ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
125
CHƯƠNG V:
THÔNG DIỄN HỌC
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125,
Những học giả nghiên cứu lư luận thông diễn học của Dilthey có nhiều ư kiến trái ngược nhau: ngoài những môn đệ của trường phái Dilthey đă nói đến ở trên , hay tác giả những tập sách khái quát về thông diễn học mang tính giáo hỗ, có thể kể hai tác phẩm phê b́nh tiêu biểu là Tư tưởng thông diễn học Dilthey của Jean-Claude Gens và Dẫn nhập vào thông diễn học triết lư của Jean Grondin thể hiện hai lối nh́n tranh biện liên quan đến lĩnh vực văn chương, khởi sự của một khoa học văn chương, như tôi đă nói ở cuối chương 6 Cơ sở tư tưởng thời quá độ [92].
Dưới tiêu đề Đi vào trong những vấn đề của chủ nghĩa duy sử, Grondin nói đến ư thức sử của Boeckh, tính sử phổ quát của Droysen và con đường của Dilthey về thông diễn học.
Sau khi lược qua chủ điểm của phê b́nh lư sử của Dilthey nhằm chứng minh về mặt tri thức phận vị khoa học của những khoa học nhân văn (mà Dilthey gọi là Geisteswissenschaften/khoa học tinh thần) song theo Grondin chưa bao giờ hoàn thành theo ư Dilthey, cũng như hướng định của ông là xây dựng một công nhận cơ sở cho những khoa học nhân văn về mặt triết lư cũng như nhận thức, nhằm chống lại sự xâm nhập của phương pháp dập theo những khoa học nghiêm xác của tự nhiên. Cho nên chung quanh năm 1880, tất cả khai phá phương pháp khoa học nhân văn tuỳ thuộc vào nguyên tắc tổng quát của tính hiện tượng có nghĩa là toàn bộ thực tại phải thuận theo những điều kiện của ư thức; chỉ có một phản tư nền tảng theo trật tự tâm lư mới có thể xây nền tảng khách quan cho nhận thức của khoa học nhân văn. Cho nên Grondin nghĩ Dilthey mơ ước một khoa tâm lư học hoàn toàn mới, không tiến hành theo cách giải thích, mà mang tính lănh hội; ông dẫn biểu ngữ quen thuộc của Dilthey “chúng ta giải thích thiên nhiên và lănh hội đời sống tâm linh/Die Natur erklären wir, das Seelenleben verstehen wir” xem như ư tưởng chủ đạo cho những nghiên cứu của Dilthey [93].
Khu biệt tâm lư học giải thích với tâm lư học mô tả là ư niệm Dilthey minh thị trong bản văn nghiên cứu tâm lư học 1895: Ideen über eine beschreibende und zergliedern Pychologie [94]. Grondin nhận xét, Dilthey xác định tâm lư học giải thích như một trí năng thuần nhân quả về những hiện tượng tâm linh nhằm hướng dẫn đời sống của linh hồn vào một số giới hạn những thành phần đă xác định; đối nghịch vớixu hướng duy tâm lư này là một tâm lư học dễ lănh hội khởi từ tổng thể cảnh trạng của đời sống như thể hiện tức thời trong t́nh cảm sống động (sentiment vécu/Erlebnis); tâm lư học mới này mô tả đời sống tâm linh trong cấu trúc toàn bộ nguyên ủy, nghĩa là “lănh hội” nó. Song, Grondin đặt vấn nạn: liệu một tâm lư học thuần tuư mô tả có khả hữu? Dilthey đoan chắc là những hiện tượng tâm linh có thể là đối tượng do t́nh cảm nội tại nắm bắt, tạo ra “một cấu trúc vững chắc, trực tiếp và khách quan” mang lại cho tâm lư học mô tả “một cơ sở bất khả nghi và giá trị phổ quát/eine zweifellose, allgemeingültige Grundlage”. Grondin phê b́nh khoa tâm lư học mô tả của Dilthey có hai khuyết điểm: liệu người ta có thể tự hỏi tâm lư học mô tả, báo hiệu một số nét trong ư niệm về hiện tượng luận những sinh động nội tại của Husserl, thực sự đề ra một thủ đắc mọi giả thuyết thật trực tiếp và dễ dàng về cấu trúc toàn bộ của linh hồn, mà sự hiển nhiên nội tại chỉ có tính cách giả thuyết; mặt khác, Dilthey không thành công trong việc thiết lập một dây lien lạc thừa nhận được giữa khởi điểm mới duy tâm lư này với công tŕnh cụ thể của những khoa học nhân văn, mà tâm lư học phải minh giải nền tảng của những khoa học này.
Chính ở đó bày ra một bộ diện khác của tâm lư học này là sự vắng mặt tương đối của thông diễn học (chỉ xuất hiện một lần trong khảo luận 1895), như thể không có vai tṛ quan yếu nào trong thử thách phương pháp luận của Dilthey. Grondin gọi đó là t́nh cảnh “bỏ quên” hay “sơ hốt” thông diễn học so với những nghiên cứu thời trẻ của Dilthey giành cho lịch sử thông diễn học, cũng như những bài viết cuối đời thu tập lại trong Tuyển tập VII H́nh thành sử giới trong những khoa học nhân văn tạo cho ông trở thành nhà tư tưởng thông diễn học. Cho nên Grondin nghĩ là có thể nói như Gadamer (người thày của Grondin) ở Dilthey có một áp lực khẩn trương khó hấp thu giữa nghiên cứu chủ khoa học t́m một chỗ dựa vững chăi cho khoa học nhân văn với khai phá của ông về sử tính căn để trong lănh hội của con người, tuy vậy lại dẫn đến sự thất bại cho hướng định phương pháp luận hay tri thức luận của ông. Do đó, theo như Grondin nhận xét, phải chăng có hai xu hướng triết học thông diễn ở thế kỷ XX trong hệ phái Dilthey, một bên là ḍng chính thống của trường phái Dilthey, với Misch, Nohn, König, Bollnow v.v…, một bên là những dự phóng nguyên ủy hơn với Heidegger và Gadamer, dựa trên phổ quát của sử tính, bất chấp dự phóng phương pháp luận nguyên ủy của Dilthey?
Vấn nạn có tính phê phán của Grondin đă có những phản biện cần xét.
Trong chương 6 sách dẫn trên, khi đặt vấn đề: Thông giao hay tranh biện triết lư? tôi nói đến một vấn đề lớn của thời đại: thông giao có khả hữu trên cơ sở lư trí và chân lư? tại sao thông giao lại trở thành đối tượng chính của mọi tranh luận triết học ở vào thời đại điện toán? trước hết nó gắn liền với thực tại xă hội, với ngôn ngữ là những quan tâm không tách rời thế giới sống và hành động. Mặt khác, thử thách vượt siêu h́nh học (như thể một đồng tiền đắt giá trong tranh biện nửa đầu thế kỷ trước) không c̣n là mục tiêu của triết học trong vận động tư tưởng. Song, vận động tư tưởng tiến hành như thế nào? Bằng con đường biện chứng, hiện tượng luận, thông diễn luận hay hủy tạo?
Phản biện Grondin đầu tiên tôi đề cập trong tác phẩm dẫn trên của Gens về nhận xét phê phán của Grondin gọi là “bỏ quên” hay “sơ hốt” thong diễn học giữa hai thời điểm: tiểu luận được giải thưởng (Preisschrift) năm 1860 và 1900 năm Dilthey đọc bài diễn thuyết h́nh thành thông diễn học từ “bản thảo cũ đă bốn mươi năm ngủ yên trong ngăn kéo lấy ra để làm cuộc diễn giảng”, liệu có đúng như Grondin ám thị?[95]
--------------------------
[92] Đặng Phùng Quân, Sdt 2007. Xem: Jean-Claude Gens, La pensée herméneutique de Dilthey, Entre Néokantisme et Phénoménologie 2002; Jean Grondin, Einführung in die philosophische Hermeneutik, 1991 (bản dịch Anh ngữ: Introduction to philosophical hermeneutics, 1994, bản dịch Pháp ngữ của chính Grondin: L’universalité de l’herméneutique, 1993).
[93] Jean Grondin, Sdt: “Nous expliquons la nature, mais nous comprenons la vie de l’âme”, voilà l’idée directrice des recherches diltheyennes (bản Pháp ngữ của Grondin).
[94] Dilthey: Ư niệm về một tâm lư học mô tả và giải thích, in lại trong GS V.
[95] J.-C. Gens, Sdt: Peut-on penser une “negligence” ou un “oubli” de l’herméneutique entre le Preisschrift qui date de 1860 et 1900 où Dilthey aurait sorti un “manuscrit vieux de quarante ans qui dormait dans ses tiroirs pour en faire une conférence” comme le suggère Grondin?
Bị chú: cụm từ trong dấu nháy “/” là nguyên văn của Grondin.
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2014