi đă đề cập bài viết về quan hệ lịch sử và biện chứng của Claude Lévi-Strauss nhằm phản bác Sartre khi chỉ ra nghịch lư của Sartre và đặt vấn đề: làm thế nào lư phân tích có thể áp dụng vào lư biện chứng và nhằm xây dựng nó, nếu cả hai lư được xác định bởi những đặc tính loại trừ nhau?
R. Aron ở ghi chú kết luận trong sách nói trên có nhắc đến nhan đề quyển sách Reason and Violence của hai tác giả người Anh viết về bộ Critique của Sartre khiến người ta liên tưởng đến những động lực triết học mà tác phẩm này đặt nền tảng cho một chính trị của bạo động, nhưng cũng có thể là một chính trị của Lư?
Régis Debray, nhà triết học hoạt động đă viết một sách mang nhan đề Critique de la raison politique [69] xuất bản năm 1981 trong tâm thức một người may hoặc không may đă kinh qua những thời gian cuộc đời ḿnh với những 'người chiến đấu' và một số thờI gian khác vớI những 'người trí thức'.và đi từ nhóm này qua nhóm kia chẳng có thời chuyển tiếp. Khởi sự nghiên cứu, ông muốn viết khảo luận này như Bản chất chủ nghĩa Mác để tưởng niệm Feuerbach, người đă viết Bản chất Thiên chúa giáo, song không bao giờ thành tựu, và Debray coi như phần đầu của một Phê b́nh phi lư trí lư luận (cũng mang nhan đề kiểu Feuerbach) và cuối cùng là nhan đề Phê b́nh lư chính.
Debray xác định Phê b́nh là một từ luận lư, không phải đánh giá, để chỉ thị nghiên cứu những điều kiện khả hữu của một trật tự hiện tượng đă cho, nghĩa là những h́nh thái và phạm trù kinh qua; Lư trí để chỉ một hệ thống những quy luật có thể miêu tả chi phối sự phát triển của một kinh nghiệm; Chính trị để chỉ một trường thực tại đặc thù được vạch ra từ h́nh thành và tan ră của những đoàn nhóm lớn của con người. Tóm lại, Phê b́nh lư trí chính trị là nghiên cứu điều kiện hiện hữu và chức năng của những đoàn nhóm con người ổn định.
Trong quan niệm phê b́nh về mặt luận lư, Debray tiến hành nghiên cứu theo một tŕnh tự ngược với lộ đồ của Kant, nghĩa là xét về mặt biện chứng trước mặt phân tích:
Quyển I: Biện chứng gồm Tiết một: Luận lư biểu diện (Chức năng của ảo tượng, Quá khứ của ảo tượng, giải phẫu ảo tượng); tiết hai: Vật lư học niềm tin (luận lư vớI vô logos, mệnh lệnh cảm xúc, mệnh lệnh tùy thuộc, cơ thể và phụ tùng).
Quyển II: Phân tích gồm tiết một: Luận lư của tổ chức (Bất toàn, tôn giáo tự nhiên, phản hiển nhiên, một chút luân lư), tiết hai: Vật lư học chính thống (kinh tế học cái thiếu, hệ thống bảo vệ, vô sở cứ, bất biến).
Khi xác định tiến tŕnh luận lư phê b́nh lư chính của Debray ngược vớI tiến tŕnh phê b́nh lư thuần tuư của Kant, điều đó có nghĩa là 'phát hiện lại Kant trong chủ nghĩa Mác như một chủ đề thường trực trong lịch sử sai đường trong phong trào công nhân'.
Michel Foucault trong hai bài đọc tại đại học Stanford năm 1979 'Omnes et Singulatim' về một Phê b́nh lư trí chính trị [70] đă nhận xét: từ thế kỷ 19, tư tưởng tây phương không ngừng làm công tác phê phán vai tṛ lư trí - hay thiếu lư trí - trong những cấu trúc chính trị. Kể từ Kant, vai tṛ triết học nhằm ngăn cản lư trí ra khỏi giới hạn của những ǵ kinh nghiệm phú cho, tuy nhiên kể từ lúc những nhà nước mới và quản lư chính trị xă hội phát triển, vai tṛ triết học cũng nhằm quan sát những quyền lực thái quá của thuần lư chính trị, như một hy vọng đời sống hứa hẹn. Theo Foucault, mối quan hệ giữa thuần lư hóa và những thái quá của quyền lực chính trị khá hiển nhiên, không cần phải đợi tới lúc có chế độ bàn giấy hay những trại tập trung mới rơ những quan hệ như vậy hiện hữu. Nhưng vấn đề là làm ǵ với sự kiện hiển nhiên này? liệu có phải thử thách với lư trí chăng? Vô ích, v́ không có ǵ trên hiện trường xử lư vớI tộI lỗI hay vô tộI đó; cũng không phải xem 'lư trí' như một thực thể đối nghịch vớI phi lư, điều đó thật vô nghĩa; vả lại một thử nghiệm như vậy chỉ khiến chúng ta sa vào bẫy khi thủ vai tṛ của nhà duy lư hay phản lư. Foucault cũng nói đến trường phái Frankfurt đă từng nghiên cứu thứ chủ nghĩa duy lư đặc thù của văn hóa hiện đại bắt nguồn từ thờI Khai sáng, song ông không tranh luận điều này, mà đề nghị một đường lối khác nghiên cứu những liên lạc giữa thuần lư hóa và quyền lực, như phân tích quá tŕnh duy lư hóa xă hội và văn hóa trên một số lĩnh vực, có cơ sở trong những kinh nghiệm căn bản, như cuồng điên, bệnh hoạn, chết chóc, tội ác, t́nh dục v.v.. [71], khám phá loại thuần lư tính nào, những kỹ thuật học về quyền lực. Trong hai bài giảng nói trên, Foucault đặc biệt chú ư đến vấn đề 'tự đồng nhất trong tương quan vớI 'quyền lực cá thể hóa', khả năng phân tích một loại chuyển biến trong những quan hệ quyền lực, ông gọi là h́nh thức chăn chiên/pastorship: quyền lực chính trị thể hiện nơi kỹ thuật kẻ chăn người như chăn bầy súc, trong Do thái giáo, Cơ đốc giáo (trách nhiệm, phục ṭng, nhận thức và hành xác/mortification [72]). Ư niệm quyền lực chăn chiên này xa lạ vớI tư tưởng Hy lạp, vẫn tiếp tục thực hành trên cá nhân, song ngày nay không c̣n thống trị nữa v́ nhiều lư do, như bản tính kinh tế thành thị, tŕnh độ văn hóa, cấu trúc xă hội chính trị. Foucault muốn nói đến h́nh thành nhà nước, thực tiễn chính trị, tính thuần lư của quyền lực nhà nước xét trên hai mặt: lư của nhà nước và lư luận về cảnh bị.
Dẫn một vài định nghĩa về 'lư của nhà nước' của Botero, Palazzo, Chemnitz để xem xét một số những điểm chung là lư của nhà nước được coi như một nghệ thuật, một kỹ thuật phù hợp vớI những quy luật tương ứng vớI nhận thức thuần lư nói lên 'tính chuyên chế' hay 'bạo lực' và nghệ thuật cai trị có tính thuần lư, củng cố chế độ nhà nước, gia tăng sức mạnh của nhà nước. Chính sách cảnh bị (rất khác vớI điều chúng ta hiểu ngày nay) là kỹ thuật cai trị riêng của nhà nước, như Louis Turquet de Mayerne ở thế kỷ 17 hiểu gồm: quan chức Công lư, Quân độI, Tài chính và Cảnh bị. Vai tṛ Cảnh bị như De Lamare ở thế kỷ 18 xác định liên hệ tới tôn giáo, luân lư, y tế, tiếp liệu, đường xá, an ninh, khoa học xă hộI, thương mại, xưởng máy, nhân công lao động và ngườI nghèo. Nếu Turquet xác định 'đối tượng thực của cảnh bị là con ngườI', De Lamare dự kiến 'Mục đích duy nhất của cảnh bị là dẫn con ngườI tớI hạnh phúc tột cùng được hưởng trong đời này'.
Polizeiwissenschaft như một khoa học cảnh bị phân biệt chính trị/Die Politik cơ bản là một nhiệm vụ tiêu cực chỉ nhằm vào việc chiến đấu của nhà nước chống lại nộI thù và ngoại thù, với Polizei là một nhiệm vụ tích cực bảo đảm đời sống công dân và sức mạnh nhà nước.
Phê b́nh lư chính qua khảo cổ học của Foucault chỉ ra khoa học cảnh bị, xác định quyền lực không như người ta nghĩ như một bản thể, một sở hữu huyền bí, nhưng là một mẫu quan hệ giữa những cá nhân, con người có thể tự do và quyền lực có thể đưa con người tới cai trị, v́ không có quyền lực nào không có từ khước hay phản kháng tiềm tàng; con người cai trị con người theo một mẫu thuần lư, không phải dùng bạo lực làm công cụ. Thuần lư chính trị đặt để và lớn mạnh trong những xă hội phương tây, từ ư niệm quyền chăn chiên đến lư về nhà nước, ảnh hưởng đến cá thể và tổng thể hóa. Giải phóng con người chỉ có thể đến từ đánh động, không phải một trong hai hiệu quả này, nhưng từ căn rễ của thuần lư chính trị.
------------
[65] Sylvie Mesure dịch và biên tập tác phẩm Dilthey dưới nhan đề: Dilthey Oeuvre I: Critique de la raison historique 1992. W. Dilthey and the critique of historical reason 1950 của Hajo Holborn; W. Dilthey, the critique of historical reason 1978 của Michael Ermath. Triết gia Tây ban nha Jose Ortega Y Gasset trong những bài giảng tại đại học Buenos Aires năm 1940 và đại học Lisbon năm 1944 in lại thành sách với nhan đề Sobre la razón historica 1979 ghi nhận ngay từ năm 1860, Dilthey đă phát hiện một thực tại mới: đời sống con người, không là một sự vật lư học hay tinh thần song là một sự biến thuần tuư. Con người chúng ta sống từ nội tâm với một số những niềm tin; thay v́ sống ở trái đất, con người sống ở những niềm tin. Từ khám phá của Dilthey, chúng ta có thể tự do t́m kiếm hữu thể của con người mà không vướng bận những tư kiến của chủ nghĩa tự nhiên và trường phái Eleate (Parmenides, Xenophanes, Zenon). Con người là vô, tiếp tục sáng tạo chính ḿnh qua những chuỗi biện chứng kinh nghiệm của ḿnh.; nói tóm lại, con người không có bản tính mà thực sự có một lịch sử. Con người tin vào lư trí lịch sử và thay quy tắc lư trí thuần tuư bằng quy tắc của sống hay lư trí lịch sử.
[66] Những bài giảng của R. Aron do Sylvie Mesure [tác giả sách Raymond Aron et la raison historique 1984] biên tập với nhan đề Leçons sur l'histoire - Cours du Collège de France 1989 . Trong bài giảng nói trên, Aron cũng giới thiệu với thính chúng quyển sách Histoire et dialectique de la violence 1973 (nhằm phê phán Critique de la raison dialectique của Sartre), trong đó ông đă chỉ ra tác phẩm này của Sartre là sự hoàn thành dự án phê b́nh lư sử của Dilthey. Cũng như Dilthey, Sartre muốn đưa những khái niệm, những phổ quát tất yếu cho việc hiểu thế giới lịch sử, duợc hiện hữu; muốn bảo vệ tính đặc thù của mỗI hiện hữu, không muốn giảm trừ cái mới vào cái đă biết, hay giải thích cái cụ thể bằng cái trừu tượng; muốn đi từ hành trạng đến Lịch sử phổ quát, vừa tổng thể hóa và phiêu hành duy nhất. Aron nhận xét khuyết điểm nơi Dilthey là một nhà sử học, một nhà thực chứng hơn là một nhà triết học, c̣n Sartre không biết đầy đủ thực tại lịch sử để mơ tưởng tổng thế hóa nó.
[67] Sartre: Critique de la raison dialectique 1960: Le marxisme, c'est l'Histoire elle-même prenant conscience de soi; s'il vaut, c'est par son contenu matériel qui n'est pas en cause et n'y peut être mis.
[68] Tout se découvre dans le besoin: c'est le premier rapport totalisant de cet être matériel, un home, avec l'ensemble matériel dont il fait partie. Sdt, quyển I, A. Ronald Aronson, người nghiên cứu Sartre (vớI J.-P. Sartre- Philosophy in the World 1980, Sartre’s Second Critique 1987) trong bài viết Sartre's Turning Point: the abandoned Critique de la raison dialectique, Volume Two (in The Philosophy of Jean-Paul Sartre 1981) nhận xét khái niệm nhu cầu cốt lơi này đă bị bỏ sót hầu như trong suốt sáu trăm ngàn chữ của cả hai tập và chỉ được nhắc đến một lần vào cuối tập hai, Juliette Simont trong bài viết The Critique of Dialectical Reason : From Need to Need, Circularly (in Sartre after Sartre - Yale French Studies , No. 68 1985) mở đầu bằng trích dẫn hai đoạn văn của Critique of Dialectical Reason I: 'Everything is to be explained through need' và trong những trang cuối bản thảo tập Hai: 'The determination of action in its entirety by the need it transcends in order to satisfy it, such is the foundation of historical materialism' (Xác định hành động trong toàn diện bởi nhu cầu mà nó vượt qua nhằm để thỏa măn nó, chính là nền tảng của chủ nghĩa duy vật lịch sử) có ư tranh luận với Aronson (phê phán sự lặp thừa của Sartre) khi lập luận: những quan hệ biện chứng của hoàn cảnh và tổng thể hóa được minh xác như những quan hệ của hữu, nhiệm vụ lư hội thực tiễn chung trên cơ sở thực tiễn cấu thành trở nên mạch lạc dứt khoát. Một nhà nghiên cứu khác Thomas R. Flynn (trong Sartre and Marxist Existentialism 1984) dẫn đoạn văn liên quan đến từ phủ định trước hết chỉ thị cái thiếu, rồi đến cái cần/nhu cầu trong quan niệm của Sartre là 'chính qua con người mà phủ định đến với người và vật chất' để giải thích cái thiếu là phủ định đầu, kế thừa khái niệm vô trong L'Etre et le Néant của Sartre, nhu cầu là phủ định tương ứng của phủ định này.
[69] Nguyên tác Critique de la raison politique ou l'inconscient religieux/ Phê b́nh lư trí chính trị hay vô thức tín ngưỡng (bản dịch tóm lược sang Anh ngữ của David Macey: Critique of Political Reason 1983). Régis Debray sinh năm 1940, theo học Cao đảng Sư phạm, vào thời Louis Althusser giảng dạy ở đây. Debray dạy triết ở Đại học Havana, Cuba khoảng 1966, rời Cuba sang Bolivia năm 1967, chiến đấu với nhóm du kích Che Guevara và bị xử tù ba mươi năm, tuy nhiên do sự can thiệp của trí thức quốc tế nên được thả vào năm 1970. Quyển sách đầu tay trong giai đoạn này là Révolution dans la révolution? 1967. Debray trở về Pháp năm 1973, từng tham chính dưới thời Mitterand. Một trong những tác phẩm là Introduction à la médiologie 2000 không phải chỉ nói về thông tin mà về truyền thông văn hóa, như một khoa học đa ngành. Trong dẫn nhập tác phẩm Phê b́nh nói trên, Debray bày tỏ những phản tư của trí thức thế hệ '68 trước những biến chuyển chính trị kinh qua Cách mạng, Ḷ thiêu ngườI, Kháng chiến, HộI nghị Đảng lần thứ Hai mươi, tháng Năm '68. Quyển sách này nhằm chỉ ra 'thời chính trị là thời gian không bao giờ qua, khám phá tại sao lịch sử thường trùng lắp'. Những nan đề của thờI đại như chủ nghĩa Mác có thể mở ra 'một thực tiễn mớI của triết học' như Althusser nghĩ, song nó không bao giờ chuyển dịch thành một thực tiễn mớI của chính trị, chủ nghĩa duy vật lịch sử có thể thay thế khái niệm cổ điển về con ngườI 'vớI một khái niệm thuộc loại khác, không phải một khái niệm khác' như Lucien Sève nghĩ, song chắc chắn nó không thay thế những thực tiễn cũ về quyền lực vớI những thực tiễn thuộc loại khác.. . Mặt khác, phải tự hỏi xem cái ǵ khu biệt không gian hành động với không gian tư tưởng? Cái hố phân cách chỉ ra quá nhiều cái giống nhau trong những t́nh trạng xă hội và lịch sử hiện nay. Debray nhận ra một điều mà chủ nghĩa Mác không có khả năng suy nghĩ thực sự là chủ nghĩa xă hội hiện hữu; nó đă mất bao nhiêu thời gian mỗi khi đụng đầu với chủ nghĩa dân tộc.
[70] ‘Omnes et Singulatim’ toward a Critique of political Reason (in Power, bản dịch Anh ngữ từ Dits et écrits, 1954-1984).
[71] Những tác phẩm đă xuất bản của Michel Foucault thể hiện công tŕnh khai phá của ông trong những lĩnh vực này như Histoire de la folie à l'âge classique, Naissance de la Clinique, Surveiller et Punir, Histoire de la sexualité hay những tư liệu như Moi, Pierre Rivière, avant égorgé ma mere, ma sœur et mon frère; Raymond Roussel, Herculine Barbin dite Alexina B.
[72] Theo Foucault, mọi kỹ thuật Cơ đốc giáo về khảo chứng, xưng tội, hướng dẫn, phục ṭng đều có một mục đích là bắt cá nhân làm việc với 'hành xác/ khổ hạnh' trong thế giới này; hành xác dĩ nhiên không phải là chết, nhưng là chối bỏ thế giới này và bản ngă, một thức chết giả định có đời sống ở một thế giới khác.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2011