ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

24

Chương I

TRIẾT HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24,

 

IV. Bản văn.

       Sollers chú trọng đến các tŕnh độ ư nghĩa học của bản văn:

1.Cách dùng đại danh từ “tôi” trong các phát biểu không ám chỉ người nói là “tác giả” theo nghĩa cổ điển của bản văn; đại danh từ ngôi thứ nhất này chỉ thị hoàn cảnh cụ thể của một tác nhân phô diễn nói liền sau trong một toàn bộ lư thuyết và thực hành. (Baudry dẫn chứng quan niệm của nhà ngữ học Benveniste nói về ngôi thứ ba không phải là một “nhân xưng”, mà chỉ là một h́nh thái thuần ngữ có chức vụ diễn tả “vô ngă”; như vậy ngôi thứ ba có thể là một vô số chủ từ. Từ ngôn ngữ để nói sang văn tự có một sự biến dị triệt để [13].

Trong tiểu thuyết làm mẫu h́nh, thực sự cả hai ngôi thứ nhất và thứ ba có thể diễn tả những vị trí trên. Tiểu thuyết Personnes của Baudry là trường hợp dùng những h́nh thức nhân xưng khác nhau trong một hệ thống xác định đă đi tới chỗ xóa bỏ sự quy chiếu vào một chủ thể thực tại, nghĩa là qua sự đối chiếu những đoạn văn với ngôi này hay ngôi khác đă trung ḥa việc nại tới một nhân vật thực).

2. Bản văn không phải chỉ là đối tượng nhận thức được bằng cảm tưởng về sự vật mà người ta gọi là một quyển sách (quyển tiểu thuyết) nhưng là toàn thể tính cụ thể được nhận biết như một sản vật có thể hiểu được, vừa như một công tŕnh hoạt động biến đổi.

3. Văn tự hiểu theo nghĩa thông thường là cái ǵ được viết ra một cách hữu hiệu, ở đây là hậu quả của sự mở rộng ngôn ngữ, sự tiết hợp và lối đặt cách khoảng của ngôn ngữ; có một tiền văn tự trong văn tự, một dấu vết có trước sự phân biệt ngữ thái-ngữ ư.

4. Lư thuyết về văn tự của bản văn được tạo ra trong chuyển vận thực hành của văn tự này, và kéo theo sự thành lập một trường lịch sử, đoạn tuyệt với mọi lịch sử văn học có tính cách liên tục giả tạo, vốn dựa trên một tư tưởng suy lư không biết tới hệ thống văn tự tiền hiện trước mọi tư tưởng. Lịch sử của bản văn là kỳ gian đặc sắc diễn ra một bố trí tự do cho những bản văn được sản xuất, nghĩa là một lịch sử toàn diện, “vĩ đại” nhiều chiều kích hàm ngụ một sự dàn trải ra không gian của thời gian, một trao đổi không ngừng những ngôn ngữ và những bản văn, kinh nghiệm của bản văn đối với cái ǵ đă sống như vậy qua thời đại của ngôn từ cá nhân, trải rộng ra và thay đổi chiều kích, trở thành đồ sộ, vĩ đại cùng với một phức hợp, một khu biệt không ngờ. Toàn bộ những khai phá trên dẫn tới hiệu quả của tri thức đặc sắc về cái thực theo hai trắc diện lịch sử và bản văn.

Lư thuyết xây dựng trên những bản văn của nhóm Tel Quel đă xóa bỏ huyền thoại “văn chương” chung quanh tác giả/tác phẩm, khi chọn lựa việc khảo sát mọi bản văn dưới chiều hướng sản xuất như là bản văn xă hội trong những thực hành xă hội. Vị trí này vượt khỏi sự sa lầy ư thức hệ, giới hạn trong hệ thống những biểu tượng trong khi ư thức hoàn cảnh của con người là những cá nhân trong xă hội, hoặc phải chọn lựa bảo đảm thực tại trong tính cách phóng thể, hoặc phải chọn lựa sự sống, dầu chỉ như giả tưởng, nhưng bản chất đặc sắc cấu tạo ra kinh nghiệm văn chương. Chúng ta không thể phủ nhận bản văn của văn chương như một sản vật xă hội bởi không xă hội nào lại không có ngôn ngữ khác hơn là một sản phẩm thừa hưởng của các thế hệ đi trước. Ngôn ngữ của con người không những chỉ là mẫu h́nh của ư nghĩa, nhưng c̣n là nền tảng của ư nghĩa. Một vấn nạn đặt ra chung quanh lư thuyết kư hiệu học.

Saussure là người đầu tiên đă du nhập từ ngữ triệu chứng học (Séméiologie) của y khoa vào khoa học về ngôn ngữ thành kư hiệu học (Sémiologie) để chỉ một khoa học rộng lớn về những kư hiệu mà ngữ học chỉ là một thành phần. Khác với Saussure, kư hiệu học dầu với những đối tượng kư hiệu (cử chỉ, âm thanh, h́nh ảnh v.v…) chỉ đắc thủ ở tri thức qua ngôn ngữ, cho nên R. Barthes quan niệm: “Ngữ học không phải là một thành phần, dầu đặc ưu, của khoa học tổng quát những kư hiệu, mà chính kư hiệu học là một thành phần của ngữ học: thành phần này rất rơ rệt là có nhiệm vụ khảo sát những đơn vị chỉ thị lớn của diễn từ” [14]. Baudry th́ quan niệm kư hiệu học như là khoa học sản xuất bản văn; Kristeva, Rosenblath và W. Wiener đồng ư với nhau về tác động căn bản của kư hiệu học là một chuyển vận h́nh thành, một sản xuất những mẫu h́nh. Ba thế hệ, ba quan điểm khác nhau: Paul Rœur gọi đó là sự thử thách của kư hiệu học. Kristeva xác định kư hiệu học là khoa học phê b́nh hay phê b́nh của khoa học.

Thử thách hay phê b́nh: những dị luận đặt ra giữa hiện tượng luận và cơ cấu luận, không giới hạn trong môi trường sản xuất văn chương hay trong khoa học về ngôn ngữ nhưng trên b́nh diện triết lư: vấn đề tri thức luận.

Cơ cấu luận của Lévi-Strauss phủ nhận triết học đặt chủ thể ở nguồn gốc của ngôn ngữ v́ theo ông có những phạm trù vô thức của tư tưởng. Hiện tượng luận phủ nhận quan niệm ngữ học cho rằng chủ thể “tôi” là một vật sáng tạo của ngôn ngữ và coi đó chỉ là một giả định vượt ra ngoài ngữ học về nhân xưng đại danh từ.

Dưới mắt nhà cơ cấu luận, hiện tượng luận khởi sự từ một tư kiến tuyệt đối là khoác cho ư thức vai tṛ ưu tiên tuyệt đối, đă hoàn toàn không phù hợp với ưu thế của ngữ đối với ngôn, của hệ thống đối với diễn tiến, của cơ cấu đối với chức năng. Theo Ricœur, cơ cấu luận đă lẫn lộn giữa chức năng kư hiệu học là đối lập kư hiệu với kư hiệu và chức năng ư nghĩa học là biểu tượng cái thực bằng kư hiệu.

Vấn đề c̣n treo lửng: con người có thực sự bị kết án vào ngôn ngữ kết hợp, hay đó chỉ là chức năng chỉ thị; xung lực có trước nhận thức hay “tôi suy tưởng” là căn nguyên nền tảng hơn “tôi phát ngôn”…

Phải chăng để tránh sa lầy vào những vấn nạn hữu thể học, biểu hiện tính chủ quan hay khách quan, nhóm Tel Quel đă đặt tiền đề từ bài học của Althusser là phân biệt đối tượng thực (cơ cấu ngữ học) với đối tượng nhận thức (bản văn)?

Phê b́nh của H. Meschonnic***: Từ quan điểm sáng tạo học (Poétique) như một tri thức luận về văn tự, Meschonnic nhận định văn tự sản xuất khởi từ sự đồng tính giữa cái nói và cái sống, sáng tạo học nhằm biện chứng hóa những khái niệm về sản xuất (vô hạn) những câu, về sản xuất (hữu hạn) tác phẩm, và tác phẩm là một sản phẩm đang sản xuất. Ngôn ngữ sáng tạo là một thực hành không phải của tính đồng nhất, nhưng của tính mâu thuẫn. Luận lư ở đây là luận lư biện chứng và ư nghĩa học biện chứng. Khởi từ quan điểm đó, Meschonnic phê b́nh lư thuyết về tương quan giữa ngôn ngữ, ngữ và bản văn của nhóm Tel Quel với sự tăng gia ngữ vựng ẩn dụ quá độ, sau cùng chỉ dẫn đến chủ nghĩa duy tâm. Lư thuyết về bản văn khảo sát tương quan giữa bản văn và ngôn ngữ là một tương quan triệt hủy-xây dựng dựa trên quan niệm công như một thặng dư, “vượt quá những quy tắc của diễn từ giao hoán, và như vậy nhấn mạnh vào sự hiện diện của định thức bản văn” (Kristeva). Lư thuyết sản xuất này đoạn ĺa với một công cuộc lư thuyết hóa sản phẩm, bởi v́ mẫu định học ở đây là khoa học của những thực hành, công việc sản xuất, không phải của những vật sản xuất. Cũng trong trật tự hệ thống đó, đặc hữu của văn tự là “cái giả tưởng tiểu thuyết, tiểu thuyết không phải tiểu thuyết, thi ca không phải là những bài thơ, khảo luận không phải là những bài nghị luận, chữ nghĩa không phải bút pháp, sản xuất không phải vật sản xuất, công việc tạo thành cơ cấu không phải chính cơ cấu” (Barthes). Một lư thuyết đọc/viết như vậy chỉ duy tŕ những yếu tính, không thể có tính cách biện chứng; đó là lư do hệ thống quan niệm như sự bế tỏa. Lư thuyết ngôn ngữ sang tạo như vậy là một ư thức hệ siêu tu từ học, siêu văn chương.

Từ quan điểm phê b́nh của Meschonnic, vấn đề được đặt lại là không phải bản văn thể hiện sự tiêu diệt chủ thể, nhưng tiêu diệt sự đối nghịch phi biện chứng giữa chủ thể và khách thể; chính trong chuyển vận biện chứng, có một tác dụng trượt thường xuyên xác định một bản văn, trong sự đọc và sự viết, vai tṛ của văn tự như một tri thức luận của ngôn ngữ, nhưng là văn tự trong sự thực hành của một chủ thể (sống và viết). Bản văn chính là tác nhân của động tác trượt này [15].

Sống và viết: sự đồng nhất ẩn dụ? Không, chỉ có những điều được viết ra; không có những điều khác nào cảm thấy mà không thể viết ra, đó chỉ là những chữ thất lạc và được thay thế bằng những chữ viết ra. Nhà văn không thể nói có những ẩn ngữ của đời sống ở sau những chữ đă viết, bởi v́ sống không thể khả hữu ở ngoài bản văn. Những chữ đă viết không là những đơn tử rời rạc, đóng kín nhưng chỉ hiện hữu trong câu như những hợp từ (syntagme). Nhà văn, như Valéry đă nói, không nghĩ những chữ, chỉ nghĩ những câu. Không phải những chữ nói về những chữ, nhưng chỉ có những câu nghĩ về những câu. Văn tự ẩn dụ và ngữ nguyên học chỉ là những mê tín siêu h́nh học, có dụng ư suy từ ngữ ư những điều thực sự chỉ xuất hiện trên mặt văn tự. Người ta đă quan niệm sai lầm về một ngữ học đơn tử, thay v́ phải khảo sát một ngữ học về câu. Chỉ trong điều kiện đó, một luận lư học về ngữ thái, luận lư biện chứng, mới khả hữu bởi v́ có những bản văn - nền vải kết dệt - tạo ra ư nghĩa và ư nghĩa tạo ra cuộc đời. Quyền năng biến hóa - niềm khoái lạc của bản văn - niềm hoan lạc của đời sống.

-------------------

[13] Cũng như nói: Khi trở thành “nó” trong bản đọc (chỉ khả hữu nếu “tôi” được đưa vào như thể người đọc), “tôi” (người đọc) chỉ có thể đọc ngôi “nó” này (chỉ chủ thể của bản đọc) trong trường hợp bản đọc và chủ thể của bản đọc chỉ là một, trong trường hợp mà “tôi” sẽ trở thành như cái nó đọc; chính nó viết: văn tự (Pleynet).

[14] X. Barthes, Sdt. Ở một nơi khác, ông định nghĩa ngữ học là khoa học về những dấu hiệu thuần ngữ và kư hiệu học là khoa học về những dấu hiệu về vật (X. Système de la mode).

*** Henri Meschonnic (1932-2009): thi sĩ, nhà ngữ học, biên khảo, tác giả những thiên khảo luận Pour la poétique I (1970), II: Épistémologie de l’écriture, poétique de la traduction (1973),  III: Une parole écriture (1973), IV: Écrire Hugo (1&2, 1977), V: Poésie sans réponse (1978); Critique du rythme (730 trang, 1982); Politique du rythme (620 tr. 1995); Le langage Heidegger (398 tr. 1990); Hugo, la poésie contre le maintien de l’ordre (2002); Spinoza poème de la pensée (2002); Au Commencement, traduction de la Genèse (2002) v.v…; những tập thơ như Dédicaces, proverbs (1972); Voyageurs de la Voix (1985); Et la terre coule (2006) v.v…Năm 2003, một Hội nghị quốc tế Colloque de Cerisy-La-Salle được tổ chức để nói về tác phẩm của Meschonnic.

[15] X. Henri Meschonnic, Pour la poétique I và II.

 

       (c̣n nữa)

       Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2011