ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

31

Chương I

TRIẾT HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31,

 

Phụ lục (tiếp theo)

Trong mối quan hệ giữa Foucault và văn chương, thực sự ông chỉ viết một tác phẩm duy nhất, Raymond Roussel 1963 [77] vào cùng giai đoạn đang tiến hành nghiên cứu h́nh thành ra Lịch sử cuồng lư ở thời đại cổ điển/Histoire de la folie à l’âge classique. Raymond Roussel có thể kể vào trong hàng ngũ những nhà văn, nhà thơ (như Sade, Gérard de Nerval, Hölderlin, Nietzsche, Artaud) đối tượng của cuồng lư trong nghiên cứu của Foucault; Roussel từng được nhà tâm bệnh học Pierre Janet chẩn trị và nghiên cứu (trong Từ Ưu lự đến Xuất thần/De l’Angoisse à l’Extase); tuy nhiên trong cuộc đàm thoại với Ruas, Foucault chỉ kể: đọc Roussel trong lúc đang tiến hành quyển sách về cuồng lư, đang phân vân giữa hai ngả tâm lư học hiện sinh và hiện tượng luận, nghiên cứu của ông như một toan tính phát hiện chọn  lựa này xác định trong những từ ngữ lịch sử. Ở bộ Lịch sử nói trên, Foucault muốn chỉ ra cấu trúc thế giới không chỉ xác định bằng lư trí, c̣n ở phần nghiên cứu văn chương của Roussel, ông muốn đi t́m cái hữu hạn của ngôn ngữ.

Foucault nghiên cứu Roussel như thể một nhà văn bị vấn đề ngôn ngữ ám ảnh, nên xây dựng văn chương trực tiếp liên hệ với tác động lẫn nhau của ngôn ngữ. Ông chỉ ra điều quan trọng nơi Roussel là không dùng khuôn mẫu chung của thể loại tiểu thuyết làm nguyên tắc khai triển hay xây dựng. Roussel bắt đầu từ một cái ǵ đă nói (chẳng hạn một câu t́nh cờ t́m thấy đâu đó, hay đọc trên một quảng cáo, trong một quyển sách, v.v..) v́ chúng ta sống trong một thế giới mọi sự vật đă được nói đến trong đó, nghĩa là tác động lẫn nhau của sáng tạo văn chương khởi đầu từ một sự kiện lịch sử hay văn hóa. Sáng tạo ở chỗ từ một câu hoàn toàn tầm thường, nghe hàng ngày, có thể từ một bài hát, đọc ở bích chương dán trên tường, Roussel đă cấu tạo ra sự vật phi lư nhất, t́nh huống bất xác nhất chẳng có quan hệ khả dĩ nào với thực tại.

Khởi sự tứ tác phẩm Tôi đă viết những sách của ḿnh như thế nào? của Roussel [như dịch giả Ruas ghi lại trong đàm thoại với Foucault, José Corti đă khuyên Foucault phải đọc quyển sách này], Foucault bắt đầu đọc và phân tích cũng như nhận xét thấy toàn bộ công tŕnh của Roussel xây dựng trên mô h́nh này, bởi nó có cùng chức năng như phần hai của Những ấn tượng châu Phi và những thuyết thoại giải thích trong Locus Solus, ẩn dấu dưới cớ là đem ra một giải thích, ngôn ngữ của ông đă bật lên từ sức mạnh ngầm này.

Quả thực Roussel là một trong những trường hợp tác giả cảm thấy người khác không hiểu được những điều viết ra, nên phải làm một công việc là tự phân tích chính tác phẩm của ḿnh, như dạng một tự truyện, hay một phê b́nh (như trường hợp Barthes viết về Barthes, Nietzsche đă viết Ecce Homo [78] về chính ḿnh tại sao minh trí đến như vậy, đă tạo ra những tác phẩm như vậy).

Foucault đă phát hiện ở tác phẩm nói trên của Roussel khởi từ những trang đầu tiên đă phác họa một h́nh thế, rồi ở giữa sách trở lại với họa h́nh ấy, thảo luận cái nguyên tắc làm thế nào câu đầu trở lại ở cuối bản văn nhưng chứa chất một ư nghĩa khác, đủ trong sang ở mỗi thuyết thoại mà không cần thiết lập lại theo đường lối nghị luận: quá tŕnh này hiển nhiên ở tŕnh độ của những từ cũng như trong chiều hướng rơ ràng nhất của những dật sự/anecdotes. Trong khu biệt h́nh thái học tỉ mỉ đó, có một nguyên lư tổ chức toàn bộ

phát biểu của chính Roussel: “Tôi chọn hai từ gần như đồng nhất (dẫn khởi phép đổi một chữ cái ở đầu một từ), chẳng hạn như billard/bàn đánh bi-da và pillard/kẻ cướp; rồi thêm những từ tương tự, chọn theo hai nghĩa khác nhau, thế là có được hai câu đồng nhất.”

Hai câu đồng nhất tiêu biểu ấy là:

              (1)            Les lettres du blanc sur les bandes du vieux billard

Và         (2)            Les lettres du blanc sur les bandes du vieux pillard [79]

Khởi sinh của tác phẩm Những ấn tượng châu Phi năm 1910 mà cốt chuyện là một cái cớ để mô tả: một nhóm người Âu bị đắm tàu ở ngoài bờ biển Phi châu; vua bộ lạc ở đây là Talou dă giữ họ để đ̣i tiền chuộc, để khuây khỏa trong khi đợi tiền chuộc đến, họ lập kế hoạch tổ chức một lễ hội cho ngày được giải phóng, mỗi người đóng góp một mục theo tài năng; nửa phần quyển sách nhằm tả việc sửa soạn lễ hội, điểm xuyết với những cuộc hành h́nh thần dân theo lệnh Talou v́ đă làm y tức giận, là liên tưởng của từ billard với từ pillard, kẻ cướp đây là Talou, nhóm băng đảng/bandes là nhóm chiến sĩ của Talou; lettres ở câu trên (1) chỉ đồ họa, ở câu dưới (2) chỉ thư tín. Foucault nhận xét thực nghiệm viết của Roussel  định vị ở trong cái có thể gọi là “không gian chuyển nghĩa/tropologique của từ vựng, ông dẫn lời Roussel nói “tri tưởng là mọi thứ”, không muốn sao lại thực tại của một thế giới khác, nhưng do tính đôi tự phát của ngôn ngữ, Roussel  muốn khai phá một không gian không dự liệu  mà bao phủ nó với những sự vật chưa bao giờ nói trước. Chính Roussel ghi nhận “ với hai câu t́m thấy: đó là một vấn đề viết một câu chuyện có thể bắt đầu với câu đầu và kết thúc ở câu thứ hai”.

Phép chuyển nghĩa có thể kể từ phép giả tá, hoán dụ, chuyển đảo ngữ, chuyển nghĩa, hoán trang, biến ngữ cưỡng ư, hoán xưng [80] v.v…[sẽ trở lại bàn những thông số văn học này trong chương IX].

Chuyển từ câu mở đầu tới câu phản/antiphrase (diễn đạt điều ǵ chỉ được nói qua một nghi lễ thận trọng và mỗi sắp đặt làm giảm đi sự hiện hữu của nó) giống như đi từ tŕnh diễn đến sau hậu trường, từ từ ngữ-đối tượng đến từ ngữ-đáp trả. Foucault nhận xét kết quả c̣n hữu hiệu hơn v́ câu được lập lại không cần đối chiếu với chính sự vật mà với tái sản xuất của chúng: phác thảo, viết bằng mật mă, ẩn ngữ, ngụy trang, tŕnh diễn kịch, một cảnh tượng nh́n qua cửa kính, h́nh ảnh tượng trưng. H́nh thức gấp đôi từ này được chuyển tải trên mức độ, Foucault gọi là diễn tập/repetition. Chẳng hạn trong hai câu (1) và (2) dẫn trên, câu sau tố cáo sự thiếu sót  với một khu biệt duy nhất, sản xuất ra sự thay đổi ư nghĩa trong h́nh thái: ẩn ngữ của dấu phấn trên tấm nệm của bàn bi-da/billard được che đậy bằng những thư từ của người Âu về băng đảng của kẻ cướp/pillard. Có thể kể tới mười sáu câu tương tự khác trong tác phẩm của Roussel có phẩm chất không kém phần khả lân/deplorable, như le pépin du citron/hạt chanh với le pépin du mitron/sự mê đắm của gă làm bánh v.v…Trong tiểu thuyết Chiquenaude, tiêu biểu qua ví dụ:

       Les vers de la doublure dans la pièce de Forban talon rouge

với:            les vers de la doublure dans la pièce du fort pantalon rouge [81]                                                  

là bản văn duy nhất trong tác phẩm của Roussel, ở đó trong một diễn tập duy nhất sử dụng quá tŕnh diễn tiến trong cả hai h́nh thái: trở lại của câu mở đầu và những từ thu tập giản dị không có quan hệ tự nhiên ngoại trừ trong một khung đối chiếu khác hay trong một h́nh thái ít biến đổi.

Diễn tập/repetition là khái niệm cơ bản thứ nhất Foucault đề xuất trong tác phẩm của Roussel. Gilles Deleuze, người bạn thiết của Foucault nhận ra tầm quan trọng của quan hệ giữa diễn tập và ngôn ngữ ấy khi đề cập Raymond Roussel của Foucault trong Khu biệt và Diễn tập [82].

 

----------

[77] Michel Foucault, Raymond Roussel 1963, bản dịch Anh ngữ của Charles Ruas đặt nhan đề Death and the Labyrinth: The World of Raymond Roussel/cái chết và mê cung: Thế giới của R. Roussel 1986. Trong phần Phần viết thêm/Postscript: Phỏng vấn Michel Foucault của Ruas ghi nhận tự thuật h́nh thành quyển sách:

“Tôi viết biên khảo này về Raymond Roussel khi tôi c̣n quá trẻ. Sự việc xảy ra hoàn toàn t́nh cờ và tôi muốn nhấn mạnh đến yếu tố t́nh cờ này bởi v́ tôi phải nh́n nhận là tôi chưa hề nghe nói đến Roussel măi tận đến năm 1957. Tôi có thể nhớ làm sao tôi khám phá công tŕnh của ông: đó là vào giai đoạn tôi đang sống ở ngoại quốc tại Thụy điển và trở lại Pháp vào mùa hè. Tôi đến nhà sách José Corti để mua sách mà bây giờ tôi không thể nhớ định t́m sách ǵ.”

Bạn cứ thử tưởng tượng nhà sách khổng lồ ở ngang khu vườn Lục xâm bảo, José Corti, nhà xuất bản, chủ tiệm sách, một lăo ông khả kính, ngồi đằng sau cái bàn giấy vĩ đại của ông ta. Ông ta đang bận nói chuyện với một người bạn, và dĩ nhiên ông không phải là mẫu người bán sách mà anh có thể xông vào làm gián đoạn chuyện tṛ của ông bằng câu hỏi: Làm ơn kiếm cho tôi quyển sách như vầy được không? Bạn phải lịch sự  đợi cho đến khi ông nói chuyện xong rồi mới yêu cầu. Thế cho nên trong khi chờ đợi, Foucault  để ư đến dẫy sách giấy đă vàng úa chắc chắn phải của nhà xuất bản nào xưa lắm ở cuối thế kỷ mười chin, đầu hai mươi, nghĩa là loại sách đó bây giờ không xuất bản nữa. Ông đọc thấy chữ “nhà sách Lemerre” trên b́a những sách này, sững sờ không thể tưởng t́m ra những quyển sách cũ của một cơ sở xuất bản đă từng thời vang danh của Alphonse Lemerre, nên ṭ ṃ chọn thử một quyển  để xem José Corti bán loại sách ǵ trong kho xuất bản của Lemerre, lại đúng là quyển có nhan đề La Vue/cái nh́n của một người ông chưa từng nghe tên, Raymond Roussel. Khi ông đọc ngay từ ḍng đầu, ông hoàn toàn bị chinh phục cái văn phong đẹp và gần lạ lùng với lối của Robbe-Grillet [nhà văn tiểu thuyết mới/nouveau roman], người có tác phẩm mới xuất bản, nhất là giống với Le Voyeur/Kẻ ḍm hành. Khi José Corti vừa dứt cuộc nói chuyện, Foucault hỏi mua cuốn sách ông cần và dụt dè hỏi Corti, Raymond Roussel là ai, v́ ngoài La Vue, những tác phẩm khác của Roussel cũng nằm trên kệ. Corti nh́n ông với một vẻ thương hại, và trả lời :”Roussel, trên hết là…”, Foucault th́nh ĺnh hiểu ngay là phải t́m hiểu cho bằng được Raymond Roussel, nên cũng dụt dè hỏi có thể mua quyển sách, vừa ngạc nhiên vừa thất vọng là không ngờ giá sách đắt đến thế. Ông nhớ dường như José Corti có nói với ông là phải đọc Comment j’ai écrit certains de mes livres/tôi đă viết những quyển sách của ḿnh như thế nào của Roussel.

Tác phẩm của Roussel đă chinh phục Foucault, theo ông v́ văn phong và cái sai dị giữa quá tŕnh ứng dụng kỹ thuật viết có vẻ hơi thơ ngây với kết quả thi pháp cường liệt. Từ ư định viết một bài ngắn cho tạp chí Critique, rốt cuộc trong cái hứng khởi đam mê khi viết,  Foucault dă tạo dựng thành quyển sách. Ông cũng xác nhận từ việc đọc Robbe-Grillet, Butor và Barthes như điều kiện tiên khởi nên ông mới kinh qua cú sốc nhận biết khi đọc La Vue. Những Beckett, Blanchot, Bataille, Robbe-Grillet, Butor, Barthes, Lévi-Strauss đă phá vỡ cái chân trời giới hạn của chủ nghĩa Mác, hiện tượng luận và chủ nghĩa hiện sinh vây tỏa thế hệ thời sinh viên của ông. Nếu cứ giam cầm trong cái chân trời giới hạn đó, dưới cái chế ngự của hệ thống giai cấp, cảm quan thế giới, cáo chung của lịch sử, chắc hẳn khi mở sách của Roussel ra, sẽ gấp lại ngay với cái cười ha hả.

Raymond Roussel (1877-1933) với cuốn tiểu thuyết đầu tay La Doublure/kẻ đóng thế vai/lớp vải lót áo 1897 (xuất bản Lemerre), Impressions d’Afrique/những ấn tượng châu Phi 1910, Locus Solus/lạc viên Độc cảnh/Locus Solus 1914, thơ La Vue, Le Concert/Ḥa nhạc, La source/Nguồn 1904, Nouvelles impressions d’Afrique/những ấn tượng mới Phi châu 1932, kịch L’étoile au front/ngôi sao đằng trước 1925, La poussière de soleil/nhật trần 1926, sinh thời không có tiếng, tuy nhiên những nhà siêu thực và tiểu thuyết mới xem như một thiên tài.

Trước Michel Foucault, những người siêu thực như Michel Leiris, Jean Ferry đă viết về ông (Étude sur Raymond Roussel/Khảo luận về Roussel 1953 của Jean Ferry), nhà thơ Mỹ John Ashbery đă viết một tiểu luận On Raymond Roussel năm 1961 đăng trong Postfolio and ARTnews Annual 1962, trở thành bài Dẫn nhập bản dịch Anh ngữ của Ruas tác phẩm dẫn trên của Foucault; sau Foucault, nhiều tác phẩm về Roussel như: Leonardo Sciasca, Atti relative alla morte di R.R. 1971/những hành vi liên hệ đến cái chết của Roussel, F. Caradec viết về cuộc đời ông (Vie de R.R. 1972), Sjef Houppermans, R.R. écriture et désir/văn tự và dục vọng 1985, Michel Leiris, Roussel l’Ingénu/con người thiên chân 1987, Ginette Adamson, Le procédé de R.R./phương sách của R.R. 1991, Pierre Bazantay et Patrick Besnier, R.R. Perversion classique ou invention moderne?/suy đồi cổ điển hay tưởng minh hiện đại?  (ở hội luận Cerisy 1991), Annie Le Brun, Vingt mille lieues sous les mots/hai mươi ngàn bộ dưới chữ, R.R. 1994, Hermes Salceda, La méthode de R.R., Ecriture à procédés/lecture à procédures/phương pháp của Roussel.Viết theo phương sách/đọc theo thủ tục 1998, Mark Ford, R.R. and the Republic of Dreams/Roussel và Cộng ḥa của mộng tưởng 2000, 2 tác giả Hermes Salceda và Gemma Andujar, R.R. teoria y practica de la escritura/lư luận và thực tiễn của văn tự 2002; tạp chí Revue des letters moderns có những số đặc biệt về Roussel (Nouvelles impressions critiques/những ấn tượng phê b́nh mới 2001, Formes, images et figures du texte roussellien/h́nh thái, ảnh tượng và h́nh tượng của bản văn Roussel 2004, Musicalisation et théâtralisation du texte rousselien/Nhạc và kịch hóa của bản văn Roussel 2007, Réceptions et usages de l’œuvre de Roussel/tiếp nhận và sử dụng tác phẩm của Roussel 2010); một hội luận tại Cerisy-La-Salle sẽ tổ chức hội thảo với những chuyên đề về Raymond Roussel: Roussel, Hier, Aujourd’hui/Roussel, Hôm qua, hôm nay vào tuần lễ từ 9 tháng 6 đến 16 tháng 6, năm 2012.   

[José Corticchiato (1895-1984) chủ nhà xuất bản, nhà sách José Corti nói đến ở trên, khởi sự từ in nhiều tác phẩm của những người siêu thực, vốn là bạn ông như André Breton, Paul Éluard, Louis Aragon. Toàn bộ tác phẩm của

 Julien Gracq, người siêu thực thế hệ thứ hai đều do José Corti xuất bản, như Le Rivage des Syrtes v.v…].                                           

[75] Nietzsche, Ecce Homo 1888 với tiêu đề Wie man wird, was man ist (làm thế nào để con người trở thành chính con người). Ông xác định : schein es mir unerläßlich, zu sagen, wer ich binHört micht! Den ich bin der und der. Verwechselt mich vor allem nicht! (đối với tôi thật cần phải nói tôi là aiNghe tôi nói! V́ tôi là con người như thế này này! trườc hết, đừng có lầm tưởng tôi với người nào khác! Cho nên ông đă viết tại sao ông viết ra những sách hay như vậy/Wa rum ich so gute Bücher schreibe.)

Chính Foucault giai thích lư do tại sao ông không tiếp tục công tŕnh như đă viết về Roussel, v́ ông nghĩ một ngày khi có thể cảm thấy phản bội Roussel, làm b́nh thường hóa Roussel, như xem ông ta là một tác giả như những tác giả khác nếu như sau khi đă viết về ông rồi lại khởi sự một công tŕnh khác về một nhà văn khác. Đối với Foucault, Roussel vẫn là độc nhất                                                                                                                        

[79]  “Những chữ viết bằng phấn trắng trên những tấm nệm của chiếc bàn bi-da cũ

Và “Những lá thư của người da trắng về những nhóm băng đảng của tên cướp già”.

Hai câu này trong ví dụ tiếng Pháp giống hệt nhau, trừ chữ đầu b của billard đổi thành p của pillard, làm hai câu khác nghĩa. Phép này gọi là métagramme - đổi một chữ cái của một từ.

[80] Trong từ điển thi pháp và tu từ tiếng Pháp, là những từ: catachrèse, métonymie, métalepse, synecdoque, hypallage, litote, antonomase.

[81]  “Những câu thơ của ngưới đóng vai thế trong vở kịch Hải tặc với chân có vuốt đỏ”

và  “những lỗ mọt của tấm vải lót trong mảnh quần đỏ bến”.

 Trong tiểu thuyết dẫn trên, về một hài kịch được tŕnh diễn, diễn viên chính bị bệnh, người đóng thế phải kể câu thơ (1) mở đầu vở kịch; quỷ Méphisto đă giả trang là người yêu của cô gái, thần hộ mệnh Chiquenaude của tay cướp Parade phát hiện kế hoạch của quỷ nên đă thay phục trang ảo thuật với tấm vải lót có lỗ mọt, khi thách thức quỷ đấu kiếm, cứ ngỡ là ngườu thủ vai thế nên đă đâm xuyên thủng qua tấm lót như kể trong câu (2) trên.

[82] Gilles Deleuze, Différence et Répétition 1969

 

(c̣n na)

       Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2012