ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

18

Dẫn nhập

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18,


9. Khoa học văn chương
(tiếp theo)

Trong sinh hoạt tư trào hiện tượng luận, Mikel Dufrenne là một trong số ít nhà hiện tượng luận theo con đường nghiên cứu mỹ học. Ở vào giai đoạn ông cộng tác với Paul Ricœur viết chuyên đề về Karl Jaspers, và sau đó là một nghiên cứu xă hội học về cơ sở nhân cách, Dufrenne lại chuyển hướng chuyên cứu khi cho xuất bản tác phẩm Hiện tượng luận về kinh nghiệm mỹ học [195] . Trong phần thứ nhất của tập I, Dufrenne đă xác định con đường nghiên cứu dưới tiêu đề: Hiện tượng luận về đối tượng mỹ học, và ở chương 6 khi luận về hữu của đối tượng mỹ học, quan điểm của ông là: đối tượng mỹ học đ̣i hỏi sự thống nhất (đặc biệt là sự thống nhất dấu hiệu và ư nghĩa) và tự trị bởi nó mang ư nghĩa trong chính ḿnh, tuy nhiên thống nhất và tự trị này, xác nhận h́nh thái của nó là tuyệt diệu, phải chờ được tri giác thừa nhận và biểu hiện.

Vấn đề đặt ra là đối tượng mỹ học như thể được tri giác, vậy h́nh trạng ra sao? Dufrenne nhận xét một số học thuyết, trước hết ông chú ư đến những học thuyết trực tiếp hay gián tiếp phỏng theo hiện tượng luận và xem đối tượng mỹ học như một đối tượng tri tưởng hay tri thức: lư luận của Sartre chẳng hạn giải quyết tranh biện giữa chủ nghiă duy thực và duy tâm lư bằng cách t́m kiếm con đường thứ ba là xác định đối tượng mỹ học khôn có hữu của một sự vật hay một biểu tượng, nhưng chỉ là ảo tượng “cấu thành và được lĩnh hội qua một ư thức tưởng tượng coi nó như phi thực” [196]; lư luận của Ingarden theo những chỉ đạo của hiện tượng luận Husserl, không nói đến đối tượng mỹ học như một đối tượng trí thức hay lư tưởng, mà nói đến ‘hữu thuần hướng ư’ và treo lửng hữu này vào những đối tượng lư tưởng là những ư nghĩa. Khi Ingarden viết trong Tác phẩm văn chương: “Tầng tác phẩm do những ư nghĩa h́nh thành không thể đồng nhất với một nội dung tâm lư học sống động, không phải là tự trị lư tưởng, song quan hệ với những khai triển chủ quan của ư thức”, điều đó có nghĩa là trong ư hướng của hành vi ư thức, những đơn vị dấu hiệu do những cấu tạo thảnh tập hợp thành những “đối tượng được biểu hiện” là cốt truyện hay kịch, thực sự là “đối tượng thuần ư hướng”. Biểu hiện của những đối tượng ư hướng này có thể được những “mục tiêu tri tưởng” làm sinh động, song dưới quan điểm của Dufrenne, Ingarden đă không làm rơ được t́nh trạng tri tưởng v́ “xác định sơ cấp và công chính của những đối tượng biểu hiện nằm trong ư hướng những đơn vị dấu hiệu cho ra những sự trạng ư hướng”  mà những mục tiêu tri tưởng chỉ mang lại những xác định phụ. Trong khai phá bốn tầng của Ingarden giúp ông phân biệt đối tượng mỹ học với “những cụ thể hóa của nó”, song việc đọc tác phẩm không nhất thiết trung thực với tác phẩm, và có nhiều cách lư giải đối lập nhau, nhưng mang lại một lịch sử, một đời sống. Tác phẩm th́ ở bên ngoài những cụ thế hóa này v́ chúng chính là mục tiêu của tác phẩm. Tác phẩm văn chương mang tính tha định [197], nghĩa là phụ thuộc vào những hoạt động chủ quan mhằm vào và cấu tạo ra nó. Khi Ingarden khẳng định tác phẩm văn chương không mang tính tự định mà là một hệ thống ư nghĩa, một v́ là h́nh thành niệm thức [ ein schematisches Gebild, X; chú thích 184/kỳ 17] mang những hàm ư/ẩn ngữ chỉ bản đọc mới cụ thể hóa chúng (nghĩa là ư thức làm sống dậy chúng), hai là nếu đối tượng biểu hiện có cái chưa hoàn tất, v́ mang một dấu chỉ tri tưởng (những câu trong một tác phẩm văn chương không là những phán đoán công chính bám vào cái thực , được xét đoán là đúng hay sai, như trong một tác phẩm khoa học; Dufrenne lấy ví dụ: câu văn “bút để trên bàn” không có cùng cộng hưởng  và giá trị khi tôi đọc nó trong một quyển tiểu thuyết như khi tôi phát biểu nó để trả lời cho một câu hỏi đề ra với tôi); chắc hẳn đối tượng biểu hiệncó một cách thái hiện hữu: thực, lư tưởng, khả hữu (tôi dễ dàng phân biệt hai câu: Ba nh́n thấy bút trên bàn và Ba nhớ có thấy bút trên bàn), nhưng đối tượng biểu hiện như thực hay ảo, quá khứ hay tương lai, vị thế hiện hữu này như thể trung ḥa, bất khả coi là thực, thành tựu trong cái phi thực như những diễn ngôn mà nhân vật đề ra, thực với đối tác (thường đặt trong dấu ngoặc) nhưng không thực với tôi, cho nên là đối tượng thuần ư hướng, cái lư do sâu sắc nhất về tính tha định của đối tượng mỹ học.

Dufrenne phê phán nghi nghĩa/équivoque về khái niệm đối tượng ư hướng và khái niệm tha định của Ingarden là không trung thực với hiện tượng luận Husserl, nhất là đă đồng nhất đối tượng biểu hiện với đối tượng thuần ư hướng, có thể tóm trong những điểm sau đây: 1/ đối tượng ư hướng không là một phi thực/irréel, cũng không là một khuôn đúc của đối tượng thực bị cắt đi thực tại. Husserl trong Ideen I đă cấm phân chia đối tượng trong tự nhiên với đối tượng ư hướng tiềm tại trong tri giác và định vị trong kinh nghiệm sống (khi tri giác cái cây, không có cái cây ư hướng ĺa khỏi thực tại và chỉ hiện hữu trong tri giác với cái cây thực); thực tại không loại khỏi đối tượng hướng ư, dầu nó không thuộc trung khu đối tượng tri thức (xác định cái cây) nó cũng thuộc đối tượng toàn diện của cái được tri giác, cũng mang tín phi thực tại đến cho đối tượng tri thức của cái được tri tưởng. Đối tượng ư hướng không khu biệt với đối tượng thực hay phi thực mà là đối tượng nhận được trong viễn cảnh giảm trừ hiện tượng luận. 2/ đối tượng biểu hiện không giảm trừ về mặt hiện tượng luận nên không là môt đối tượng ư hướng mà là đối tượng được tri giác, không mang tính tha định như đối tượng ư hướng. Không như Ingarden nghĩ (đến những khái niệm lư tưởng can dự đến cách thái tha định), cái đặc thị tác phẩm văn chương, đối lập với một bản viết b́nh thường, đó là ư nghĩa mang trong chữ, để tác phẩm nhờ đó là tự định. Người ta không đọc một bài thơ, một tiểu thuyết giống như đọc một tác phẩm khoa học, một bài khảo luận. Đọc là tri giác, hàm ngụ tri giác những dấu hiệu viết trên giấy, nhưng có thể nói trong nghệ thuật ngôn ngữ, những chữ mà những dấu hiệu đem lại cho chúng ta được tri giác như sự vật và có cùng phẩm tính của cái có thể tri giác trong ư nghĩa của chúng. Dufrenne lấy ví dụ chẳng hạn quả và lá trong thơ Verlaine là cụ thể không phải v́ vẽ ra trước mắt chúng ta nhưng ở chỗ là đưa chúng ta vào trong một khung cảnh không phải là lĩnh vực khác quan của ư nghĩa. Theo Dufrenne, quan niệm của Ingarden không nhận ra tính nội tại của ư nghĩa ngôn ngữ, cho nên cắt đứt đối tượng mỹ học khỏi cái được tri giác qua một khu biệt triệt để giữa chữ và dấu hiệu của nó, treo lửng nó trong một bầu không khí lư tưởng, do đó mới đi đến kết luận về tính tha định của đối tượng mỹ học [198].

Khi luận về quan hệ giữa tác phẩm và văn tự ở trên [Xem kỳ 17], tôi nói đến Ingarden đánh giá quan hệ này có tính ngoại tại v́ bản in không thuộc thành phần của tác phẩm mà chỉ thuộc cơ sở vật chất cấu tạo tác phẩm/quyển sách. Điều này khác với quan niệm của Nicolai Hartmann coi bản in như một tầng mới, mà trong chú thích 5 ở Phá thể tiểu thuyết, tôi xem “có vẻ gần với Mallarmé trong những suy tưởng của Mallarmé khi nhà thơ đánh giá cao những kiểu chữ như Nerval nhận xét: ông sử dụng số lượng kiểu chữ khác nhau như kiểu cicéro cho đam mê, kiểu gaillarde cho loại truyện đơn giản, kiểu petit romain tập trung trong một khoảng hẹp được nhiều t́nh tiết mệt mỏi nhưng thiết yếu” [199].

Trong lư luận về tác phẩm nghệ thuật văn chương của Ingarden, điều đắc ư nhất của ông là quan niệm về những tầng, như đă tŕnh bày ở trên. Trong Triết học nào cho thế kỷ 21, tôi có dẫn đền cuộc tranh biện của Ingarden về vấn đề tầng, trong đó Ingarden “quan tâm đến việc tranh tiên trong khai phá phương thức hiện hữu” [200]. Trong Thích nghĩa thư từ Husserl, Ingarden cho là ở tác phẩm Luận về vấn đề Hữu tinh thần 1933, Hartmann đă nói đến lư giải về tầng của tác phẩm nghệ thuật văn chương cũng như trong tác phẩm Mỹ học song không  hề nhắc đến sách của ông [201]. Anna-Teresa Tymieniecka trong Hiện tượng luận và Khoa học trong tư tưởng châu Âu hiện đại đề cập vấn đề này như sau: Nicolai Hartmann đă nhấn mạnh đến ư nghĩa của tiếp cận tầng, liên hệ trực tiếp đến khám phá cấu trúc đa tầng và mở rộng đến những điều chấp nhận trong tư tưởng hiện đại về một quan tâm phổ quát, ước muốn tái dựng nghiên cứu liên hệ đến những chiều kích toàn diện đem lại công lư cho bản nhiên của con người. Max Scheler là nhà tiền phong trong lĩnh vực này khi phân biệt những tầng khác nhau của đời sống t́nh cảm mà ông đă sáng tạo ra một tiếp cận mới khảo sát những vấn đề tâm lư học. Trong tâm lư học và tâm bệnh học, Joseph Froebes, Johannes Lindworsky, Hendrik Rühmke đă sử dụng lư luận những tầng này [202].       

Eugene F. Kaelin trong tiểu luận “Cuộc tranh biện về tầng bên trong những đối tượng mỹ học” [203] nhận xét Hartmann đă kết hợp thuyết duy tâm nhân chủ Hegel (trong Hiện tượng luận tinh thần) với những phát triển mới nhất trong hiện tượng luận Husserl để đề ra khái niệm bắc cầu, không phải sự vật tự tại (nghĩa là không quan tâm đến thực tại của đối tượng mỹ học như chúng tự hiện hữu) mà quan tâm đến cách chúng ta nhận thức chúng và bản tính kinh nghiệm sống có ư thức ra sao. Sự khác biệt giữa Hartmann và Ingarden theo Kaelin có thể đặt thành vấn đề: Một đằng miêu tả phân chia hữu thể luận giữa những giá trị nghệ thuật của tác phẩm với những giá trị mỹ học của đối tương mỹ học lien hệ tới tri giác; một đằng chủ trương những giá trị mỹ học của tác phẩm nghệ thuật chỉ đắc thủ với những ai đă tri giác những giá trị nghệ thuật t́m thấy trong những biểu hiện mỹ học và phác họa một sơ đồ để theo dấu quan hệ giữa hai loại giá trị, phương cách nào cho một chứng thực khả quan hơn cho phê phán?

Nicolai Hartmann là triết gia Đức cuối cùng ở thế kỷ 20 c̣n duy tŕ truyền thống triết học hệ thống, xây dựng trên những lư luận căn bản, trong đó lư luận phạm trù là cơ sở cho con đường hữu thể luận mới. Khi viết về Hegel, ông xác định hệ thống tư tưởng không chỉ hoàn tất trong những phạm trù của nó, c̣n mở đường cho phân tích phạm trù. Phạm trù xác định cấu trúc thế giới thực và mỗi tầng hiện thực đáp ứng mỗi tầng phạm trù. Ông quan niệm bốn tầng phạm trù cơ bản: vật chất vô cơ, vật chất hữu cơ, tâm linh và tinh thần; bốn nguyên lư của quy luật phạm trù: nguyên lư giá trị, kết hợp, xếp thành tầng, phụ thuộc và bốn quy luật: luật kết hợp, thống nhất tầng, toàn diện tầng và hàm súc [204]. Trong tác phẩm Luận về vấn đề Hữu tinh thần, ngay mở đầu, Hartmann khẳng định “không đơn giản là vấn đề triết học lịch sử” v́ “lich sử không chỉ là lịch sử tinh thần mà tinh thần cũng không chỉ là sử tính” [205]. Nếu trong triết học h thống của ông, Hartmann đă viết tác phẩm Triết học tự nhiên như một lư luận về những phạm trù đặc biệt [206] của vô cơ và hữu cơ, tác phẩm Luận về vấn đề hữu tinh thần là một hữu thể luận tổng quát về hữu tinh thần trong những phạm vi khác nhau, mà ông phân chia ra bốn: tinh thần cá nhân, tinh thần khách quan, tinh thần lịch sử và tinh thần khách thể hóa. Thế giới như một tổng thể là thực tại được phân tầng, mỗi tầng có những phạm trù, xác định cấu trúc của thế giới thực và mỗi tầng hiện thực cũng đáp ứng mỗi tầng phạm trù. Mọi cá nhân có hiện hữu tâm linh của riêng ḿnh, song tư tưởng của mỗi cá nhân cũng có thể những cá nhân khác cũng nghĩ và hiểu, v́ tư tưởng có tính khách quan tự nội tại, chẳng hạn như niềm tin, xác tín, đánh giá trị v.v.. Hartmann xác định: tất cả những điều đó thuộc phạm vi tinh thần. Tinh thần thống nhất, song ư thức cô lập.[207]

Tinh thần khách thể hóa/Der objektivierte Geist của Hartmann, theo Aron, Dilthey gọi là tinh thần khách quan, nghĩa là  mọi sự vật tự nhiên mà tinh thần đă ghi dấu ấn: những quyển sách được in ra, những đá tảng  đục khắc, những tấm vải được vẽ lên [208], cho nên trong Phần thứ ba của tác phẩm nói trên, Hartmann luận về những mối liên lạc của các tầng trong tác phẩm nghệ thuật.       

----------------------- 

[195]Phénoménologie de l’expérience esthétique 1953 gồm hai tập: I/ Đối tượng mỹ học và II/ Tri giác mỹ học

[196][l’objet esthétique] est constitué et appréhendé par une conscience imageant qui le pose comme irréel. Sartre, L’imaginaire.

[197] Hétéronome (Xem: A. Lalande: Vocabulaire technique et critique de la philosophie định nghĩa Hétéronymie: Condition d’une personne ou d’une collectivité qui reçoit de l’extérieur la loi à laquelle elle se moumet/Tha định là điều kiện của một người hay một tập thể  nhận từ ngoại tại luật chi phối nó.); phản nghĩa là Autonomie: tự định.

[198] Những phê  phán của Dufrenne như  “C’est l’immanence de la signification au langage don’t la conception d’Ingarden ne rend pas assez compte.”…”Ainsi Ingarden, mettant l’accent sur les significations, preserve l’objectivité de l’objet esthétique, mais en le cơupant du perçu par une distinction trop radical entre le mot et son sens, et en le suspendant à une sphere d’être ideal. De là vient qu’il conclut à l’hétéronomie de l’objet esthétique” Dufrenne, Phénoménologie de l’expérience esthétique.

[199] Phá truyện/(phá thể tiểu thuyết) in Tự truyện 1997; trong tiêu đề tản văn rắn, tôi viết: văn tự khác với lời nói ở chỗ không để phát âm mà để nh́n (tiểu thuyết dài hay ngắn cũng để đọc không để nghe – khi nghe, đó là một loại kịch truyền thanh không thể là tiểu thuyết nữa) nên những kinh nghiệm tiền phong là thực nghiệm bằng thị giác.

Trong phần luận về tiểu thuyết, tôi sẽ trở lại vấn đề này.

[200]Xem: ĐPQ, Triết học nào cho thế kỷ 21.

[201] X; Besuch bei Husserl im Marz 1928: Indessen bereits im Jahre 1933 hat Nicolai Hartmann in seinem “Problem des geistigen Seins” die Schichtenauffassung des literarischen Kunstwerks (ohne mein Buch zu erwähnen) von mir übernommen und sofort auf die Werke anderer Künste erweitert.

[202] Phenomenology and Science in Contemporary European Thought 1963. [Tác phẩm của Scheler mà Tymieniecka nói đến là Der Formalismus in der Ethik und die Materiale Werthetik 1916; Những nghiên cứu tâm lư-tâm bệnh học của Froebes, Lehrbuch der experimentalen Psychologie x.b. lần thứ ba 1929, của Lindworsky, Experimentale Psychologie 1921, Rühmke, Phänomenologische en Klinisch-psychiatrische Studie over het geluksgevoel 1923]. Trong Triết học nào cho thế kỷ XXI, tôi đă nhận xét cuộc tranh biện này: theo Kaelin, Hartmann chịu ảnh hưởng Husserl trong những đặc tính nhận được từ giác quan về những hành vi ư thức, sử dụng “những cấu trúc đa tầng” về các loại đối tượng thẩm mỹ khác nhau trong hai tác phẩm Das Problem des geistigen Seins 1932Ästhetik (di cảo hoàn tất năm 1945, xuất bản năm 1953). Những công tŕnh văn nghệ được mô tả như “tinh thần được khách thể hóa”, nghĩa là tinh thần như thể hiện hữu đối với chúng ta, nhưng do tinh thần cá nhân của nghệ nhân (được h́nh thành trong tinh thần khách quan của một văn hóa nhất định) sáng tạo ra. Hartmann dung từ “tinh thần” để chỉ trật tự thứ tư của thực thể hữu thể luận xác định trong một dẫy cơ sở mang ư nghĩa, từ vật chất, hữu cơ, tâm linh đến cấu trúc tinh thần của hiện hữu con người.                                                                          

[203] The Debate over stratification within aesthetic objects in trong Analecta Husserliana XXX 1990, Anna-Teresa Tymieniecka, Chủ biên; Hans H. Rudnick phụ trách xuất bản tập này dưới nhan đề New Studies in the philosophy of Roman Ingarden.

[204] Con số bốn là số cơ bản trong hệ thống triết học Hartmann; điều này gợi đến đối chiếu với triết học phương Đông trong khu biệt giữa quan niệm Tứ (tượng) trong Dịch kinh với quan niệm Tam (nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật) trong Đạo đức kinh.

[205] “Das Problem des geistgen Seins ist nicht einfach das der Geschichtsphilosophie. Weder ist Geschichte bloß Geistesgeschichte, noch ist der Geist bloß Geschichtlichkeit” Sdt.

[206] Tiểu đề của tác phẩm này là: Lược khảo lư luận phạm trù đặc biệt/Abriß der speziellen Kategorienlehre.

[207] “Sie alle gehören der Sphäre des Geistes an. Der Geist aber verbindet, das Bewußtsein isoliert.” Sdt.

[208] “Appelons en effet esprit objectivé, selon l’expression de M. N. Hartmann, ce que Dilthey appelait l’esprit objectif, à savoir toutes les choses de la nature sur lesquelles l’esprit a grave son empreinte: livres imprimés, pierres taillées, toiles peintes”. Aron, Introduction à la philosophie de l’histoire 1938.  

 

 

(c̣n tiếp)

Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2011