ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

21

Chương I

TRIẾT HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21,

 

II. Văn tự và Siêu h́nh học

Tra hỏi triết học, chính là t́m cách đọc lại triết học, dưới những h́nh dạng đa biệt vẫn giả định một nền tảng để định chuẩn. Nhưng nền tảng ấy ở đâu?  Dường như không có một nền tảng thực sự, và những đầu óc nặng nề vẫn tin tưởng là đứng trên một nền tảng vững chắc để ḥ hét sự phá sản của tư tưởng, hay ḥa theo lời tán thán ngây ngô của những nhà Hoa học, hoặc sử dụng những phạm trù siêu h́nh học một cách xuẩn động vào cổ văn đông phương. Những ngộ nhận lầm lẫn lớn lao phát sinh từ những bản đọc triết lư, hoặc do sự khủng hoảng của nền tảng, hoặc do sự khiếm khuyết của nền tảng quy chiếu chung trong việc giả định triết học đối chiếu, hoặc do sự đối chiếu ngôn ngữ không có tiêu chuẩn - tựu chung,vấn đề đặt ra là phải để t́m một nền đất (Grundform) của suy tưởng. Derrida chọn lựa văn tự làm tiêu điểm ưu tiên trong việc phê b́nh siêu h́nh học.

Vấn đề đặt ra chính là vấn đề nguồn gốc. Nguồn gốc không phải là trở về với truyền thống, v́ chính truyền thống diễn ra sự quên lăng những nguồn gốc. Một khi những quán lệ, nghi thức, thói quen đă tập thành dễ dàng che khuất bản lai diện mục của nguồn gốc, vấn đề căn bản không phải là diễn ngôn về nguồn gốc nhưng là phản kháng, xóa bỏ. Vấn đề “xóa bỏ” bắt đầu từ hành động của Heidegger. Trong bản viết luận về vấn tính hữu thể (Zur Seinsfrage), ông đă đặt chữ Hữu (Sein) dưới dấu gạch chéo (krensweise Durchstreichung) -  dấu gạch chéo không bôi đen chữ viết, nghĩa là tuy xóa bỏ đi nhưng vẫn đọc được, nói như thể không nói đến, tự hủy nhưng vẫn cho nh́n thấy chính ư tưởng của dấu hiệu, tóm lại dấu gạch chéo không là “dấu hiệu có tính cách thuần túy phủ định” [2]. Điều đó chứng tỏ sự hiện diện của một “ngữ ư” siêu nghiệm, định giới siêu h́nh học về hiện diện và quan niệm lấy logos làm trung tâm bản vị trong tư tưởng tây phương. Văn tự chỉ là “ngữ thái”, “dấu chỉ” của một dẫy những giả thiết căn bản về sự hiện diện của khách thể, của ư nghĩa và ư thức, sự hiện diện tự tại trong lời nói và sự hiện diện của ư thức tự thân. Dấu chỉ có thể xóa bỏ, nhưng ư nghĩa vẫn c̣n, hiện diện.

Derrida phân tích quan niệm logos là trung tâm bản vị trong thứ tự: một khái niệm về văn tự trong một thế giới chủ trương văn tự là kư âm; một lịch sử về siêu h́nh học khoác cho logos vai tṛ nguồn gốc của chân lư tổng quát (bởi v́ chỉ có lời nói mới thể hiện sự hiện diện tự than trực tiếp, chân lư sống động và phát ngôn), hạ thấp vai tṛ (trở thành) phụ thuộc của văn tự; một khái niệm về khoa học chống lại đường lối biểu âm hóa văn tự, giả định phản kháng của văn tự, sự bạo động của văn tự làm điều kiện đối trọng của khoa học và triết học, của épistémè - chỉ có một khoa học về văn tự khả hữu mới cho những dấu hiệu giải phóng, vượt qua những chướng ngại của khoa học-kỹ thuật, của thần học và siêu h́nh học.

Mục tiêu không phải là triệt hủy, nhưng là giải giới kiến tạo [3] những khái niệm nền tảng của siêu h́nh học về hữu thể, ư nghĩa, hiện diện đă giới hạn logos, lư trí vào trong một loại “ṿng rào”. Chính ṿng rào này tạo ra thành kiến kỳ thị tư tưởng Đông-Tây, gây nên phản ứng “bế quan tỏa cảng” trong học thuật, xây dựng thần học hữu thể vào đạo học thần bí. Cần phải phá hủy ṿng rào này – chính trong vị thế khó khăn đó, người ta lầm tưởng là có sự phá sản. Nhưng thực sự giới hạn không phải là cáo chung.

Ư tưởng về khoa học và văn tự - khoa văn tự học - chỉ có ư nghĩa từ nguồn gốc là đă có một khái niệm về dấu hiệu và những tương quan giữa ngôn ngữ và chữ viết.

Triết học không bị vượt, như phải giải giới kiến tạo triết học, thiết định hệ thống cơ cấu những khái niệm triết lư một cách trung thực, khám phá vùng “bên ngoài” cái ṿng rào đă áp đặt chính trong lịch sử. Đó là những công tŕnh của Hồ Thích, của A. Kojève.

Tương quan ngôn từ/chữ viết đặt ra vấn đề ngôn ngữ vùng thoát khỏi sự lệ thuộc vào siêu h́nh học, ra bên ngoài ṿng rào tri thức. Chữ viết, trong mọi ư nghĩa, bao hàm ngôn ngữ. Nhưng chọn lựa chữ viết như thể sự vượt qua giới hạn và xóa bỏ khi khái niệm về ngôn ngữ triển khai xóa bỏ những giới hạn. Vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm ngôn ngữ của tây phương xuất hiện như thị hiếu hay giả trang của một văn tự tối sơ; hoặc như Rousseau quan niệm văn tự chỉ giản dị là một bổ túc của ngôn từ. Vấn đề này chỉ minh thi rơ rệt trong thời đại kỹ thuật của chúng ta, với sự bành trướng và bài xích sách vở. Derrida nói đến “cái chết của nền văn minh sách vở”. Chữ viết tràn ngập đồng thời bị thay thế bởi những phương tiện thính thị hay bị bài xích bởi một h́nh thức của văn tự khác là ngôn ngữ khoa học, đi từ những biểu thức đại số đến những thuật ngữ khác nhau. Derrida nhận xét cái chết của sách vở này chắc hẳn chỉ báo hiệu một cái chết của ngôn từ (một ngôn từ tự nhận là tràn đầy) và một sự biến hoá mới trong lịch sử văn tự.

Điều này giả định một định nghĩa mới cho ngôn ngữ và văn tự. Trước đây người ta nói đến ngôn ngữ như thể hành vi, chuyển động, tư tưởng, phản tỉnh, ư thức, vô thức, kinh nghiệm, cảm xúc v.v…th́ giờ đây chính là “văn tự’, ngoài ra c̣n chỉ thị những điều khác: Không phải chỉ những cử động vật lư, như c̣n chỉ cái toàn thể, bên ngoài bộ diện chỉ thị, c̣n chính là bộ diện được chỉ thị. Lănh vực văn tự mở rộng trong không gian, ở cả những thị trường xa lạ với tiếng nói (vox), nghĩa là có những “văn tự” của âm nhạc, điện ảnh, điêu khắc, thể thao, quân sự, chính trị v.v…Những lănh vực văn-tự-trường dó để mô tả không những hệ thống kư hiệu gắn liền phụ thuộc vào những sinh hoạt này nhưng c̣n là yếu tính và nội dung của chính những sinh hoạt này. Chính trong chiều hướng này, nhà sinh học nói đến hệ thống cơ động điện tử trong ḷng tế bào bằng văn tự và những tự mẫu của biểu ngữ [4]. Khái niệm về văn tự, đồ kư, tự vị, tự kư, trước khi xác định có tính chất nhân tính, đă là yếu tố. Yếu tố tự kư (gramme) phân biệt với âm vị (phonè).

Tất cả những quan niệm xác định siêu h́nh học về chân lư, dầu hiểu theo nghĩa triết học tiền-Socrate, theo nghĩa tri năng của Thượng đế hay theo nghĩa nhân loại học triết lư, trước Hegel hay sau Hegel, cũng như theo ư nghĩa của Heidegger đều chứng tỏ mối giây liên lạc nguyên ủy và cơ bản với phonè không bao giờ bị cắt đứt. Tiếng nói sản xuất ra những biểu tượng đầu tiên có một tương quan kề cận trực tiếp và căn bản với linh hồn, với lư trí. Những quán lệ tương ứng với ư nghĩa chỉ thị tự nhiên và phổ quát đă xác định ra ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; tiếng nói (vox) mang hai chỉ thị phát biểu ra ư nghĩa và phát âm của tiếng nói (Granel), đă thống nhất tiếng nói với linh hồn, với tư tưởng hiểu theo nghĩa được chỉ thị, với chính sự vật. Cái chỉ thị, chũ viết chỉ có tính cách phụ thuộc, luôn luôn thuộc về phương tiện và biểu tượng. Khái niệm về dấu hiệu này hàm ngụ phân biệt nhị thức giữa ngữ ư và ngữ thái, đồng thời hàm ngụ cái chết của văn tự : Văn tự hàm ngụ việc sử dụng ngôn ngữ nói chung, trong đó cách viết sắp hàng theo tiếng nói, nhưng cũng là ngoại lệ và suy ra một tiếng nói giả tưởng của những cao độ chuyển vận như mang chỉ thị (Deleuze-Guattari).

Thái độ ca ngợi ngôn từ và kết án văn tự đă được xác định không phải từ Aristote, nhưng từ Platon, trong thiên đối thoại Phèdre [5] : Mối quan hệ thân tộc giữa văn tự và huyền thoại. Quyển sách không nói, quyển sách là tri thức chết, nó không trả lời cho kẻ muốn tra hỏi nó. Giống như huyền thoại đối với tri thức sinh động. Logos như một sinh vật hoạt động (logos-zôon) :

Mọi diễn ngôn phải được cấu tạo theo cách một sinh động vật (ôsper zôon), Phèdre 264c. Cũng như con người, logos sinh động có một người cha mà chân dung cũng như chân dung của điều thiện. Điều thiện (người cha, mặt trời, của cải) là nguồn thể bị che dấu, chói ḷa của logos. Logos chính là nguồn lực của mặt trời chiếu rọi vào hang động, mà con người phải quay đầu về nó, mặc dầu nó có thể đốt cháy đôi mắt chúng ta.

Vị thần văn tự chỉ là một nhân vật thứ yếu, một bầy tôi dâng hiến một kỹ thuật và một phương thuốc lên vua cha, vị thần ra lệnh hay phát ngôn bằng tiếng nói mặt trời. Văn tự có tính cách bổ túc cho ngôn từ: nó chỉ là “biểu tượng”, dấu hiệu của ngôn từ vắng mặt.Trong thần thoại, Thot là vị thần văn tự, làm chủ sách vở và bạn đường là thần Seashat có nghĩa là kẻ viết, vị thần chết. Thot là vị thần hồi sinh, kết thân hữu với thần chết, và cái chết như sự diễn lại đời sống, ngược lại đời sống diễn lại sự chết. Viết chính là sự bừng tỉnh của đời sống và sự bắt đầu lại của sự chết.. Vị thần của văn tự c̣n là vị thần của y dược (hiểu theo nghĩa như một khoa học và độc dược – Pharmakon) Từ ngữ Pharmakon xuất hiện đây đó ở các thiên đối thoại của Platon (Protagoras, Philèbe, Timée, Phèdre…) được xác định như cái ǵ từ bên ngoài đến, không có đặc tính riêng, trái ngược với sự sống chỉ khêu gợi điều dữ. Tự yếu tính, văn tự là xấu, ở bên ngoài kư ức, không tạo ra khoa học, minh trí, nhưng chế tạo ra những tư kiến, không tạo ra chân lư mà chỉ tạo ra ảo diện. Khác với diễn ngôn sống động, diễn từ được viết ra chỉ là ảo tượng (eidolon). Chính trong quan niệm đó, Platon đă nỗ lực khai phá ra văn tự của chân lư trong linh hồn, những diễn ngôn được tạo thành để học hỏi, được phát biểu dành cho sự giáo dục những người nghe và được viết ra một cách thực sự trong linh hồn với tất cả chân lư: đó là Eidos, khoa học, biện chứng pháp, triết học để đối lập với diễn  ngôn ngụy biện.

Văn tự không là một phương thức tốt, bởi v́ diễn ngôn một khi được viết ra luân lưu khắp nơi và không phân biệt trong việc tới tay người biết thưởng thức hay kẻ phàm phu tục tử, cũng như không biết phân biệt phải nói với người nào, và không nên nói với người nào.

Viết là nghệ thuật ghi lại trong một quyển sách và nó không có khả năng từ khước, chống trả hay tự vệ, nó luôn luôn phải cần tới sự trợ cứu của người cha (ngôn từ).

Viết chỉ là một phương tiện cho những ai đă biết nhớ lại (huponisai) những sự vật mà v́ những sự vật đó mới có văn tự (ta gegrammera).

Một quyển sách cũng giống như một bức họa, h́nh thể trong bức họa mô phỏng lại sự vật của người thơ và sự vật tự nhiên lại mô phỏng ư niệm cũng như chữ viết mô phỏng lời nói, diễn tả tư tưởng. Nhà văn, nhà họa sĩ, kẻ làm ảo ảnh: pharmakeus. Xảo thuật của văn chương, hội họa chính là xảo thuật của một tên hề khéo léo che dấu cái chết bằng ảo diện của cái sống động.

Nietzsche viết: Socrate là người không viết. Là kẻ mang dấu hiệu của thánh thần, Socrate chính là tiếng nói của người cha. Và Platon viết khởi sự từ cái chết của Socrate. Văn tự là đứa con khốn khổ, thất lạc, giết cha và Platon tự coi như một đứa con viết ra lời kết án này. Ông bị thúc bách phải tham dự vào tṛ chơi của chữ nghĩa trong một diễn ngôn muốn phát biểu tự yếu tính, tự chân lư, tuy nhiên phải được viết ra. Điều nghịch lư chính là: viết khởi sự từ cái chết của người cha và phải sự dụng văn tự bị kết án là mang đặc tính giết cha. Văn tự là đứa con khốn khổ, thất lạc của siêu h́nh học tây phương mang trên những ẩn dụ.

Mối tương quan giữa logos/ngôn từ và logos/văn tự vẫn được c̣n được lập lại trong ngữ học của Saussure: Ngôn ngữ và chữ viết là hai hệ thống kư hiệu phân biệt: lư do hiện hữu duy nhất của chữ viết là diễn đạt ngôn ngữ. Cơ cấu luận ngữ học của Jakobson cũng quan niệm mỗi đơn vị ngữ học bao hàm hai phương diện: một bên là ngữ thái khả xúc (signans) và một bên là ngữ ư khả tri (signatum). Khoa kư hiệu học quan niệm phát âm bản vị, ngôn từ bản vị với những căn nguyên siêu h́nh-thần lư chứng tỏ không thể duy tŕ sự phân biệt giữa ngữ thái và ngữ ư nếu không có sự phân biệt giữa cái khả xúc và khả tri, c̣n chứng tỏ phải quy chiếu vào một ngữ ư hiện diện trong khả tri tính, trước khi “sa đọa” nghĩa là đày ải vào ngoại hướng của trần gian khả xúc này. Điều đó hàm ngụ một Logos tuyệt đối, đă được quan niệm trong thần học thời Trung cổ, như một chủ thế tính sáng tạo vô cùng: bộ mặt khả tri của dấu hiệu vẫn c̣n quay về phía ngôn từ và hướng diện Thượng đế [6] . Đă đành, điều đó không có nghĩa là liệng bỏ những khái niệm này, bởi “ṿng rào” chứng tỏ tính cách liên đới hệ thống và lịch sử của những khái niệm và vận hành của tư tưởng trong triết học và siêu h́nh học tây phương.

Đó là: cấp độ của ngữ ư không bao giờ đồng thời với cấp độ của ngữ thái. Lư thuyết về dấu hiệu quan niệm dấu hiệu phải là đơn vị thuần nhất của một dị biệt tính, bởi v́ ngữ ư (ư nghĩa hay sự vật, đối tượng suy tưởng hay thực tại) tự nó không phải là một ngữ thái, một dấu vết.

Yếu tính mô thức của ngữ ư là sự hiện diện. Đó là quang cảnh của triết học; điều đó c̣n có ư nghĩa là người ta không thể ra khỏi thời đại mà chính ḿnh đă phác họa ra ṿng rào.

------------------------

[2] Xem: Heidegger, Questions I [bản dịch Pháp ngữ]; J. Derrida, De la grammatologie.

3] [Trong “Triết học là ǵ?” [Xem: tạp chí Chủ Đề số 2, năm 2000, in lại trong Cơ sở tư tưởng thời quá độ 2007] ở chú thích 1: tôi dùng chữ “hủy tạo” thay thế chữ “giải giới kiến tạo” trước đây để tưong ứng với từ “hủy triệt” (Destruktion) của Heidegger. Derrida xác nhận khái niệm “hủy tạo” nhằm để phiên dịch từ Abbau của Heidegger. Một số dịch giả của Heidegger sang Anh ngữ dung từ “hủy tạo” (deconstruction) dể dịch từ Abbau như một thời khoảng nhất định của vận động hủy triệt (Destruktion) khái quát hơn.

[4] Xem: Triết học và Khoa học. Phần phụ lục (của tác giả), Lửa Thiêng x.b. 1972.

[5] Những phân tích và b́nh chú của Derrida trong “La pharmacie de Platon” (Xem: tạp chí Tel Quel số 32 và 33, 1968 in lại trong La Dissémination 1972).

[6] Jakobson tán thán định nghĩa thời Trung cổ - aliquid stat pro aliquo/sự vật chỉ thị một sự vật khác, mà thời đại phục hồi vẫn tỏ ra có giá trị và phong phú (Xem Jakobson, Essais de linguistique générale 1963).

 

(c̣n nữa)

       Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2011