ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

35

Chương II

MỸ HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, 

Mỹ học: xác định tác phẩm nghệ thuật?  (tiếp theo)

Kant được xem là triết gia làm cuộc cách mạng Copernic (người làm đảo lộn quan niệm cổ điển  khi đưa ra thuyết trái đất quay xung quanh thiên thể, không phải những thiên thể quay quanh trái đất) v́ Kant xác định mọi sự vật được nhận thức theo chủ thể, khác với những quan niệm triết học về trước coi nhận thức con người tùy thuộc vào thiên nhiên. Tư tưởng của ông trong ba tập Phê b́nh đă đảo lộn quan hệ giữa hữu hạn và Tuyệt đối; thay v́ quan niệm ngay từ khởi sinh của triết học hiện đại với Descartes tư duy hữu hạn phải đối chiếu với cái tuyệt đối, tức là cái toàn tri, nghĩa là trước hết là Tuyệt đối rồi sau đó mới có thể định vị thân phận con người, Kant đi từ cái hữu hạn lên cái Tuyệt đối. Con người  là một hữu thể hữu hạn , song không có cái hữu hạn này th́ không có ư thức, cho nên vấn đề đảo ngược ở đây chỉ ra là từ cái hữu hạn  này là dấu ấn của mọi nhận thức mà bộ mặt tối cao của Tuyệt đối phải tương đối với thân phận giới  hạn và khả xúc, nghĩa là của ư thức con người.

Trong chú thích số 8, khi quan niệm cái đẹp được nhận thức như đối tượng của khoái cảm tất yếu ở ngoài bất kỳ khái niệm nào, hàm ngụ lănh vực khả xúc độc lập đối với lănh vực khả tri, tự trị của mỹ học. Nhận thức cảm giác nơi nhân giới là nhận thức khả hữu, như đă chỉ ra ở phần đầu về mỹ học siêu nghiệm [10]  trong Phê b́nh lư trí thuần túy.   

Luc Ferry trong hai tác phẩm Con người thẩm mỹƯ nghĩa của đẹp [11] đă phân định ba thời của Kant, Hegel và Nietzsche: chủ điểm của thời Kant là chủ thể của phản tư,của Hegel là chủ thể tuyệt đối hay cái chết của nghệ thuật và của Nietzsche  là chủ thể tỏa chiết và đăng cao của nghệ thuật hiện đại.

Ferry đưa ra nhận xét mối liên lạc giữa triết học phê b́nh và truyền thống hiện tượng luận nhằm định vị mỹ học Kant từ phân biệt hai quan niệm khác nhau về hữu của hiện thể của Heidegger, khi nhà triết học Đức này đặt vấn đề: Làm thế nào chúng ta là những con người hữu hạn có thể tiếp cận tự tại và đồng thời cả với chúng ta, toàn bộ hiện thể trong tổng thể của nó?  Hơn thế nữa liệu chúng ta có thể tư duy toàn bộ hiện thể trong “Ư niệm” của nó không? [12].  Theo Ferry từ “Ư niệm” ở đây hiểu theo nghĩa Kant, nghĩa là một “tư tưởng” của tổng thể không bao giờ có thể trở thành một “nhận thức”, cũng không bao giờ được “biểu thị”. Tuy nhiên, Ferry phê phán Heidegger là đă không phát triển những lư do nào toàn bộ hiện thể chỉ tiếp cận được qua phương thức của Ư niệm. Quan niệm  thứ hai nhằm đắc thủ tổng thể ở chỗ “cảm thấy được định vị ở giữa hiện thể trong toàn bộ của nó”, hàm ngụ đến quan niệm “hữu-tại-thế/in-der-Welt-sein” khai triển trong Sein und Zeit. Ferry ghi nhận c̣n một cách hiểu rơ tổng thể khác trong định nghĩa không gian và thời gian như thể “những đại lượng đă cho vô hạn” như chỉ ra trong Phê b́nh lư trí thuần túy được ghi nhận như những h́nh thái của hư vô [13]; khi xác định không gian trống rỗng như hư vô có nghĩa vượt mọi biểu tượng  và như vậy “hư vô” này cũng lại là “một cái ǵ đó”: Ferry lư giải điều đó muốn nói hữu hạn của chúng ta tự nó không hạn chế, chúng ta là hữu hạn vô cùng [14], cho nên trong Phê b́nh quyền năng  phán đoán, khi nói về tương phản của nhă thức thú vị, Kant đă chỉ ra chủ nghĩa duy lư cổ điển cũng như chủ nghĩa duy nghiệm chủ cảm đă có cùng khuyết điểm khi xây dựng lẽ thường/sensus communis  được sáng tạo chung quanh đối tượng đẹp như thể tính chủ thể bị vật hóa; một đằng những người duy lư làm nhân cách của chủ thể phán đoán nhă thức thú vị bị tan biến vào trong lư trí phổ quát xử sự một cách giáo điều đối với cái đặc thù, một đằng những người duy nghiệm tuy ǵn giữ được tính đặc thù của chủ thể song liên chủ thể rốt cuộc bị gịản lược vào một nguyên lư thuần vật chất, vào ư niệm của một cấu trúc tâm-vật chung cho một loại cá thể. Kinh nghiệm mỹ học như vậy không yêu cầu được ǵ đặc biệt thuộc về con người, cái Đẹp chỉ là một biến dị của thú vị [xem chú thích 8]. Làm thế nào có thể tư duy liên chủ thể nhưng không căn cứ vào một lư trí giáo điều cũng như trên một cơ cấu tâm-sinh lư duy nghiệm  để giải quyết tương phản vừa nói đến, Kant chỉ ra ngay từ Dẫn nhập của tập Phê b́nh thứ ba là “quyền năng phán đoán nói chung là quan năng nghĩ cái đặc thù như đă chứa đựng trong cái phổ quát. Nếu phổ quát (quy tắc, nguyên lư, luật lệ)  đă cho, th́ quyền năng phán đoán bao nhiếp cái đặc thù trong nó cũng được xác định. Giả như chỉ cái đặc thù  được cho, và phải t́m ra cái phổ quát cho nó, th́ quyền năng phán đoán chỉ là phản tư” [15]. Trong ư nghĩa này, sự phân cát giữa phán đoán nhận thức và phán đoán mỹ học được Kant chỉ ra trong phân tích phán đoán xác định với phán đoán phản tư.  Ferry nhận xét trong vận động phản tư đi từ đặc thù đến Ư niệm  bất xác, cả hai thời khoảng tột đỉnh  là chủ yếu: nếu đối tượng đẹp đặc thù không dẫn khởi một cách thường hằng sự ḥa hợp những quan năng thủ đắc do Ư niệm hệ thống, nếu sự ḥa hợp này được tạo ra một cách giả tạo và do ư chí, yêu cầu tính hệ thống bao gồm trong Ư niệm thượng đế hiểu như nguyên lư điều hợp của phản tư  không được thỏa măn. Phản tư bao hàm thường hằng của đẹp và phổ quát của chân trời hy vọng của phán đoán nhă thức thi vị. Dưới diễn nghĩa của lẽ thường, theo Kant, người ta phải hiểu ư niệm từ một lẽ thường đến toàn thể, nghĩa là từ một quan năng phán đoán trong phản tư đến tư duy về cách thức biểu tượng  của toàn diện tha nhân và trong khi đó thoát ra khỏi ảo ảnh của những điều kiện chủ quan và đặc thù, tư duy  đặt định vào chỗ của toàn tha [16] như thể châm ngôn cơ bản của quyền năng phán đoán phản tư.                                                                          

Quan niệm đẹp ở đây gợi một ư niệm tất yếu của lư trí chung/communis cho toàn thể chúng nhân, cơ sở của liên chủ thể . Khi phân tích sự khác biệt giữa cái thú vị với cái đẹp, về mặt mỹ học, Kant đă xác định: cái thú vị có giá trị cả đối với những con vật không có lư trí; cái đẹp chỉ có giá trị riêng với chúng nhân, nghĩa là những hữu thể có bản chất động vật, song có lư trí, tuy nhiên không chỉ là những hữu thể  có lư trí (chẳng hạn có trí năng) mà c̣n đồng thời là những hữu thể động vật [17].

Nếu cái đẹp chỉ có ư nghĩa và mục đích đối với con người - vừa có lư trí/vernünftig vừa có thú tính/tierisch – như Kant xác định, thời của Kant rơ ràng như vậy là thời của lỗ hổng/mở ra (của con người hữu hạn, trong một thần học chi phối sự thông giao giữa những đơn tử cá thể bưng bít giữa chúng, trong giản lược khả xúc  vào một tri giác  mơ hồ của tri giới), theo Ferry mở ra cho một mỹ học của Hegel với quyền năng của khái niệm: thời của chủ thể tuyệt đối hay cái chết của nghệ thuật?

Khởi từ vấn đề  có vô số những hệ thống triết học mâu thuẫn lẫn nhau, Hegel nói đến bản chất của phê b́nh triết học nói chung và đặc biệt là mối quan hệ với t́nh trạng thực tại của triết học, làm thế nào minh giải những điều kiện để phê b́nh lọc đăi được những hạt giống tốt khỏi những hạt cỏ lùng, nghĩa là không chỉ triết học với phi triết học (những tư kiến mà Platon gọi là doxa/δόξα), mà ngay trong ḷng cái xứng đáng gọi là triết học, hệ thống thực đối với những hệ thống khác. Cho nên Hegel luận lịch sử triết học  tương tự như đối với lịch sử nghệ thuật, nghĩa là tŕnh ra trong những h́nh thái khác nhau về cùng một ư niệm duy nhất. Từ đó, phê b́nh nghệ thuật trở thành khuôn mẫu cho phê b́nh triết học. Nếu như tác phẩm mỹ học là diễn đạt hay tŕnh ra/Darstellung của một ư niệm trong một h́nh thái khả xúc như màu sắc, âm thanh v.v… th́ nhiệm vụ của phê b́nh  cũng nhằm khai phá ư niệm, ngữ ư, dưới dạng ngữ thái biểu lộ, trong mỗi hệ thốnbg triết học, ta có thể phân liệt ra nội dung, cái gọi là “hạt nhân hợp lư”  đồng nhất ở căn để của mọi tư tưởng xứng đáng với danh xưng này và h́nh thái ngẫu nhiên tŕnh lộ nội dung ấy.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                           

 

-----------

[10] Quan năng (tiếp nhận) thu tập biểu tượng theo cách chúng ta bị đối tượng tác động gọi là tính cảm giác. V́ thế đối tượng cho chúng ta qua cảm tính, và chỉ riêng cảm tính cung cấp cho ta qua trực giác …khoa học của mọi nguyên lư cảm tính tiên nghiệm gọi là Mỹ học siêu nghiệm (Die Fähigkeit (Receptivität), Vorstellungen durch die Art, wie wir von Gegenständen afficirt werden, zu bekommen, heißt Sinnlichkeit. Vermittelst der Sinnlichkeit also werden uns Gegenstände gegeben, und sie allein liefert uns Anschauungen… Eine Wissenschaft von allen Principien der Sinnlichkeit a priori nenne ich die transcendentale Ästhetik). Kritik der reinen Vernunft.

Kant trong ghi chú nhận xét chỉ riêng người Đức sử dụng từ Mỹ học này vào thời đại của ông. Nhà [triết gia] phân tích Baumgarten đă có khái niệm này để xét đoán phê phán cái đẹp dưới những nguyên lư thuần  lư và đưa những quy tắc này lên hàng khoa học, song [Kant phê b́nh]  những quy tắc này chỉ có tính kinh nghiệm không thể coi như những quy luật tiên nghiệm nhất định cho phán đoán nhă thức thú vị được.

[11] Luc Ferry, Homo Aestheticus 1990Le sens du beau 2000, tác phẩm trước được xem như cơ sở cho tác phẩm sau, như Ferry xác định trong Lời nói đầu là viết lại Homo Aestheticus, bởi v́ tranh biện về nghệ thuật hiện đại không ngừng mở rộng trong mười năm cuối này.

[12] “Comment nous, êtres finis, rendrons-nous accessible en soi et en même temps à nous l’ensemble de l’étant en sa totalité? Tout au plus pouvons-nous penser dans son “Idée”? l’ensemble de l’étant…” Ferry dẫn Qu’est-ce que la métaphysique? in trong Heidegger, Questions I et II 1968, bản dịch của Henry Corbin 1938, và Ferry có thay từ “l’existant” bằng từ “l’étant” đă được dùng phổ biến trong những bản dịch tiếng Pháp sau này.

[13] Trong phụ lục về lưỡng ư của những quan niệm phản tư (Von der Amphibolie der Reflexionsbegriffe) quyển hai phần thứ nhất phân tích siêu nghiệm: Die bloße Form der Anschauung ohne Substanz ist an sich kein Gegenstand, sondern die bloße formale Bedingung desselben (als Erscheinung), wie der reine Raum und die reine Zeit, die zwar Etwas sind als Formen anzuschauen, aber selbst keine Gegenstände sind, die angeschauet werden (ens imaginarium). (Những h́nh thái thuần túy của trực giác không bản thể tự nó không có đối tượng, mà chỉ là những điều kiện h́nh thức thuần túy của đối tượng (như thể hiện tượng), như không gian thuần túy và thời gian thuần túy. mặc dầu là một cái ǵ với tính cách như những h́nh thái của trực giác song tự chúng không là những đối tượng được trực giác (ens imaginarium).

[14] “Cela revient à dire que notre infinitude est elle-même illimitée, que nous sommes infiniment finis.” Luc Ferry, Homo Aestheticus.

[15] Urteilskraft überhaupt ist das Vermögen, das Besondere als enthalten unter dem Allgemeinen zu denken. Ist das Allgemeine (die Regel, das Princip, das Gesetz) gegeben, so ist die Urteilskraft, welche das Besondere darunter subsumirt, bestimmend. Ist aber nur das Besondere gegeben, wozu sie das Allgemeine finden soll, so ist die Urteilskraft bloß reflectirend. Kant, Kritik der Urteilskraft, Einleitung IV.

[16] Unter dem sensus communis aber muß man die Idee eines gemeinschaftlichen Sinnes, d.h. eines Beurteilungsvermögens verstehen, welches in seiner Reflexion auf die Vorstellungsart jedes andern in Gedanken (a priori) Rücksicht nimmt, um gleichsam an die gesammte Menschenvernunft sein Urteil zu halten und dadurch der Illusion zu entgehen, …und sich in die  Stelle jedes andern versetzt. Sdt.

[17] Annehmlichkeit gilt auch für vernunftlose Tiere; Schönheit nur für Menschen, d.h. tierische, aber doch vernünftige Wesen, aber auch nicht blos als solche (z.B. Geister), sondern zugleich als tierische. Sdt.

Khi nhận xét ở tŕnh độ Phê b́nh quyền năng phán đoán, nghĩa là ở tŕnh độ mỹ học, biểu ngữ nói trên của Kant chắc chắn là nhằm nói về con người, theo Luc Ferry đủ để xác định việc dùng từ “chủ nghĩa nhân bản” dể định giá mỹ học của Kant là chính đáng, có ư tranh biện và phê phán luận điểm của Lyotard chủ yếu dựa vào bản đọc tập Phê b́nh lư trí thực tiễn của Kant  về luật đạo đức như thể nguyên lư thuần túy của lư trí thực tiễn, theo nghĩa hẹp, là phi nhân (comme principe pur de la raison pratique, la loi morale est, au sens strict, inhumaine), và tư tưởng của Kant  không là một chủ nghĩa nhân bản (la pensée de Kant n’est pas un humanisme). 

 (c̣n na)

       Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2012