ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
2
Dẫn nhập
Kỳ 1,
4. Lư trí thuần tuư
Lư như đă nói ở trên có nhiều nghĩa, song tiên khởi phải nói đến lư tổng thể (Vernunft überhaupt) và lư trí thuần tuư.[6]
Kant phân biệt lư hội với lư trí, như tŕnh tự của luận lư siêu nghiệm gồm phân tích siêu nghiệm và biện chứng siêu nghiệm: trong phân tích siêu nghiệm, những phạm trù là điều kiện tất yếu của tri thức, chỉ áp dụng cho những ǵ thuộc trực giác, c̣n trong biện chứng siêu nghiệm, bản tính của lư trí là sử dụng những phạm trù này vào những ǵ ở ngoài không gian và thời gian (thuộc trực giác) nên dẫn đến ảo diện siêu nghiệm. Tuy nhiên ảo diện siêu nghiệm có căn rễ ở trong bản chất lư trí.
Nói về lư tổng thể, Kant dẫn giải không có ǵ cao hơn lư trí khi sử dụng chất liệu của trực giác và hiểu nó dưới thể thống nhất cao nhất của tư tưởng, song ông xác định nếu coi như quan năng cao nhất của nhận thức có thể dẫn đến chỗ sai lạc. Khi luận về luận lư siêu nghiệm, Kant đă xác minh lư hội là khả năng của quy luật (Vermögen der Regeln) c̣n lư trí là khả năng của nguyên tắc (Vermögen der Principien). Nguyên tắc th́ hàm hồ [7], song Kant gọi nhận thức từ nguyên tắc bất kỳ khi nào biết cái đặc thù trong cái tổng quát nhờ vào những khái niệm, như vậy mọi tam đoạn luận của lư trí là một h́nh thái diễn dịch một loại nhận thức từ một nguyên tắc, v́ đại tiền đề luôn luôn chứa một khái niệm để cho mọi vật có thể hiểu được dưới những điều kiện của khái niệïm này.
Hoạt động của lư hội là suy nghĩ đối tượng , nghĩa là tạo phán đoán về cái ǵ cho trong không-thời gian qua những phạm trù, c̣n hoạt động của lư trí là rút ra những kết luận từ những phán đoán. Khai phá phạm trù dựa vào h́nh thái luận lư của những phán đoán khác nhau, c̣n ư niệm của lư là những h́nh thái khác nhau của hậu kết (inference) gồm suy luận tuyệt đối, giả thuyết và ly tiếp. Mỗi h́nh thái hậu kết tương ứng với ư niệm của lư [8](h́nh thái suy luận tuyệt đối của hậu kết tương ứng với ư niệm 'linh hồn', của giả thuyết tương ứng với ư niệm 'thế giới', của ly tiếp tương ứng với ư niệm 'Thượng đế' - những đối tượng thuộc về tâm lư học thuần lư, vũ trụ học siêu nghiệm và thần học tự nhiên. Tuy nhiên lư trí phải trả một giá trong vận động: khi quan niệm một chủ thể tuyệt đối, dễ dẫn đến vơng luận (Paralogismus), về mặt toàn thể của sự vật và điều kiện, dẫn đến tương phản (Antinomie), về mặt hữu tối cao, có thể phủ nhận những lư chứùng hiện hữu của Thượng đế (Unmöglichkeit eines ontologischen Beweises vom Dasein Gottes). Do đó Kant nói đến ảo diện siêu nghiệm: ví như ảo diện quang học, nhúng một cây gậy xuống nước, ngay đối với nhà khoa học cũng thấy cây gậy như bị gẫy, cũng như không phải người thường mà ngay nhà khoa học nh́n mặt trăng có vẻ càng lớn ra khi từ thiên đỉnh xuống tới chân trời; tuy nhiên nhà khoa học có tri giác những hiện tượng ấy song vẫn nhận thức cây gậy thực sự vẫn thẳng và mặt trăng vẫn cùng một kích thước v́ lư hội được những nguyên nhân. Tương tự như vậy, nhà triết học không thể làm ảo diện siêu nghiệm biến đi song giữ cho con người không thể coi ảo diện là chân lư.
Tóm lại, qua hai bộ Kritik der reinen Vernunft và Kritik der praktischen Vernunft, Kant phân biệt lư trí trong chương về kiến trúc mẫu lư trí thuần tuư/die Architektonik der reinen Vernunft qua toàn bộ khả năng nhận thức cao cấp, đối lập thuần lư với thực nghiệm [9], xác định như một quan năng tạo ra những nguyên tắc nhận thức tiên nghiệm [lư thuần tuư chứa những nguyên tắc cho nhận thức sự vật tiên nghiệm, thuần lư/theoretisch liên quan đặc biệt đến nhận thức, và thực tiễn/praktisch chứa nguyên tắc tiên nghiệm của hành động], với lư trí như một quan năng tư tưởng cao cấp tạo ra những ư niệm như dẫn trên về linh hồn, thế giới và thượng đế, như vậy không phải đối lập với kinh nghiệm như nói ở trên, mà đối lập với tri năng/ Verstand đề xuất những ư niệm về tự do, bất tử và hữu tối cao.
5. Phê b́nh luận và phê b́nh
Kant không viết khảo luận [Treatise, Essay] như những nhà triết học trước đó (Locke, Spinoza, Malebranche, Leibniz, Hume v.v…) nhưng viết những thiên phê b́nh [Kritik], mà người đời sau phải phân định thời kỳ trước phê b́nh và thời kỳ phê b́nh trong hành trạng tư tưởng Kant.
Phê b́nh luận/Kritizismus là thuật ngữ Kant dùng để xác định vị trí triết lư của ông trong tương tranh giữa chủ nghĩa hoài nghi và chủ nghĩa giáo điều. Ông khai phá quá tŕnh, khả hữu, nguyên ủy, giá trị, hợp lư và giới hạn của kinh nghiệm con người. Ông so sánh về mặt tinh thần, chủ nghĩa giáo điều như thời thơ ấu, chủ nghĩa hoài nghi như thời niên thiếu , với phê b́nh luận như thời trưởng thành của con người, về mặt hệ thống, phê b́nh luận là trung đạo giữa chủ nghĩa duy lư với chủ nghĩa duy cảm. Phê b́nh luận của Kant chống lại sự khinh thường tri giác qua kinh nghiệm, chống lại sự xác quyết mà con người có thể xây dựng kinh nghiệm từ những khái niệm đơn thuần không có cơ sở thông qua tri giác, chống lại xác quyết về Thượng đế , linh hồn, thế giới là những đối tượng khả nghiệm, trong khi thực tế là những ư niệm.
Trong chú thích của Tựa bộ Kritik der reinen Vernunft lần xuất bản thứ nhất, Kant xác định thời đại (của ông) thực sự là thời đại của phê b́nh, mà mọi sự phải tuân thủ [10]. Cũng trong chú thích này, ông nhận xét tôn giáo dầu có sức mạnh của tính thiêng liêng, hay luật pháp với sức mạnh của uy nghi cũng không thể ở ngoài nó, phê b́nh theo ư nghĩa là một kiểm sát tự do và công cộng (freie und öffentliche Prüfung).
Triết học phê b́nh của Kant nhằm kiểm sát quyền năng lư trí để phân biệt khả năng cũng như hạn chế của lư trí; có thể gọi nó là một triết học của phán đoán [tự nguyên nghĩa của κρίνω: phán đoán] có nghĩa là triết lư về những giới hạn của quyền năng nhận thức, chính v́ khi thực sự nhận thức được quyền năng và những hạn chế của lư trí nên triết học phủ bác những tự đắc phi cơ sở của chủ nghĩa giáo điều cũng như nỗi tuyệt vọng vào khả năng của nhận thức đến độ phủ nhận khả năng đạt tới một chân lư nào đó.
Khi luận về cơ sở phê b́nh luận vị lai [in trong Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ 2002], tôi đă nói đến Kant, và Heidegger, người lư giải tác phẩm Kritik der reinen Vernunft trong giáo tŕnh mùa đông 1927-28 ở đại học Marburg:
“Vấn đề cơ bản của Kant là làm thế nào tri thức tổng hợp khả hữu đồng thời lại có tính tiên nghiệm. Nhưng chính Heidegger là người đă nh́n ra khởi nguyên cách đặt vấn đề của Kant khi hỏi: Tại sao luận thuyết về phương pháp, lư giải và tŕnh bày tri thức tổng hợp tiên nghiệm này lại gọi là phê b́nh?...Heidegger nhận định cơ sở siêu h́nh học như thể khoa học không chỉ là một cơ sở của triết học siêu nghiệm hay hữu thể luận nói chung mà đồng thời cũng là định giới hạn và hạn chế khả năng của tri thức siêu nghiệm của lư trí thuần tuư, đó là “phê b́nh”.
Phê b́nh lư trí là chủ đề triết học của hiện tượng luận Husserl sau này. Ngay từ Ideen I Husserl xác định: Do đặc tính bản chất của nó, hiện tượng luận phải tuyên bố là triết học “đệ nhất” và cung ứng những phương tiện để thực hiện mọi phê b́nh lư trí khả hữu; do đó nó đ̣i hỏi tự do hoàn hảo nhất cho những giả định và, liên quan tới chính nó, một quan năng phản tư tuyệt đối. Từ chính bản chất của nó nhằm thực hiện sự minh bạch hoàn hảo nhất liên quan tới bản chất của nó và v́ thế cũng liên quan đến những nguyên tắc về phương pháp của nó.
Kant đă có một ư niệm về hiện tượng luận trước Hegel và Husserl, tất nhiên ở một góc nh́n triết học phê b́nh. Husserl trở lại vấn đề phê b́nh lư trí do yêu cầu của những khó khăn về mặt phương pháp, do đó ở Những suy niệm kiểu Descartes (Meditations cartésiennes), ông đào sâu vấn đề này. Husserl lĩnh hội lư trí như chức năng phổ quát của chủ thể trong mọi kinh nghiệm siêu nghiệm. Phân tích lư trí bao hàm phản tư trên toàn lĩnh vực ư hướng. Tự phản tư về mặt hiện tượng luận trở thành phản tư cơ bản về bản tính của lư trí. Trong khi Kant quan niệm phê b́nh lư trí khai phá trong giới hạn của lư trí, song đối với Husserl, lư trí là hoạt động rộng hơn bao hàm cả hiển nhiên trong phán đoán, như trong tiết luận về ư thức và quá độ tới hiện tượng luận lư trí, ông chỉ ra ư thức, hay chính ư thức-chủ thể, phán đoán về thực tại, đặt để vấn đề về nó, giả định, hoài nghi nó, giải hoặc và từ đó thể hiện “phán quyết của lư trí”. Hiểu được bản chất của phán quyết lư trí, và bản chất của “thực tại” (Wirklichkeit) tương ứng - Husserl tụ hỏi - há không phải rơ ràng trên con đường hiện tượng luận thuần tuư, nghĩa là trong toàn bộ bản chất của ư thức siêu nghiệm? Do đó ở chương hai kế tiếp phần khai phá quan hệ giữa lư trí và thực tại của Ideen I là hiện tượng luận lư trí. Tôi sẽ trở lại vấn đề này trong thảo luận về tác phẩm văn chương của các nhà hiện tượng luận.
----------------------------
[6] Bắt đầu từ biện chứng siêu nghiệm trong Kritik der reinen Vernunft, Kant nói đến lư trí thuần tuư như vị thế của ảo diện siêu nghiệm. Ông xác định biện chứng nói chung là luận lư của ảo diện (Logik des Scheins), không phải là một học thuyết về cái nhiên (Wahrscheinlichkeit) v́ cái nhiên là một loại của chân lư, nhận thức về cái ǵ c̣n khiếm khuyết, cũng như phân biệt giữa hiện tượng và ảo diện.. Nói đến lư tổng thể, Kant chỉ ra mọi nhận thức của con người bắt đầu với những giác quan, dẫn đến lư hội và kết thúc ở lư trí (Alle unsere Erkenntniß hebt von den Sinnen an, geht von da zum Verstande und endigt bei der Vernunft).
Một nhà lư giải kinh điển về Kant như Ernst Cassirer nói rơ về biên giới giữa giác tính và lư trí không phải giữa mundus intelligibilis (thế giới tri thức) và mundus sensibilis (thế giới cảm xúc). [xem: Kants Leben und Lehre (Đời sống và học thuyết của Kant) 1918]
[7] Chẳng hạn có những loại nhận thức có thể gọi là nguyên tắc song tự chính nó không có ǵ là nguyên tắc cả. Mọi mệnh đề tổng quát dầu có thể rút ra từ kinh nghiệm qua quy nạp có thể là đại tiền đề trong một tam đoạn luận của lư trí song không là nguyên tắc. Những công lư tơán học , chẳng hạn như giữa hai điểm có thể chỉ là một đường thẳng, cấu tạo khái niệm tổng quát tiên nghiệm, do đó có thể được gọi là nguyên lư; tuy nhiên thật sai lầm mà nói là đặc tính này của đường thẳng, nói chung và tự chính nó đối với chúng ta là nguyên lư , v́ nó chỉ được biết từ trực giác thuần tuư mà thôi.
[8] H́nh thái suy luận tuyệt đối tiêu biểu bằng tam đoạn luận sau đây:
1. Đại tiền đề: Mọi người đều chết
2. Tiểu tiền đề: Mọi học giả là người
3. Kết luận: Mọi học gỉa đều chết
Đại tiền đề (1) đặc thị như một quy luật
Trong tiểu tiền đề (2), khái niệm 'học giả' bao nhiếp trong khái niệm 'người'; quy luật biểu hiện trong đại tiền đề như vậy chứa đựng sự thât của mọi học giả.
(3) là kết quả áp dụng quy luật trên cho khái niệm 'học giả'.
Tam đoạn luận như vậy gồm phán đoán và khái niệm. Một hoạt động như vậy hoàn toàn khác với hoạt động của lư hội: Nhờ vào những phạm trù, lư hội tạo ra trong một phán đoán một thểâ thống nhất từ phức thể cho trong trực giác. Lư trí nhằm tạo ra một thể thống nhất qua việc đem lại những khái niệm cũng như những phán đoán khả hữu dưới một quy luật chung (chẳng hạn quy luật “mọi người đều chết” bao hàm không những phán đoán “mọi học giả là người” mà c̣n vô số những phán đoán khác).
[9] Ich verstehe hier aber unter Vernunft das ganze obere Erkenntnißvermưgen und setze also das Rationale dem Empirischen entgegen. (Sdt: Transcendentale Methodenlehre, Drittes Hauptstück).
[10] Unser Zeitalter ist das eigentliche Zeitalter der Kritik, der sich alles unterwerfen muß.
[11] Die Phänomenologie ihrem Wesen nach den Anspruch erheben muß, “erste” Philosophie zu sein und aller zu leistenden Vernunftkritik die Mittel zu bieten; daß sie daher die vollkommenste Voraussetzunglosigkeit und in Beziehung auf sich selbst absolute reflektive Einsicht fordert. Ihr eigenesWesen ist es, vollkommenste Klarheit über ihr eigenes Wesen zu realisieren und somit auch über die Prinzipien ihrer Methode. (Sdt: §63)
[12] Das Bewußtsein, bzw. Bewußtseinssubjekt selbst, urteilt über Wirklichkeit, fragt nach ihr, vermutet, bezweifelt sie, entscheidet den Zweifel und vollzieht dabei “Rechtsprechungen der Vernunft”. (Sdt, §135).
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2011