ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
33
Chương II
MỸ HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33,
Mỹ học và văn chương là hai khoa học phân biệt song có một điểm chung đó là thuộc về cảm tính/αίσθησις. Alexander Gottlieb Baumgarten (1714-1762) đă lấy lại từ tiếng hy lạp để viết bộ Aesthetica khởi đầu nền móng cho một khoa học độc lập [1].
Trong sơ thảo , tôi đă hoạch định đối chiếu Mỹ học và Văn chương ở chương này và Mỹ học văn chương ở chương IX, xác định khu biệt giữa mỹ học và mỹ học văn chương, khi đi t́m cơ sở phê phán lư trí văn chương.
Mỹ học: xác định tác phẩm nghệ thuật?
Khi nói đến tác phẩm nghệ thuật/Kunstwerk/Œuvre de l’art/Work of Art là bao dung luôn những tác phẩm ở mọi lănh vực khác nhau, từ văn chương đến các bộ môn hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc (tuy nhiên, ở thời cổ đại, người Hy lạp phân biệt những bộ môn thuộc về nghệ thuật như thơ, nhạc, vũ khác với những công tŕnh thuộc kiến trúc, điêu khác và hội họa).
Câu hỏi đầu tiên có thể là: thế nào là nghệ thuật? tác phẩm nghệ thuật là ǵ? tại sao lại phải xác định rơ rệt tác phẩm nghệ thuật thuộc về văn chương/literarische Kunstwerk?
Nói đến tác phẩm nghệ thuật văn chương, liệu có hàm ngụ sự khu biệt giữa Mỹ học và Sáng tạo học [2], nghĩa là phân biệt giữa khoa mỹ học nói chung và mỹ học văn chương , thảo luận ở đây.
Khu biệt này chỉ ra một đằng là lư luận về nghệ thuật nói chung và một đằng là lư luận văn chương nói riêng.
Để xác định nghệ thuật, định nghĩa đầu tiên kế thừa truyền thống cổ đại ít nhiều vẫn được xem như phổ biến là lư luận mô phỏng. Cái nh́n này dường như chỉ bị lung lạc từ lúc lư luận biểu thị xuất hiện vào thế kỷ 19. Những điều kiện để xác định nghệ thuật bị từ bỏ kéo theo những định nghĩa nghệ thuật trở nên tầm thường và giả tạo.
-----------------------
[1] A. G.
Baumgarten, Aesthetica, 2 Bde. 1750-58. Từ ngữ mỹ học
nhằm để chỉ “khoa học về nhận thức
cảm xúc” được ghi nhận kể từ
Baumgarten. Ông quan niệm cơ sở của thơ và những
bộ môn mỹ thuật là những biểu tượng cảm
xúc/sensitivae, chẳng hạn một bài thơ đẹp là
một diễn ngôn cảm xúc hoàn hảo, làm sống dậy
một sức truyền cảm sinh động, cho nên đẹp
có thể mơ hồ, không rơ ràng như biểu tượng
trí thức. Người làm nghệ thuật không chỉ mô
phỏng tự nhiên, nhưng đưa cảm xúc vào thực
tại nên trong quá tŕnh mô phỏng tự nhiên sáng tạo ra một
thế giới, một tổng thể mục tiêu của
biểu tượng.
Đồng ư hay không với lư luận của Baumgarten, Aesthetica
đă trở thành một bộ môn khoa học phổ biến
trong lĩnh vực nhân trí. Những công tŕnh đương
đại sau Baumgarten như Edmund Burke, A Philosophical Enquiry
into Our Ideas of the Sublime and the Beautiful 1757, David Hume, Of the
Standard of Taste 1757, Alexander Gerard, An Essay on Taste 1759 ở
Anh, Denis Diderot, Recherches philosophiques sur l’origine et la nature du
Beau 1751 ở Pháp, Gotthold Ephraim Lessing, Laokoon, oder Über die
Grenzen der Malerei und Poesie 1766, Immanuel Kant , Beobachtungen über
das gefühl des Schönen und Erhabenen 1764 ở Đức, tuy quan điểm
khác nhau, song đều thừa nhận hiện tượng
mỹ học liên hệ đến giá trị của cá́ đẹp,
quan năng tinh thần đáp ứng vẻ đẹp của
đối tượng nghệ thuật. Lịch sử mỹ
học thật ra phải kể ngay từ thời cổ đại,
như triết gia Ba-lan Władysław Tatarkiewicz (1886-1980) chỉ
ra nhiệm vụ của sử gia mỹ học “không những
chỉ nghiên cứu tiến hóa của những loại mỹ
học khác nhau, nhưng phải tự nghiệm những phương
pháp và quan điểm khác nhau. Khi nghiên cứu những ư niệm
cổ hơn về mỹ học không phải chỉ xét
đến những ư niệm đă diễn đạt
dưới cái tên mỹ học , hay thuộc về bộ
môn mỹ học nhất định hoặc áp dụng những
từ ngữ “đẹp” và ‘nghệ thuật” là đủ.
Cũng không phải chỉ dựa vào những mệnh
đề đă viết ra hoặc in ra rơ ràng là đủ .
Sử gia mỹ học c̣n phải rút ra phong cách quan sát
được từ một thời đại nhất định
và đối chiếu với những công tŕnh nghệ thuật
sản xuất ra ở thời đại đó. Ông không chỉ
dựa vào lư luận, mà c̣n vào thực tiễn, vào những
công tŕnh điêu khắc và âm nhạc, thơ và thuật hùng
biện.” [trong Państwowe Wydawnictwo Naukowe/Cơ sở
xuất bản khoa học Ba lan 1970, dẫn trong Mỹ
học Ba lan thế kỷ XX 1973].
Chỉ xét ở phương Tây, Platon đă đề xuất
những vấn đề cơ bản mỹ học rải
rác trong nhiều thiên đối thoại trước và sau
thời kỳ mở trường Academos, và đă chỉ
ra những hệ quả mỹ học trong tư tưởng
những triết gia tiền Socrate nơi Demokritos hay
Parmenides. Những ư niệm techne để phân biệt
đắc thủ và sản xuất, mimesis để
nói đến sự vật được sáng tạo mô phỏng
từ h́nh thái nguyên mẫu, to kalon để nói con
đường dẫn đến dẹp qua những phẩm
chất của tŕnh độ/metron và tương hợp/symmetron.
Lư luận mỹ học ở thời Aristote tiêu biểu
trong tác phẩm Thi pháp/Poietike (cho nên có quan niệm cho là
trước Baumgarten với tân ngữ Aesthetica, lĩnh
vực thuộc về mỹ học là Poietike), trong ba
quan năng tri/theoria, hành/praxis và tác/poiesis , một loại tạo
tác là mô phỏng, biểu tượng của sự vật
và sự biến.
Sang đến thời cận hiện đại, khi mỹ
học đă h́nh thành như một bộ môn khoa học th́
những khái niệm mỹ học xác định rơ rang hơn.
Baumgarten quan niệm “cứu cánh của mỹ học là hoàn
thiện tri thức khả xúc, nghĩa là cái đẹp”.
cho nên khác với quan niệm thời cổ đại, xác định
cái đẹp qua trạng thái cân xứng hay điều ḥa
thích hợp trong sự vật đối tượng, mà trái
lại dựa vào sự thể hiện cảm xúc, cường
độ cảm xúc nơi chủ thể. Khoa mỹ học
phát triển đa dạng kể từ thời đại
mới này, trong triết học từ Descartes, trong mỹ học
từ Baumgarten (vẫn được xem là người
theo Descartes) khởi từ phân biệt những ư niệm
trong sáng và tối, hay rơ ràng và mơ hồ. Những dữ
kiện thuộc về cảm giác quả thật trong sáng
song mơ hồ, chẳng hạn như thơ là diễn ngôn
thuộc cảm tính, với những ư niệm trong sang lẫn
mơ hồ; nếu so sánh giữa chứng minh của nhà
toán học trong sáng và rơ ràng, song không có sức lôi cuốn như
thơ, trong khi ngôn từ của nhà thơ thật mơ hồ,
với những hư cấu của tri tưởng, những
từ hoa của ẩn dụ; cho nên mỹ học có lănh vực
riêng của nó, có thể nói chân trời mỹ học hoàn toàn
tách rời chân trời luận lư.
Vai tṛ của tri tưởng là chủ yếu trong sang tạo
nghệ thuật, nhưng phân cách giữa khuynh hướng
duy lư và duy nghiệm về mặt tri thức. Những phạm
trù mỹ học khác như phong cách thị hiếu, phê phán,
cũng như tri tưởng chỉ ra chân trời của
tính chủ thế trong thế giới mỹ học, mở
ra, như chính Baumgarten nhận xét: thế giới của nhà
thơ quả thật bao gồm những quần đảo
và bán đảo, v́ người thi sĩ làm ra những thế
giới, ở đó cái khả ảo trở thành khả xúc
và cái bất kiến trở nên khả thị.
Cũng như các bộ môn khoa học khác, mỹ học có
một lịch sử vàđă có nhiều công tŕnh hoàn thành những
bộ lịch sử, như công tŕnh của Bernard Bosanquet, A
History of Aesthetic 1932, của W. Tatarkiewicz, Historia estetyki
1962-1967.
[2] Esthétique và Poétique. Từ ngữ Poétique/Poetik/Poetics
đôi khi được dịch là thi pháp, hay sáng tạo học
tùy vào ngữ cảnh để làm rơ điều muốn nói
đến, trong khi chưa có một cách dùng thống nhất.
Lấy tác phẩm Grundbegriffe der Poetik của Emil Staiger
(học giả người Thụy sĩ, 1908-1987) làm tiêu
biểu, trong Dẫn luận, Staiger viết: Dưới
nhan đề nhưng khái niệm cơ bản của Sáng
tạo học/Thi pháp” ở đây để chỉ những
khái niệm của sử thi, trữ t́nh, hư kịch và có thể
cả bi kịch và hài kịch – trong một nghĩa khác với
thường dùng từ trước đến nay và do đó
phải giải thích ngay từ khởi đầu. Nhan
đề Poetik quả thực từ lâu không c̣n mang nghĩa
một giáo hỗ thực tiễn cho nguời chưa
được huấn luyện có thể cải tiến
để có thể làm thơ, hùng sử thi và hư kịch
theo quy tắc, song những bài viết mới dưới
danh xưng Poetik vẫn giống những công tŕnh cổ hơn
ở chỗ có thể thấy bản chất của thơ,
sử thi và hư kịch được thực hiện toàn
diện trong những kiểu mẫu đặc thù của
thơ, sử thi và hư kịch. (Unter “Grundbegriffen der Poetik”
warden hier die Begriffe episch, lyrisch, dramatisch und allenfalls tragisch
und komisch verstanden – in einem Sinne jedoch, der sich von dem bisher
üblichen unterscheidet und gleich zu Beginn erklärt warden muß. Der Titel
Poetik bedeutet zwar längst nicht mehr eine praktische Lehre, die Ungeübte
instand setzen soll, regelrechte Gedichte, Epen und Dramen zu schreiben. Aber
die neueren Schriften, welche unter dem Namen Poetik gehen, gleichen den
älteren immerhin darin, daß sie das Wesen des Lyrischen, Epischen und
Dramatischen in bestimmten Mustern von Gedichten, Epen und Dramen vollkommen
realisiert sehen).
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2012