ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
1
Dẫn nhập
1. Cái có thể chia phần
Descartes viết lời mở đầu Le Discours de la Méthode : Le bon sens est la chose du monde la mieux partagée - hiểu đơn giản là lương tri/lương thức là việc thế, sự đời phú cho mọi con người, ai cũng được chia phần. Để nói cho rơ ư, ông viết tiếp: car chacun pense en être si bien pourvu, que ceux mêmes qui sont les plus difficiles à contenter en toute autre chose n'ont point coutume d'en désirer plus qu'ils en ont [1]- v́ mỗi người nghĩ là được giao cho khá tốt đến độ, ngay cả những người khó khăn nhất trong việc bằng ḷng với mọi điều khác cũng không có thói quen ham muốn điều đó hơn là những cái ǵ họ đang có. Theo ông, điều này chứng tỏ quyền năng phán đoán và phân biệt chân, giả, thực sự chính là điều gọi tên là lương tri hay lư trí, tự nhiên là đồng đều ở tất cả mọi người
2. Nguồn gốc ngôn ngữ
Kể từ khi con người sống thành quần thể, dầu ở hoàn cảnh man dă nhất, con người đă có tiếng nói là khởi sinh của một h́nh thành văn chương. Tiếng nói là một thành tố của ngôn ngữ. Song nguồn gốc của ngôn ngữ ra sao, vẫn là một nan đề. Có thể nói, ngôn ngữ như một đặc sắc để phân biệt người với mọi loài vật không? Tuy nhiên, không có di tích, di vật nào chứng tỏ ở khởi nguyên, chỉ có một ngôn ngữ duy nhất [2]- ngôn ngữ là sự thống nhất đa phần (unité plurielle). Ở Âu châu vào hai thế kỷ 18 và 19 đă có nhiều công tŕnh đi t́m nguồn gốc ngôn ngữ, từ Rousseau, James Burnett (Lord Monboddo) đến Adam Smith, J. H. Herder, L. Geiger, J. Grimm, A. Marty, E. Renan v.v..Jean-Jacques Rousseau trong Essai sur l'origine des langues 1755, xb. 1781 đă nhận xét vận động và tiếng nói là hai phương tiện để tác động lên giác quan của tha nhân; hoạt động của chuyển động thể hiện trực tiếp qua sờ mó và trung gian qua cử chỉ. Ngôn ngữ của cử chỉ và ngôn ngữ nói đều tự nhiên có, tuy ngôn ngữ cử chỉ dễ dàng hơn và ít tùy thuộc vào quy ước. Như vậy Rousseau đă xác định ngay từ thế kỷ 18, cử hoạt khởi sự cho ngôn ngữ. Khi đề ra quan niệm phát kiến đầu tiên của tiếng nói phát xuất từ đam mê, không phải từ cần thiết, nên những động lực đầu tiên để nói thuộc về đam mê, những biểu hiện đầu tiên là những chuyển nghĩa, cái đầu tiên sinh ra là ngôn ngữ tượng h́nh.
Johann Gottfried Herder trong Abhandlung über den Ursprung der Sprache 1772 [3]
ngay ở tiết thứ nhất đă chú trọng đến mối liên hệ giữa tiếng nói và chữ viết. Ông nhận xét: không có ngôn ngữ nào mà những âm sống động có thể quy giản hoàn toàn vào chữ. Kể cả người Nga hay Ba lan mà ngôn ngữ của họ từ lâu đă có thể viết thành văn tự cũng vẫn nhận thấy chữ viết không thể mô tả âm giọng của họ được. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và viết vẫn là vấn đề tranh căi cho đến hiện đại, kể cả vấn nạn liên lỉ giữa văn tự, âm ngữ và tư tưởng, cấu tạo của một khoa học hay triết học văn tự là một nhiệm vụ tất yếu hay khốn nạn?
Sử dụng văn tự hay tiếng nói để diễn đạt một cái ǵ đó, từ lúc chưa hẳn đă là văn chương, hay văn hóa. Cho nên Herder từ mở đầu thiên khảo luận đă viết: ngay từ lúc vẫn ở trạng thái thú vật, con người đă có ngôn ngữ; mọi cảm xúc dữ dội trong thân thể con người và trong những cái dữ dội nhất làm cho con người đau đớn, cũng như mọi đam mê mănh liệt của tâm hồn con người biểu lộ trực tiếp qua tiếng kêu, âm thanh trong những âm sắc man dă và rời rạc. Ông cũng nhận xét, ngay cả con người sống một ḿnh, ngay cả không có tha nhân, y vẫn có thể thốt lên những tiếng a, ái, ối để biểu hiện ngạc nhiên, đau đớn v.v..
Trong những di sản của nhân loại, từ âm, sắc, họa, kinh, phong dao, tục ngữ đến thành văn qua kư, sử, văn thơ v.v… rơ ràng h́nh thái sơ khai ở ngay những dân tộc không có hay có văn tựï, con người thời tối sơ đă thể hiện cảm xúc qua mọi đấu vết, từ nét họa trong hang động, đến những h́nh thái biểu tỏ bằng ngôn truyền khẩu, đó chính là khả hữu của lư văn chương.
3. Khả hữu của lư
Phê b́nh lư trí thuần túy/Kritik der reinen Vernunft là nhan đề bộ sách lớn của triết gia Immanuel Kant (1724-1804). Tác phẩm này mở đầu một kỷ nguyên mới trong ḍng lịch sử triết học, mang hai đặc tính: đánh dấu khúc quanh lư luận, ra khỏi áp lực chi phối của giáo điều và hoài nghi, vượt siêu h́nh học bước vào giai đoạn phê phán và đặt lại cơ sở tư tưởng của nhân loại. Từ sau đó, theo Kant hay không theo Kant, nhiều vấn đề đặt ra với hướng tính phê b́nh luận, như phê b́nh lư trí lịch sử, phê b́nh lư trí biện chứng, phê b́nh lư trí phân tâm học, phê b́nh lư trí chính trị, không kể phê b́nh lư trí thực tiễn (là tên tác phẩm kế tiếp trong bộ ba Phê phán của Kant).
Dự tŕnh này cũng trong lộ đồ phê phán theo hướng tính đó: phê b́nh lư trí văn chương. Khởi thảo một công tŕnh như vậy lư ưng từ hai tiền đề: đặc tính của một lư trí có phải tiên nghiệm hay hậu nghiệm chứa đựng sẵn, hay chính là bản chất của hữu, bao gồm cả hữu thể người? Hoặc giả lư trí ấy là thực, hay chỉ là khả hữu?
Đặt vấn đề lư trí lịch sử chẳng hạn, có nghĩa là vận động của tiến tŕnh những biến cố diễn ra theo một trật tự nhất định: trật tự ấy chính là lư trí lịch sử. Vận động như vậy có thể là ngẫu nhiên, có thể là phân tích, hoặc phải theo một quy tŕnh biện chứng, có nghĩa là tuân thủ trật tự biện chứng, không thể phân giải nào khác.
Đặt vấn đề lư trí văn chương, có nghĩa là vận động vốn sẵn mang tính văn hóa trước tự nhiên, hay từ bản chất của cảm thức, tri thức đă có một cái ǵ sáng tạo, trực tiếp không phải ảnh hưởng từ bên ngoài, mà tất yếu ngay trong nội tại.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra từ khởi đầu: lư trí là ǵ?
Trong tác phẩm nói đến ở trên, theo một tŕnh tự mà Kant đề ra là:
I Những yếu tố của học thuyết siêu nghiệm gồm:
Phần Một: Mỹ cảm siêu nghiệm: Tiết thứ nhất về không gian, tiết hai về thời gian, và những quan sát khái quát về Mỹ cảm siêu nghiệm.
Phần Hai: Luận lư siêu nghiệm: Dẫn nhập. Ư niệm của một Luận lư siêu nghiệm:
Về Luận lư nói chung.
Về Luận lư siêu nghiệm
Về Phân loại Luận lư tổng quát thành Phân tích và Biện chứng siêu nghiệm, trong đó bắt đầu nói về
Phân loại một. Phân tích siêu nghiệm:
Quyển I. Phân tích những khái niệm gồm chương I (ba tiết), chương II (ba tiết).
Quyển II. Phân tích những nguyên lư gồm dẫn nhập, chương I, chương II (ba tiết), chương III và phụ lục.
Phân loại hai. Biện chứng siêu nghiệm.
Dẫn nhập:
1. Về bộ diện siêu nghiệm (Ảo diện).
2. Về Lư trí thuần túy, như vị thế của Ảo diện siêu nghiệm.
Trong mục này chia làm ba tiểu mục:
A. Về Lư trí nói chung
B. Về Sử dụng Lư trí
C. Về Sử dụng thuần túy Lư trí
Quyển I. Về những quan niệm lư trí thuần túy
Tiết I. Về ư niệm nói chung
Tiết II. Về những ư niệm siêu nghiệm
Tiết III. Hệ thống những ư niệm siêu nghiệm
Quyển II. Về tiến tŕnh biện chứng của lư trí thuần túy
Gom chương I bàn về những ngộ biện lư trí thuần túy, chương II bàn về những tương phản lư trí thuần tuư, chương III về lư tưởng của lư trí thuần túy.
II. Phương pháp của học thuyết siêu nghiệm gồm chương I về trừng giáo của lư trí thuần túy, chương hai về tiêu chuẩn của lư trí thuần túy, chương ba về kiến trúc mẫu lư trí thuần túy và chương bốn về lịch sử lư trí thuần túy.
Cứ theo cách tŕnh bày trên, măi tới hơn một phần ba đoạn đường, Kant mới bắt đầu câu hỏi về chủ điểm: Lư trí.
Một là, cách tŕnh bày của Kant quanh co, rườm rà, luộm thuộm? Hai là, trong một biện chứng nội tại của vận động tư tưởng, phải tới một giai đoạn nhất định, Kant mới phát hiện ra đâu là lư trí?
Hỏi như vậy, về mặt sáng tạo luận, như một nhà văn, đến đây tác gỉa đă viết đến một khúc quanh nhất định, nhân vật khái niệm trong tác phẩm.
Nhân vật ấy mang tên là lư trí. Lư trí hiểu theo Kant là ǵ? Hỏi như vậy, có nghĩa là những tranh biện về một lư trí nào đó, như lư trí lịch sử, lư trí biện chứng chẳng hạn, không có nghĩa là những người này đồng ư với định nghĩa, hay quan niệm của Kant về từ ngữ chung: lư trí.
Để có một định nghĩa, Kant phải kinh qua những chặng đường gay go. Ở lời tựa lần xuất bản thứ nhất, ngay từ mở đầu, Kant viết:
Lư trí con người có một số mệnh đặc biệt trong một loại tri thức: nó thường bối rối với những vấn đề không thể bỏ qua, bởi v́ chúng phát xuất từ chính bản chất của lư trí, mà những vấn đề này cũng không thể giải đáp, bởi v́ chúng vượt lên trên quyền năng của lư trí con người.
Lư trí con người có sa vào bối rối này không phải lỗi của nó. Nó bắt đầu với những nguyên lư, mà trong quá tŕnh kinh nghiệm, không thể tránh được, và kinh nghiệm đủ để xác định những nguyên lư này. Lại nữa, (mang theo tất yếu của bản nhiên lư trí), nó càng lên cao theo những điều kiện xa hơn. Nhưng khi nó nhận ra rằng theo đường lối này, công tŕnh của nó vẫn không bao giờ hoàn tất, bởi v́ những vấn đề đặt ra không bao giờ ngừng, nó tự thấy phải ẩn trú vào những nguyên lư vượt quá mọi áp dụng kinh nghiệm khả hữu, và vả lại có vẻ không phủ bác được đến độ ngay cả lẽ thường cũng phải đồng ư với chúng. Tuy nhiên, lư trí trở nên tối tăm và nhiều mâu thuẫn, mà chắc hẳn từ đó có thể kết luận là những sai lạc phải đi chỗ khác, nhưng không thể phát hiện chúng, bởi v́ những nguyên lư mà nó tuân theo vượt lên khỏi mọi giới hạn của kinh nghiệm và do đó không thừa nhận đá thử vàng của kinh nghiệm nữa.[4]
Trong lời tựa lần xuất bản thứ hai (1787), như để tiếp nối mối băn khoăn trên, Kant viết ngay từ mở đầu:
Một khi việc nghiên cứu loại tri thức này của lư trí có theo một phương pháp an toàn của khoa học hay không, có thể dễ dàng được xác định bằng kết quả. Nếu, sau khi lập lại những sửa soạn, mà nó vẫn giậm chân tại chỗ, khi mục tiêu thực đă gần kề, hay bắt buộc phải vạch lại những bước đi, để đạt mục tiêu, nếu không thể tạo ra nhất trí giữa những ai cùng tham gia vào công việc như vậy, như cách thế muốn đạt đối tượng chung của họ, phải tin rằng một công tŕnh nghiên cứu như vậy c̣n xa mới đạt tới phương pháp khoa học an toàn, mà chỉ t́m ṃ trong bóng tối. Trong trường hợp như vậy có một lợi ích lớn trên vấn đề lư trí, nếu ta chỉ đi t́m phương pháp đúng, mặc dầu nhiều chuyện có vẻ vô ích, tuy đă được thông cảm ngay từ mục đích nguyên ủy được chọn mà không được phản tỉnh đầy đủ.[5]
Ở trong cả hai lần đề tựa, Kant đều nêu ra những khó khăn khi nghiên cứu loại tri thức mà đối tượng là lư trí, ở lần trước, nói đến ngơ cụt của siêu h́nh học, ở lần sau, nói đến luận lư học, nhưng dẫu sao, luận lư học cũng chỉ là một h́nh thái dự bị, tiền đ́nh của khoa học, cho nên có những hạn chế của nó. Kant thử đi t́m một phương pháp mới của tư tưởng, ngơ hầu nhận ra những thành tố của lư trí thuần túy có thể do thực nghiệm khẳng định hay phủ định. Luận lư siêu nghiệm như Kant phân chia thành phân tích và biện chứng, và trong biện chứng siêu nghiệm, ông đi t́m những khái niệm, tương phản, và lư tưởng của lư trí thuần túy.
-----------------
[1] Descartes, Discours de la méthode (in Œuvres et Lettres, Bibliothèque de la Pléiade. NRF).
[2] Nguồn gốc ngôn ngữ dựa vào khảo cổ học có thể bắt đầu vào thời con người đă trở thành Homo sapiens/con người có trí khôn (sống vào khoảng 100 ngàn năm trước) ; mặt khác quan năng ngôn ngữ của con người gắn liền với phát triển của bộ óc, Homo habilis/con người khéo tay (sống vào khoảng 1.5 triệu đến 3 triệu năm trước) đă có khối óc lớn hơn 40%-50% khối óc của con người vượn Nam Á Australopithecus cho đến Homo erectus/con người đứng thẳng (sống khoảng 1.5 triệu đến 200 ngàn năm trước) đă có khối óc bằng 80% kích thước bộ óc con người ngày nay mới manh nha khả năng ngôn ngữ. Những nghiên cứu về ngôn ngữ các vùng Phi, Mỹ, Ấn-Âu và tập khảo nguồn gốc ngôn ngữ của Ruhlen về những ngôn ngữ sơ khai đă chia ra những hệ ngôn ngữ như Khoisan, Nigéro-kordofanien, nilo-saharien, Afro-asiatique (châu Phi), Austrique gồm những nhóm Nam Á, Môn-Khmer, Miêu Dao, Thái Kadai (châu Á) v.v...Những hệ ngôn ngữ hay một ngôn ngữ mẹ vẫn trong ṿng nghiên cứu đa ngành, bao gồm ngữ học, di truyền học, cổ sinh vật học, khảo cổ học, cổ địa chí học có thể đi ngược về mười ngàn năm trước..
[3] J.J. Rousseau, Essai sur l'origine des langues où il est parlé de la mélodie et de l'imitation musicale (Khảo luận nguồn gốc những ngôn ngữ các nước nói về âm điệu và mô phỏng nhạc) in trong Œuvres complètes de J.J. Rousseau,. J.H. Herder, sdt. in Herders Sämmtliche Werke. [Những bản dịch Anh ngữ: J.J. Rousseau and J.H. Herder, On the Origin of Language, translated by John H. Moran and Alexander Gode, 1966; Herder, Philosophical Writings, 2002 translated by Michael. N. Forster.]
Khi phân tích tiếng kêu của con người trong quan hệ với mọi sinh vật, Herder nhận thấy con người trên mặt đất này hiểu thấu con vật hơn những sinh vật dưới nước, thú vật sống thành bầy hơn là nhũng dă thú trong rừng; cho nên dĩ nhiên, người Ả rập mà đời sống gắn liền với ngựa hiểu nó hơn con người lần đầu cưỡi ngựa; ở những ngôn ngữ bản địa, vẫn cón vết tích của những âm sắc không phải là sợi chính của ngôn từ, song chúng là nhựa sống phục hoạt những căn rễ ngôn ngữ. Ông tự hỏi phải chăng những người như Rasles sống cô độc trên đảo Abnaki đă không sắp đặt thành ngữ pháp. Chaumont sống nửa đời giữa những người Hurons đă nhận xét thấy chỉ cần hai chữ với người Hurons có văn tự đă có ư nghĩa khác nhau, Garcilaso de la Vega nhận xét người Tây ban nha đă làm thui trột ngôn ngữ Peruvian.
[4] Kant, Kritik der reinen Vernunft: Die menschliche Vernunft hat das besondere Schicksal in einer Gattung ihrer Erkenntnisse: daß sie durch Fragen belästigt wird, die sie nicht abweisen kann, denn sie sind ihr durch die Natur der Vernunft selbst aufgegeben, die sie aber auch nicht beantworten kann, denn sie übersteigen alles Vermögen der menschlichen Vernunft.
In diese Verlegenheit geräth sie ohne ihre Schuld. Sie fängt von Grundsätzen an, deren Gebrauch im Laufe der Erfahrung unvermeidlich und zugleich durch diese hinreichend bewährt ist. Mit diesen steigt sie (wie es auch ihre Natur mit sich bringt) immer höher, zu entfernteren Bedingungen. Da sie aber gewahr wird, daß auf diese Art ihr Geschäfte jederzeit unvollendet bleiben müsse, weil die Fragen niemals aufhören, so sieht sie sich genöthigt, zu Grundsätzen hr Zuflucht zu nehmen, die allen möglichen Erfahrungsgebrauch überschreiten und gleichwohl so unverdächtig scheinen, daß auch die gemeine Menschenvernunft damit im Einverständnisse steht. Dadurch aber stürzt sie sich in Dunkelheit und Widersprüche, aus welchen sie wahr abnehmen kann, daß irgendwo verborgene Irrthümer zum Grunde liegen müssen, die sie aber nicht entdecken kann, weil die Grundsätze, deren sie sich bedient, da sie über die Gränze aller Erfahrung hinausgehen, keinen Probirstein der Erfahrung mehr anerkennen. (Vorrede zur ersten Auflage).
[5] Sdt: Ob die Bearbeitung der Erkenntnisse, die zum Vernunftgeschäfte gehören, den sicheren Gang einer Wissenschaft gehe oder nicht, das läßt sich bald aus dem Erfolg beurtheilen. Wenn sie nach viel gemachten Anstalten und Zurüstungen, so bald es zum Zweck kommt, in Stecken geräth, oder, um diesen zu erreichen, öfters wieder zurückgehen und einen andern Weg einschlagen muß; mgleichen wenn es nicht möglich ist, die verschiedenen Mitarbeiter in der Art, wie die gemeinschaftliche Absicht erfolgt werden soll, einhellig zu machen; so kann man immer überzeugt sein, daß ein solches Studium bei weitem noch nicht den sicheren Gang einer Wissenschaft eingeschlagen, sondern ein bloßes Herumtappen sei, und es ist schon ein Verdienst um die Vernunft, diesen Weg wo möglich ausfindig zu machen, sollte auch manches als vergeblich aufgegeben werden müssen, was in dem ohne Überlegung vorher genommenen Zwecke enthalten war. (Vorrede zur zweiten Auflage).
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2011