ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

16

Dẫn nhập

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16,


9. Khoa học văn chương
(tiếp theo)

Tư trào hiện tượng luận Husserl ngay từ đầu thế kỷ XX đă có những triết gia đi vào con đường nghiên cứu kinh nghiệm mỹ học, như Waldemar Conrad (1878-1915)[178] tuy nhiên Roman Ingarden (1893-1970) là nhà hiện tượng luận đầu tiên quan tâm đến mặt hữu thể luận của tạo phẩm văn chương. Lư luận hướng tính trong hiện tượng luận Husserl  đă tạo phương tiện cho môn đệ của trường phái này khai phá mặt khách quan của công tŕnh nghệ thuật. Tuy thân cận với người thầy v́ là lớp học tṛ đầu tiên của Husserl, song Ingarden đă sớm có những bất đồng với Husserl chung quanh tranh luận duy tâm và duy thực. Ông phê phán chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm biểu hiện qua những tác phẩm Logische Untersuchungen Ideen I của Husserl, sự đối lập giữa thực tại bên ngoài với ư thức khi Husserl quan niệm thực tại này thuộc về không gian, câm nín và tối tăm, khác với ư thức là tri hiểu như thể tầng cơ sở của mọi kinh nghiệm, sự khu biệt giữa giảm trừ ư tượng với giảm trừ siêu nghiệm. Theo Ingarden, khi đặt sự hiện hữu của thế giới ‘vào trong dấu ngoặc/Einklammen’ tất nẩy sinh ra nghi ngờ tính chính đáng của nó, c̣n dẫn đến thái độ ‘cơ tâm suy nhược/psychoastenic’ làm mất đi cảm quan thực tại. Trong tham luận Có ǵ mới trong tác phẩm Krisis của Husserl?[179]  Ingarden nhắc đến kỷ niệm một buổi chiều triết lư với Husserl tháng mười 1927, Oscar Becker nói với Heidegger (có ông chứng kiến) “chúng ta thực sự là người của Dilthey” (và Heidegger không phủ bác)  để muốn nói đến một viễn tượng mở ra về những vấn đề liên quan đến triết học lịch sử và sử tính của ư thức thuần túy siêu nghiệm, đến điểm tương cận ở đây về thế giới quan triết-sử của Husserl với Dilthey trong giai đoạn này, ảnh hưởng quyền lực của Dilthey ở Đức và ngay trong giới trí thức quanh Husserl trong những năm cuối 20s, đầu 30s của thế kỷ XX. Cho nên Ingarden không đồng ư với quan niệm cho rằng Krisis mở ra một viễn tượng trên lĩnh vực hữu thể luận mà trước đó Husserl không nghiên cứu, nghĩa là ‘thế giới của đời sống/die Lebenswelt’ thật ra không xác thực, v́ ở cơ bản, thế giới của đời sống không là ǵ ngoài ‘thế giới của thái độ tự nhiên/die Welt der natürlichen Einstellung’. Ingarden nhận xét, đúng là chúng nhân sống trong thế giới của thái độ tự nhiên này và có thể nó là ‘thế giới của đời sống’, song nếu người ta muốn tạo ra từ việc sống trong thế giới một lư trí xác định của ‘thế giới đời sống’, sẽ gặp nhiều khó khăn v́ lẽ Husserl đồng thời đă cổ xúy giảm trừ ‘đầu tiên’ của khoa học thực chứng ‘khách quan’ như thể phương pháp  nhằm đạt tới một chiếm giữ thuần túy thế giới của đời sống trong nội dung toàn diện trực giác. Giảm trừ này loại bỏ mọi sự trạng (do khoa học tự nhiên khám phá) khỏi thế giới của thái độ tự nhiên (v́ không c̣n lớp ngoài trực giác của thế giới, chẳng hạn  những sự kiện mang lại từ kính hiển vi hay những quá tŕnh hóa học).

Ingarden ghi nhận, khi khai triển giảm trừ siêu nghiệm, Husserl nói là thế giới của đời sống chuyển biến thành hiện tượng đơn giản. Điều đó có ảnh hưởng thực nào đó lên sự vật không? Ingarden khẳng định: sự vật không thể nào qua phương tiện này có thể chuyển biến hay trở thành hiện tượng, chỉ cách thái xuất hiện của chúng thay đổi, bởi khi khai triển giảm trừ, chúng ta đi từ thế giới thực/thế giới của đời sống sang hiện tượng-của-thế giới  nghĩa là trước khi giảm trừ, chúng ta chiếm hữu thế giới và sự vật dưới những hiện tượng khác.Trước hay sau giảm trừ, theo Ingarden những sự vật của thế giới đời sống biểu hiện dưới tính hữu thể luận của tự trị, có cơ sở trong bản ngă riêng của chúng hoàn toàn độc lập với kinh nghiệm sống của chúng ta.

Lấy ví dụ cụ thể để minh họa: khi Husserl nói là cây trong vườn có thể cháy trong khi ‘cây-được-tri giác như thế’, nghĩa là một đối tượng thuần túy hướng ư trong hàm ư cây trong vườn chấp nhận tặng dữ, không thể cháy, không nói điều ǵ khác hơn là có một tính dị thể của bản chất không thể vượt giữa hai ‘cây’, mặc dầu ‘cây sau/nghĩa là được tri giác’ hoàn tất tự hiện của ‘cây đầu’ trước khi giảm trừ và chính nó không xuất hiện trong tính dị chất, trong khi sau giảm trừ, nó đi tới b́nh diện đầu và tách chúng tar a khỏi tiếp cận trực tiếp với cây có thể cháy được. Tính dị chất giữa đối tượng thực và đối tượng thuần hướng ư (cây và hiện tượng của cây) xác định sự kiện cây có thể cháy trong vườn trở thành hay chuyển biến thành cây thuần hướng ư không thể khả hữu. Đem áp dụng vào lĩnh vực văn chương, như chủ ư của Ingarden [180], hành vi có ư hướng sáng tạo định h́nh hướng ư một đối tượng tính hiện tượng  theo lối sáng tạo, trong khi đối tượng xuất hiện trong nội dung của nó (như vật, người v.v..) không phô bày ư nghĩa hữu công chính của thực tại, mà chỉ là một biến h́nh đặc thù ư nghĩa của hữu, như thể biến h́nh này đặc thị cho những đối tượng vẽ ra trong những tác phẩm nghệ thuật văn chương cũng như trên cách thế giả h́nh. Tuy nhiên Ingarden lưu ư có sự khu biệt giữa ‘cây/đối tượng hướng ư’ khả thị trong giảm trừ với ‘cây/đối tượng thuần hướng ư’ được biểu hiện trong thi ca. Thi sĩ th́ tương đối tự do và độc lập với thế giới thực bao quanh trong kiến tạo những đối thể tính đơn giản được biểu hiện và không có xu hướng phải tùy thuộc vào thực tại bao quanh này cũng không nắm bắt thực tại đó trong ư nghĩa thực của nó, mà muốn h́nh thành một thế giới hư cấu mới, có thể nhái thế giới thực dưới một h́nh thái mỹ học, tất nhiên không cần phải làm như thế. Nhà thơ không phải là nhà thông thái của thế giới, cũng không phải là nhà triết học (thực hiện giảm trừ) mà đơn giản chỉ là ‘thi sĩ’ sáng tạo ra một ‘thế giới’ thơ nhờ vào ngôn ngữ, với những chuẩn-phán đoán.

Trong chương ba ‘Những phụ chú về nhận thức tác phẩm khoa học’ trong Vom Erkennen des literarischen Kunstwerk 1937 [181] Ingarden đưa ra một số nhận xét về sự khác biệt giữa tác phẩm khoa học với tác phẩm nghệ thuật văn chương: tác phẩm văn chương/literarische Werk ở đây để chỉ những tác phẩm văn học/Schönen Literatur và những công tŕnh khác sử dụng ngôn ngữ, kể cả tác phẩm khoa học. Mặt cơ bản của tác phẩm khoa học nhằm điều chỉnh, chứa đựng và chuyển tải  những thành quả nghiên cứu khoa học tới người khác trong một số lĩnh vực ngơ hầu giúp cho việc nghiên cứu khoa học được tiếp nối  và phát triển. Tác phẩm nghệ thuật văn chương không mang những đặc tính đó, nghĩa là tiên khởi không h́nh thành và điều chỉnh nhận thức khoa học trong những khái niệm và phán đoán, cũng không nhằm thông tin những thành quả nghiên cứu khoa học tới người khác, nếu ngẫu nhiên điều đó xẩy ra, cũng không phải là chức năng chính đáng của nó.

Theo Ingarden, tác phẩm nghệ thuật văn chương chỉ thực hiện cụ thể hóa một số giá trị thuộc loại đặc thù, thường gọi là những giá trị ‘mỹ học’ [182]. Nếu một tác phẩm không biểu tỏ giá trị mỹ học mà chỉ nhằm diễn tả những quan niệm triết học hay tâm lư  th́ cũng không phải là tác phẩm nghệ thuật. Sự khu biệt cơ bản về chức năng giữa tác phẩm khoa học và tác phẩm nghệ thuật văn chương có thể tóm lại trong những điểm sau:

Mọi quyết đoán trong một tác phẩm khoa học là những phán đoán, có thể chưa chắc đúng, cũng không cần hoàn toàn đúng, song đều tự cho là đúng. Trái lại tác phẩm nghệ thuật văn chương không nhằm chứa đựng những phán đoán, mà chỉ là những chuẩn phán đoán, không tự cho là đúng, kể cả nếu nội dung  của nó có thể được phê phán  theo giá trị đúng, hay có chức năng là những câu đúng về mặt luận lư học. Sự khu biệt tương tự giữa hai loại tác phẩm có thể áp dụng cho những câu có những cấu trúc ngữ học khác, chẳng hạn những câu dưới thể hỏi trong tác phẩm khoa học là những câu hỏi chính đáng đ̣i hỏi phải có trả lời, tuy nhiên không xuất hiện trong tác phẩm nghệ thuật văn chương.

Một tác phẩm khoa học cũng như một tác phẩm nghệ thuật văn chương có tầng ‘đối tượng biểu hiện’, nghĩa là do những ngữ nghĩa câu phóng chiếu về mặt ư hướng. Những ư hướng có ư nghĩa của những câu này thông thường qua những đối tượng tính, nhằm những đối tượng tính tương ứng trong một phạm vi hữu thể/Seinssphäre độc lập với tác phẩm khoa học, nghĩa là trong thế giới thực/in der realen Welt. Chức năng của tác phẩm khoa học nhằm hướng dẫn ư hướng của người đọc, thể hiện trong việc lĩnh hội những câu (phán đoán), đến những đối tượng vượt lên trên tác phẩm [183]. Những đối tượng này giả định là tự chúng hiện hữu, độc lập với tác phẩm được xác định là nghĩa của những câu phán đoán. Vấn đề đặt ra là làm thế nào đọc tác phẩm khoa học khi lĩnh hội được chức năng của nó một cách đúng đắn? Ingarden trả lời, đọc nó như thể một nhóm những phán đoán liên kết với nhau, nghĩa là thực hiện nội dung ư nghĩa của những phán đoán này tự bắt đầu  theo đường lối nào trong ư hướng về tác phẩm, trực tiếp với những đối tượng độc lập và lĩnh hội chúng trong ánh sáng của những ư nghĩa này/im Licht dieser Meinung cả về mặt phẩm  lẫn cách thế hiện hữu của chúng trong chức năng quyết đoán/in der Behauptungsfunktion. Những đối tượng biểu hiện này không hiện ra trong trường thị giác của người đọc, có thể nói như Ingarden là ‘trong suốt/transparent’. Nói tóm lại, khi đọc tác phẩm khoa học theo lối thông thường, mọi khai triển và thái độ về phần người đọc đều vắng mặt. Đối với việc đọc một tác phẩm nghệ thuật văn chương lại khác: chú ư của người đọc trực tiếp nhắm vào đối tượng biểu hiện trong chức năng miêu tả của chúng, nghĩa là ngay từ đầu, chúng xuất hiện trong tính đặc thù riêng của chúng và hiện diện trong thực tại độc lập với người đọc, cấu tạo đối tượng của lĩnh hội mỹ học, với những phẩm tính mỹ học mà người đọc có thể thưởng ngoạn toàn diện.

Những phẩm tính mỹ học này , cũng như cấu tạo của những giá trị mỹ học đặc thù này đối với tác phẩm khoa học là một xa xỉ, đôi khi làm chướng ngại tác phẩm trong việc thực hiện chức năng tiếp cận của người đọc. Trong khi đó, những phẩm tính này không những là một nhân tố cơ bản mà c̣n là nhân tố quan trọng nhất đem lại cụ thể hóa mỹ học cho tác phẩm nghệ thuật văn chương. Ḥa điệu nhiều giọng/polyphone Harmonie là giá trị mỹ học của tác phẩm, có thể nói là ‘xác định/Bestimmung’ tác phẩm.

Ingarden cũng nhận xét là đến thời đại của ông, chưa có một lư luận nhận thức nào về tác phẩm khoa học mặc dầu đây là vấn đề đáng kể nếu như ta coi khoa học như một hệ thống chứa những thành quả chứng thực nhận thức khoa học về mặt liên chủ thể/intersubjektiv tuỳ thuộc vào việc giải quyết vấn đề đối với nhận thức tác phẩm khoa học. Mọi lao động nhận thức khoa học (quá tŕnh lịch sử nghiên cứu của các nhà khoa học, sự hiểu biết lẫn nhau, nội dung của những công tŕnh khoa học) là một tiếp nối và gia tăng khoa học đă được tạo ra, nếu không có hiện hữu của toàn bộ văn chương khoa học, sự tiến bộ trong khoa học cũng như văn hóa nhân loại ắt tŕ trệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong khung cảnh khoa học văn chương xét đến ở đây là khác biệt giữa lĩnh hội tác phẩm khoa học với lĩnh hội tri giác/perzeptive Erfassung tác phẩm nghệ thuật văn chương:

Chẳng hạn  công việc dịch thuật hoàn hảo một tác phẩm khoa học là chuyện khả thi, song có một bản dịch trung thành với những công tŕnh văn chương lớn lao thực sự khó khả hữu. Điều này chứng tỏ ngôn ngữ tự nhiên sinh động với chất liệu ngữ âm và vô số biểu ngữ khả dĩ hoàn thành hơn những biểu tượng khoa học nhân tạo. Chức năng nghệ thuật của hiện tượng ngữ âm có thể làm xao lăng việc hiểu tác phẩm khoa học một cách đúng đắn. Cho nên khác với tác phẩm khoa học, trong một tác phẩm nghệ thuật văn chương, tinh hàm hồ của những từ cá thể cũng như toàn câu có thể là phương tiện biểu hiện, ẩn dụ, cũng như ngôn ngữ tạo h́nh. Chức năng chính của một tác phẩm văn chương dựa trên việc tạo cho người đọc có thể cụ thể hóa mỹ học chính đáng một đối tượng  mỹ học. Cái toan tính theo Ingarden ra khỏi tác phẩm nghệ thuật cho phép dẫn đến  những tác phẩm nghệ thuật văn chươngvà kế thừa những tác phẩm văn chương nghệ thuật mới. Đối với những nhà nghiên cứu/học giả quan tâm đến tác phẩm văn chương, những thích nghĩa nhằm khảo sát những công tŕnh nghệ thuật khả dĩ dẫn đến những công tŕnh nghệ thuật mớio, tiếp tục tác phẩm nghệ thuật mới.  

------------------------------------

[178] “Der ästhetische Gegenstand” Zeischrift für Ästhetik und allgemeine Kunstwissenschaft III-IV 1908-1909;” Die wissenschaftliche und die ästhetische Geisteshaltung und die Rolle der Fiktion und Illusion in derselben” Zeitschrift…1915. Conrad phân biệt đối tượng tự nhiên với đối tượng mỹ học, khảo sát mối quan hệ tương tác đặc thù giữa công tŕnh nghệ thuật và chủ thể thưởng ngoạn, hệ thống đời sống hàng ngày cũng như những quy luật nhân quả khoa học chi phối tự nhiên. Dưới góc nh́n hiện tượng luận, đối tượng mỹ học như thể đối tượng hướng ư; hoạt động của nghệ nhân chủ ư nhằm tác động sự vật “như một đối tượng, sắp xến nó sao cho đồng nhất trong khi chuyển từng phần nó vào thực tại”. Công việc đó đ̣i hỏi hai điều kiện, “một là tất yếu tiếp cận miêu tả mà không có giả định trước, hai là miêu tả đối tượng theo đường lối hiện tượng luận không thể như ‘sự vật’, cụ thể, cá thể ..nhưng chỉ như những đối tượng lư tưởng mà ta có thể khẳng định những phẩm tính cơ bản”. Trước tính khách thể lư tưởng, nhà hiện tượng luận hỏi: cái ǵ hiện diện ở đây trong tri giác của tôi như thế? Thái độ của con người có thể phân chia theo ba cách:là công tŕnh nghệ thuật  hiện hữu thực sự với những phẩm chất tác động khán quan, hai là đối tượng như thể công tŕnh nghệ thuật là đối tượng lư tưởng (cho nên Conrad coi đó là công tŕnh tích cực/wirkende Kunstwerk), ba là đối tượng lư tưởng ấy có hướng ư/gemeinter Gegenstand. Công tŕnh nghiên cứu đối tượng mỹ học của Conrad tập trung vào nghiên cứu bản chất của đối tượng âm nhạc, h́nh tượng nhằm thiết lập  bản chất của ‘đối tượng mỹ học nói chung’ như một loại trực tiếp cao cấp. 

[179]“Was gibt es Neues in Husserls Krisis?”gửi cho Hội thảo quốc tế của Hiện tượng luận tháng 4 năm 1969, in lại trong Gesammelte Werke 5. Trong bài viết Ingarden dùng hai thuật ngữ ‘έποχή hiện tượng luận phổ quát’ và ‘giảm trừ siêu nghiệm’ để xác định khi Husserl viết Die Krisis der europäischen Wissenschaften und die transzendentale Phänomenologie  với những nhận xét đặc thù mới đơn giản chỉ để đóng góp vào nét chính của tư tưởng qua con đường έποχή hiện tượng luận phổ quát và giảm trừ siêu nghiệm, dẫn đến nền tảng và phát triển ư niệm hiện tượng luận siêu nghiệm và kết cuộc nhằm giả định triết học phải đi trên mảnh đất ‘chủ thể tính siêu nghiệm’: hữu của thế giới khách quan của thái độ tự nhiên và chính thế giới này theo Husserl “không thể mất bởi v́ chúng được bao hàm phản hồi từ trong phạm vi hữu tuyệt đối (của chủ thể tính siêu nghiệm), ở đó chúng lấy ra hữu từ chung thẩm và thực.

[180] Trong chú thích bài viết dẫn trên (x: chú thích trên), Ingerden viết: không phải t́nh cờ tôi chọn tác phẩm nghệ thuật văn chương làm chủ đề quyển sách Das literarische Kunstwerk 1931, t́ tôi giả định những tác phẩm văn chương và những đối tượng tính chúng biểu tượng là những h́nh thành/Gebildethuần hướng ư và khu biệt trong cách thái hiện hữu như trong h́nh thái của cách thái hiện hữu và h́nh thái đối tượng thực ở một cấp độ sao cho những h́nh thsái sau này không thể giản lược vào cách thái trên.

[181] Nhận thức tác phẩm văn chương có thể xem như tác phẩm đồng hành với Tác phẩm văn chương dẫn ở chú thích trên xuất bản năm 1931.

Das literarische Kunstwerk gồm 3 phần:

I/ Dẫn nhập với những vấn đề tiên khởi:

1.       Những vấn đề khai mở, như cách thái hiện hữu của tác phẩm văn chương, những quan niệm tâm lư và đồng nhất của tác phẩm văn chương, tác phẩm như một ‘đối tượng ảo tưởng’.

2.       Tiễu trừ những yếu tố xa lạ với cấu trúc tác phẩm văn chương.

II/ Cấu trúc tác phẩm văn chương:

3.       Cấu trúc cơ bản của tác phẩm văn chương

4.       Tầng h́nh thành âm từ

5.       Tầng đơn vị ngữ nghĩa

6.       Vai tṛ của tầng đơn vị ngữ nghĩa trong tác phẩm văn chương. Chức năng biểu hiện của những câu thuần hướng ư tương ứng

7.       Tầng đối tượng biểu hiện

8.       Tầng phối cảnh

9.       Vai tṛ của tầng phối cảnh trong tác phẩm văn chương

10.    Vai tṛ của đối tượng tính biểu hiện trong tác phẩm văn chương nghệ thuật và ư niệm của tác phẩm

11.    Trật tự bộ trong tác phẩm văn chương

III/ Phụ lục và kết luận

12.    Những trường hợp ngoại biên

13.    ‘Đời sống’ của tác phẩm văn chương

14.    Vị thế hiện thể của tác phẩm văn chương

15.    Những phản tư kết luận về tác phẩm văn nghệ.

Vom Erkennen des literarischen Kunstwerks gồm Dẫn nhập và 5 chương:

Dẫn nhập luận về thích ứng nhận thức như thể cấu trúc cơ bản của đối tượng nhận thức, những chủ trương cơ bản về cấu trúc chủ của tác phẩm văn chương nghệ thuật, trong văn tự, giới hạn chủ đề và những luận đề cơ bản.

1.       Những chức năng khác nhau  vào trong nhận thức tác phẩm văn chương nghệ thuật: lĩnh hội kư hiệu văn tự và âm từ, nghĩa của từ và câu, đọc thụ động và chủ động, khách thể hóa như quá độ từ trạng thái hướng ư đến đối tượng tính biểu hiện trong tác phẩm văn chương, cụ thể hóa đối tượng tính biểu hiện, hiện thực hóa và cụ thể hóa phối cảnh, phối hợp những tầng của tác phẩm trong một tổng thể và lĩnh hội ư niệm, ảnh hưởng lên h́nh thái cụ thể hóa.

2.       Viễn cảnh thời trong cụ thể hóa tác phẩm văn chương: cấu trúc của bộ những thành phân trong tác phẩm, tiếp cận qua việc đọc, hiện tượng ‘thời cảnh’ trong cụ thể hóa tác phẩm văn chương và nhận thức sau khi đọc.

3.       Những phụ chú về nhận thức tác phẩm khoa học: khu biệt giữa tác phẩm khoa học vàtác phẩm văn chương nghệ thuật,lĩnh hội tác phẩm khoa học và lĩnh hội tri giác tác phẩm văn chương.

4.       Những dị biến của nhận thức tác phẩm văn chương nghệ thuật: như những thái độ khác nhau về nhận thức tác phẩm văn chương nghệ thuật, kinh nghiệm mỹ học và đối tượng mỹ học, có kinh nghiệm văn chương đặc thù hay phụ thuộc vào kinh nghiệm mỹ học,t́m hiểu tiền mỹ học về tác phẩm văn chương, nhận thức phản tư về cụ thể hóa mỹ học, khu biệt giữa kinh nghiệm mỹ học của tác phẩm văn chương với nhận thức phản tư về cụ thể hóa mỹ học.

5.       Tổng quan về mấy vấn đề xem xét phê phán nhận thức tác phẩm văn chương.

Ingarden trong tác phẩm đầu Das literarische Kunstwerk đă tŕnh bày chủ đề nghiên cứu nhằm khai triển cấu trúc cơ bản và cách thái hiện hữu của tác phẩm văn chương, với mục đích chỉ ra cấu tạo đặc biệt của một tác phẩm văn chương và giải tỏa khái niệm tác phẩm khỏi những loại phân tích làm mờ nhạt công tŕnh văn chương từ những xu hướng duy tâm lư cũng như từ những khảo sát lư luận khái quát. Ông nhận xét kể từ Lessing về sau, việc nghiên cứu lư luận và phê b́nh văn chương theo hai quan niệm đối lập trong quan hệ với ‘nghệ thuật thị kiến’, một là quá nhấn mạnh đến yếu tố thuần túy ngữ học của tác phẩm, hai là phủ nhận những yếu tố trực giác của tác phẩm. Sai lầm của những quan niệm này là v́ chỉ nh́n thấy ở tác phẩm phiến diện, nghĩa là chỉ nhận ra h́nh thành tác phẩm có một tầng, trong khi thực sự tác phẩm nghệ thuật có nhiều tầng; nỗ lực trong nghiên cứu của Ingarden nhằm mang lại cấu trúc đa tầng của tác phẩm, và tính cách đa âm của một công tŕnh nghệ thuật [không hẹn mà gặp, Bakhtin cũng khai phá tiểu thuyết nhiều giọng  trong Problemy poetiki Dostoevskogo, khi nhận xét tác phẩm của Dostoievski không phù hợp với bất kỳ khung cảnh hay sơ đồ lịch sử văn chương  thường áp dụng cho mọi loại tiểu thuyết Âu châu. Xem Tự truyện, phá thể tiểu thuyết của ĐPQ 1997].

Tuy nhiên, người đọc cũng không thể bỏ quên mục tiêu chính của tác giả, không chỉ ở mặt lư luận phê b́nh văn chương mà phải để ư đến những động lực chính về mặt triết học, tác phẩm của Ingarden, với tiểu đề Eine Untersuchung aus dem Grenzgebiet der Ontologie, Logik und Literaturwissenschaft/một nghiên cứu về ranh giới của hữu thể luận, luận lư học và khoa học văn chương  trong tranh biện triết lư liên hệ mật thiết với vấn đề duy tâm-duy thực. Trong tác phẩm sau Vom Erkennen des literarischen Kunstwerks viết bằng ngôn ngữ gốc của ông, tiếng Ba lan với nhan đề O poznawaniu dzieta literackiego 1937, Ingarden giải thích việc sử dụng từ Erkennen trong bản viết bằng tiếng Đức v́ không thể dùng cách nào tốt hơn, tuy vậy không tương ứng với từ ‘poznawać’ trong bản viết bằng tiếng Ba lan, chỉ ra rơ ràng một hoạt động, không nhất thiết đ̣i hỏi thành tựu, và so sánh với từ ‘poznać’ liên quan tới hoạt động-nhận thức thành tựu dẫn đến nhận thức kỳ thành (Es entspricht insbesondere nicht dem in der polnischen Redaktion verwendeten Wort ‘poznawać’, das deutlich auf eine Tätigkeit hinweist, die nicht erfolgreich zu sein braucht, und das dem Wort ‘poznać’ gegenübergestellt warden kann, in welchem es sich eben um eine erfolgreiche, zur effektiven Erkenntnis führende Erkenntnis-Tätigkeit handelt). 

[182] “Es dient [nicht zur Förderung der wissenschaftlichen Erkenntnis, sondern] zur Verkörperung in der Konkretisation gewisser Werte ganz besonderer Art, die man gewöhnlich ‘ästhetische’ Werte nennt”. Vom Erkennen des literarischen Kunstwerks.

[183] “Die Funktion des wissenschaftlichen Werkes besteht darin, die Intention des Lesers, welche von ihm im Verstehen der Sätze (Urteile) vollzogen wird, auf die dem Werk transzendenten Gegenstände zu lenken”. Sdt.

 

(c̣n tiếp)

Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2011