photo:http://www.latimes.com/
Đặng Phùng Quân
Le Clézio
văn chương như
một điểm nh́n toàn cầu
Mỗi năm giải Nobel văn chương lại như một tín hiệu phát hiện một tên tuổi trên vùng trời chữ nghĩa - có những ngôi sao lóe lên le lói rồi ch́m khuất, có những tinh tú rực lên nhắc nhở sự tồn tại của một sinh hoạt nhân tính tưởng chừng đang dần đà tự hủy.
Năm nay 2008, nhân vật ấy là Jean-Marie Gustave Le Clézio. Liệu tên tuổi Le Clézio có bền vững trước thách đố mà tôi vừa đề cập?
Ít ra, hai điều đáng nói: ông là nhà văn viết bằng ngôn ngữ Pháp/một thứ tiếng đang thu hẹp trong địa bàn thông giao của con người (thứ ngôn ngữ của Rousseau, của Mallarmé, của Malraux, thứ ngôn ngữ trong sáng so với những ngữ ngôn xung quanh cùng họ như tiếng Ư, tiếng Bồ, tiếng Tây..) hai mươi ba năm sau khi Claude Simon nhận giải Nobel này vào 1985; ông là người mang quốc tịch Pháp tám năm sau khi Cao Hành Kiện nhận giải vào 2000.
Những khoảng cách ấy chứng tỏ không lấy ǵ lạc quan hay kiêu hănh cho một nền văn học phải chăng đang trên đường suy thoái?
Nhưng Le Clezio là ai?
Ông sinh năm 1940, được kể như một thần đồng sử dụng chữ nghĩa rất sớm, từ năm lên bẩy (gợi lại một Minou Drouet) đă viết về biển, song tiểu thuyết đầu tay của ông Le Procès-Verbal xuất bản vào năm hai mươi ba tuổi và nhận được ngay một giải thưởng văn chương/Prix Renaudot (cũng như đă có trên danh sách chung kết của giải Goncourt); ông sinh ở Nice song cha mẹ là người ở đảo Maucice/Mauritius, nơi mà tổ tiên đă di cư từ Brittany đến vào thế kỷ 18. Le Clézio tốt nghiệp ở Đại học Bristol, hậu đại học ở Nice, tŕnh luận án về Henri Michaux ở Aix-en-Provence (1964) và cổ sử Mễ ở Perpignan (1983), lập gia đ́nh với Jémia, người xứ Maroc (1975).
Le Procès-Verbal/Thẩm vấn mở đầu dưới h́nh thức một bản kư lục của tác giả: tôi có hai tham vọng thầm kín. Một là một ngày kia viết một cuốn tiểu thuyết sao cho, như thể nhân vật chết vào chương cuối, hay nói cho cùng mắc chứng bệnh Parkinson, để tôi nhận được tới tấp những thư nặc danh và tục tĩu.
Tiểu thuyết đầu tay của Le Clézio xuất hiện vào năm 1963, khi phong trào tiểu thuyết mới đang ở thời cực thịnh và nhóm Tel Quel và tạp chí mang tên này đă lên ba - những tranh biện văn chương hẳn đă ảnh hưởng đến nhà văn mới nhập cuộc: tôi xin lỗi đă cóp nhặt một vài lư luận như vậy; đấy là một kỳ vọng hơi quá lố theo thời thượng của thời đại chúng ta - trong thư không đề tên người nhận (có thể, nhà xuất bản?) v́ quả thật cuối bản kư lục, sau ḍng très respectueusement vôtre kư tên J.M.C. Le Clézio.
Tiều thuyết mang nhan đề Le procès-verbal nhắc nhở đến Le procès/Der Prozess của Kafka, cả hai tác phẩm đều đặt con người trước thế giới tha hóa, sự khác biệt có chăng là nhân vật (ở Kafka, nhân vật có tên tắt K.: người ta hẳn đă vu cáo Josef K. v́ chẳng làm điều ǵ xấu xa, một buổi sáng kia y đă bị bắt/Jemand mußte Josef K. verleumdet haben, denn ohne daß er etwas Böses getan hätte, wurde er eines Morgens verhaftet; ở Le Clézio: vào một thuở trong tiết đại thử có một gă ngồi trước cửa sổ mở; đó là một gă con trai quá khổ, hơi kḥm, tên là Adam; Adam Pollo/il y avait une petite fois, pendant la canicule, un type qui était assis devant une fenêtre ouverte; c'était un garçon démesuré, un peu vỏté, et il s'appelait Adam; Adam Pollo) - nhân vật của Le Clézio mang tên Adam, con người đầu tiên và cũng là con người sau cùng của nhân loại, bởi sự cuồng hay lăng quên đă đẩy đưa ra khỏi xă hội con người, ẩn dật trong một căn nhà hoang, xa thị thành và mối liên hệ duy nhất là một thiếu nữ tên Michèle mà nhờ nàng, y mới có những giao tiếp khả hữu với thế giới dưới đó. Cuộc hành tŕnh phiêu lưu vào thế giới người (cái tên định mệnh Pollo thành Polo - như đề từ dẫn từ lời Marco Polo [nhà du hành sinh ở Venise (1254-1324) đi khắp Á châu, từ Mông cổ đến Sumatra sau mười sáu năm phục vụ cho Hốt tất Liệt, tức Thái tổ nhà Nguyên] trong một tiểu thuyết khác - con người tha hóa thành kẻ lữ hành) kết thúc ở bệnh viện tâm thần, một cuộc thẩm vấn với y sĩ trưởng và những sinh viên y khoa cả trai lẫn gái tuổi khoảng từ mười chin đến hai mươi bốn, đặc biệt là thiếu nữ cỡ hai mươi mốt tên Juliene R., người đă cho Adam nguyên gói thuốc lá khi y ngỏ lời xin và cũng là người mở lời trước tiên với dấu hiệu đồng ư của y sĩ trưởng.
Cuộc thẩm vấn đại loại như:
“Ông ở đây đă lâu?”
“Không..” Adam đáp
“Bao lâu?”
Adam ngần ngừ
“Một ngày? Hai ngày? Ba ngày? Hay nhiều hơn?..”
Adam cười.
“Ừ - có thể, ba hay bốn ngày, tôi nghĩ vậy..”
“Ông nghĩ vậy?”
Một cậu đeo kính đen hỏi:
“Ba hay bốn ngày?”
Adam lại ngần ngừ.
“Ông có bằng ḷng ở đây không?” Julienne hỏi.
“Ừ” Adam đáp.
“Ông ở đâu?” một cô gái khác, tên Martin hỏi.
“Ông biết ông đang ở đâu, chỗ này không? Nơi này gọi là ǵ?”
“A - dưỡng trí viện” Adam đáp.
“Vậy sao ông lại ở đây?” Cô gái Martin hỏi.
“Tại sao ông ở đây?” Julienne lập lại.
Adam suy nghĩ.
“Bọn cớm đưa tôi về đây” y đáp. Cô thiếu nữ ghi chép ǵ đó trên tập vở học tṛ, hẳn là câu trả lời.
...
“Họ giữ ông bao lâu?” Julienne R. hỏi.
“Tôi không rơ - người ta không nói với tôi.”
Một cậu khác, khá to lớn, ở cuối pḥng, cất cao giọng:
“Vậy ông ở đây bao lâu?”
Adam nh́n gă chăm chú.
“Tôi đă nói với mấy người rồi. Ba hoặc bốn ngày..”
Thiếu nữ quay đầu lại và làm cử chỉ bất b́nh với cậu thanh niên. Rồi cô ta lại bắt đầu, giọng nhỏ nhẹ hơn.
“Ông tên ǵ?”
“Adam Pollo” Adam đáp.
“C̣n bố mẹ ông?”
“Bố mẹ tôi cũng vậy.”
“Không - tôi muốn nói, bố mẹ ông cơ? Ông có bố mẹ chứ?”
“Có”
“Ông sống với họ?”
“Ừ”
…
Cuộc thẩm vấn tiếp tục với những hỏi/đáp như “ông có ở nơi khác? “ừ - một lần..” “khi nào vậy?” “Không lâu” “mà ở đâu?” “ở trên đồi. Có một căn nhà trống.”…”Thật tuyệt. Môt căn nhà đẹp. Và ngọn đồi cũng đẹp. Thấy được con đường dưới đó. Tôi hay ở trần truồng tắm nắng.” “Ông thích thế?” “Ừ.” “Ông không thích mặc quần áo?” “Không, khi trời nóng.” “Sao vậy?” “V́ phải cài cúc. Tôi không thích cúc.” Adam chú ư đến cô thiếu nữ Julienne, những lời nói của cô bùng nổ, lan ra giữa một loại mù sương như thuốc súng ẩm rực sáng. Adam nh́n nhận có nhu cầu sống cô độc của trẻ con v́ “chúng đi t́m một cái có thể thông giao với tự nhiê…chúng dễ dàng chiều theo những nhu cầu thuần tuư tự kỷ…chúng t́m cách đi vào sự vật, bởi chúng sợ chính nhân cách của chúng.. cha mẹ th́ muốn vật hóa con cái, họ coi như đối tượng có thể chiếm hữu…Trẻ con t́m phương tiện nào có một xă hội của riêng chúng, một vũ trụ có hơi hướm thần thoại, một vũ trụ cuộc chơi mà chúng ngang bằng với những vật chất vô tính…” Julienne R không ngừng hỏi tại sao y ở đây và y sĩ trưởng dẫn giải “giữa một gă điên giết người với một gă điên khác hoàn toàn có vẻ vô hại thực tế không có giới hạn. Các anh chị đến đây tưởng thấy những con người dị thường, kẻ tự cho ḿnh là Napoléon hay kẻ không có khả năng nói hai tiếng tiếp nối nhau. Vậy nên các anh chị thất vọng v́ không có ǵ xảy ra cả ...“ ông ta cầm mẩu giấy đọc
“ - chứng điên cuồng có hệ thống
- xu hướng ưu uất
- chứng tôn đại cuồng/mégalomanie (đôi khi đảo lại thành vi tiểu cuồng/micromanie)
- chứng cuồng bị ngược đăi
- chứng vô trách nhiệm biện giải
- những biến tắc t́nh dục
- chứng mơ hồ tâm thần
Tóm lại bệnh nhân ở trong một t́nh trạng cuồng suy thoái thường xuyên, có thể tiến tới chỗ mơ hồ, có thể ngay cả bị thác loạn trầm trọng..” Adam nhớ đến người bạn thời niên thiếu, tên là Simon Tweedsmuir được giáo dục ở Ḍng Tên, luôn đứng nhất trong lớp kể cho Adam nghe ư nghĩ “cách duy nhất gần với Chúa là phải làm lại về mặt tâm linh công việc Chúa đă hoán thành về mặt vật chất. Phải tuần tự leo lên mọi giai đoạn của sáng tạo. Y đă trải qua hai năm như một con vật: vào lúc Adam biết hắn đă tới cấp bậc cao hơn, giai đoạn của những Thiên thần sa đọa. Y phải hoàn toàn tôn thờ Satan, đến khi nào y thành công trong thông giao hoàn toàn với Satan…nghĩa là lănh hội được những Công tŕnh của điều Aùc, mục đích của chúng, quan hệ của chúng với Chúa, động vật và người…Các anh chị biết, điều ấy khôi hài phải không? Thực là y chẳng là quái ǵ ngoài cái c̣n bé tí cộng với dễ thân thiện, vậy mà có cả đống nhóc ở Trung học đă theo y, cũng như tôn giáo của y. Tôi chẳng hạn. Mà thực ra y không muốn biết ǵ hết. Y khinh thường. Y cũng chẳng muốn nghe nói đến Ruysbroek [nhà thần bí ḍng Phan xi cô 1293-1381] hay Occam [nhà thần học ḍng Phan xi cô 1285-1349]…viên y sĩ trưởng tỏ vẻ không tin câu chuyện về Sim Tweedsmuir, “liệu Sim có hiện hữu? [Adam] tôi có thể nói, hắn hay tôi có ǵ quan trọng, hiểu không? Cũng chẳng quan trọng là các bạn, tôi, hay hắn?” Y suy nghĩ rối quay về phiá cô gái tóc vàng: “Cô xếp tôi vào loại nào? Những kẻ tảo điên?” Julienne trả lời “Không, những kẻ cuồng lư” A dam hỏi “Thật không? Tôi ngỡ tôi nghĩ là cô xếp tôi vào loại tảo điên.”
Khi hỏi Adam muốn ǵ trên đời này, y đáp có chứ, tại sao không? Hỏi y muốn điều ǵ? chết chăng? Y muốn nhiều thứ, khi y mới vào bệnh viện tâm thần, người khán hộ cho y hay, phải khôn ngoan. Adam đột nghĩ họ chẳng hiểu ǵ cả. “Chúa không phải là điều Adam quan tâm…Y không cần được tạo ra. Như thể trong cuộc tranh luận nàyTranh luận chẳng thích thú về điều nó là ǵ, hay có vẻ như vậy. Nhưng chỉ trong khuôn khổ nó lấp chỗ trống. Một lỗ trống kinh khủng, không thể chịu được..Lấy Ruysbroek làm thí dụ chẳng hạn: điều ǵ giúp ông ta phân biệt giữa những thành tố vật chất khác nhau, đất, khí, lửa, nước? Dĩ nhiên có thể là thơ. Nhưng đó không phải là thơ. Thuyết màu nhiệm giúp ông ta đạt tới tŕnh độ - song không phải là tâm lư đâu nhé - tŕnh độ của cái không thể xóa.. Cái quan trọng không phải là biết, nhưng là biết cái ǵ ta biết. Đó là t́nh trạng mà văn hóa, kiến thức, ngôn ngữ và văn tự chẳng giúp được ǵ cả.
Dầu làm cách nào đi nữa, kiến thức cũng đi tới ngơ cụt. Lúc đó không c̣n là kiên thức. Nó có h́nh dạng ở quá khứ. Trong khi đó, th́nh ĺnh nó được khoa trương, trở nên vĩ đại, nặng nề đến nỗi ngoài nó không c̣n ǵ đáng kể. Người ta là cái ǵ người ta là - Phải, đúng vậy. Là là/Etre d'être…” Thẩm vấn không c̣n là thẩm vấn nữa, đến đây nàng R. gật gù, môi dưới run rẩy như thể đang bị những tư tưởng mâu thuẫn xâu xé, gă đeo mắt kính ca cẩm thật là trí thức, một gă khác cho là những điều viển vông siêu h́nh , gă đeo mắt kính phản bác đó là một loại lư luận không thể dừng lại được, ví như những phản chiếu trong tấm gương ba mặt, chẳng hạn như tôi đây, tôi có thể nói với các bạn người ta là cái ǵ người ta là cái ǵ người ta la cái ǵ người ta là. Cứ như vậy. Đối với tôi đúng ra là tu từ học. Loại tu từ học ở tuổi mười hai để vui đùa. Tam đoạn luận. Theo cái kiểu, một con tàu tốn mất sáu ngày để băng qua Đại tây dương, vậy sáu con tàu tốn mất một ngày…Trong cái chừng mựckhái niệm hiện hữu giả định một thể thống nhất. Thống nhất là ư thức hiện hữu/conscience d'être. Và ở đó ư thức hiện hữu này không đồng hoá với định nghĩa ngữ pháp , cái định nghĩa bội lên gấp mười vô cùng tận. Như thể toàn là ảo tượng. Adam phản bác ngay điều đó không đúng. Bởi v́ anh lẫn lộn. Lẫn lộn hiện hữu như thực tại sinh động với hiện hữu như thể cogito, như điểm đi và điểm đến của tư tưởng. Anh tưởng là tôi đang nói về những khái niệm tâm lư. Đó là điều tôi không muốn với các bạn. Các người luôn luôn đưa vào khắp nơi những hệ thống phân tích quỷ quái của các người, những xảo thuật tâm lư học của các người…Nhưng các người không thấy là tôi đang thử làm các người phải suy nghĩ - đến một hệ thống to lớn hơn. Vượt khỏi tâm lư học. Tôi muốn dẫn các người suy nghĩ về một hệ thống vĩ đại. Về một tư tưởng có thể gọi là phổ quát. Về một trạng thái tâm linh thuần túy…là tột bực của lư luận, tột bực siêu h́nh học, tột bực tâm lư học, triết học, toán học, tột bực của tất cả, tất cả…vậy đó: tột bực của tất cả là cái ǵ? Đó là là/c'est d'être d'être.
Y hướng những lời y nói về phía Julienne R..Chính là v́ tôi vừa nói đến một t́nh trạng xuất thần nhập hóa/état d'extase
Xuất thần nhập hóa là nhan đề tập tiểu luận L'extase matérielle/Xuất thần nhập hóa vật chất xuất bản năm 1967. Không phải là nhân vật Adam mà là nhà văn Le Clézio khởi sự một cuộc thẩm vấn khác: Khi tôi chưa sinh ra, khi tôi c̣n chưa khép đời tôi lại thành cuộn và những ǵ không thể xóa bỏ vẫn chưa bắt đầu được ghi chép ra; khi tôi chẳng thuộc về cái ǵ hiện hữu, mà tôi cũng không được hiểu, hay có thể hiểu được, mà cái t́nh cờ này tạo bởi những chính xác vô cùng nhỏ bé cũng không khai mào hành động của nó; khi tôi không thuộc về quá khứ, hiện tại, nhất là tương lai; khi tôi không là, khi tôi không thể là; chi tiết mà người ta không thể nhận thấy, chủng tử lẫn trong chủng tử, cái khả hữu đơn thuần chỉ cần một cái không là ǵ hết cũng đủ làm sai lộ tŕnh của nó. Tôi, hay những kẻ khác. Đàn ông, đàn bà, hay ngựa, hay thông, hay hay cái vi khuẩn h́nh nho vàng óng. ..Khi tôi không sinh ra, thế giới bị bỏ quên,; khi tôi chết, thế giới bị bỏ quên; và khi tôi sống, thế giới bị bỏ quên.
Ở quyển tiểu thuyết, nhà văn hô hoán: đây là lúc bỏ quên đất cho sâu bọ. Đây là lúc trốn vào chỗ đảo điên và đưa những giai đoạn lộn về quá khứ. Trong tiểu luận, ông viết: Song vũ trụ này không là quá khứ. Thực tại này vẫn vận hành khi tôi chưa sinh ra. Niềm im lặng không xa. Nỗi trống này không la. Đất nơi tôi không thể vẫn tồn tục.
Như trong tiểu thuyết đổ cho văn chương. Ở tiểu luận, nhà văn viết: Viết , hẳn để phục vụ điều ǵ đó, ắt phải là để cung khai/làm chứng…Nhà văn là người tạo ra những ngụ ngôn (Mà ngụ ngôn th́ hàm hồ, cứ xem những chữ của Le Clézio, như conçu, entamé trong đoạn dẫn trên). Vũ trụ của nhà văn không sinh ra từ ảo tưởng của thực tại, song từ thực tại của giả tưởng, cứ tiến hành như thế, mù ḷa rực rỡ, với những đột phát, lừa phỉnh, gian dối, ân cần ti tiểu.
Le Clézio không quan tâm đến h́nh thái, thể loại văn chương. Đối với ông chỉ có một điều đáng kể: đó là hành động viết
Chính v́ vậy ông vẫn trung thành với hướng tính ngay từ tác phẩm đầu tay là truyện kể hoàn toàn theo ư nghĩa của một giả tưởng toàn diện, nếu có phản hưởng trong tâm trí người đọc, cũng đủ. Cho nên có muốn gọi tiểu thuyết như một tṛ chơi, hay câu đố, cũng đủ. Dĩ nhiên những thể loại văn chương hiện hữu, song không phải cứ viết ra một tiểu thuyết, là thể hiện nghệ thuật, hay đặt cho sách của ḿnh chữ “thơ” là trở thành thi sĩ.
Le Clézio khẳng định chỉ cần trực quan và ngôn ngữ là đủ với ông để t́m tới chân lư. Ông chỉ kể những truyện kư của người.
Le Clézio thích dùng chữ “phiêu lưu” - một thứ truyền thống trong văn chương Pháp, từ Loti, Seglen, Morand, Malraux. Phiêu lưu hay bôn ba/fuir/fuite như tên một tiểu thuyết của Le Clézio: Le Livre des fuites/Sách về những cuộc bôn ba xuất bản năm 1969 (truyển kể về nhân vật J.H.H. hai mươi chín tuổi - tuổi của tác giả - sinh ở Lạng sơn bôn ba từ Miên qua Nhật, từ New York qua Montréal và Toronto ngang qua Cali và Mễ), viết về nhà thơ Rimbaud - một con người phiêu lưu khác trong La Quarantaine,1995.
Trước khi viết Désert, 1980 Le Clézio đă luận về từ cát/sable trong mạn đàm với nhà báo Pierre Lhoste vào năm 1971: từ cát, chính là sa mạc, biển khoáng, đá trở thành biển, và thật là mê tơi.
Viết, phải chăng là trốn chạy cái chết - từ Tristam Shandy, 1759 của Laurence Sterne, đến Le Livre des fuites, 1969 của Le Clezio, Double or Nothing, 1971 của Raymond Federman, L'instant de ma mort, 1994 của Maurice Blanchot. Song với Le Clezio, viết c̣n là phiêu lưu dài trong nhân giới không bao giờ cùng tận.
Sao lạc/Etoile errante, 1992 về hai thiếu nữ Esther người Do thái và Nejma, người Palestine hội ngộ để rồi không bao giờ gặp lại bởi cuộc chiến hận thù không ngừng nghỉ, xa cách để rồi chỉ c̣n nghĩ và nhớ tới nhau trong cuộc phiêu lưu vào ư thức tự tâm: tôi biết là tất cả đang bắt đầu. Và tôi vẫn nghĩ đến Nejma, người chị em thất lạc đă lâu trong đám mây bụi mù của con đường, và tôi phải đi t́m lại. Mondo et autres histoires/Mondo và những câu chuyện khác, 1978 tập truyện về những nhân vật ở đảo ngoài biển Ấn xa xôi, như câu chuyện về Daniel Sindbad trong Người không bao giờ thấy biển mất hút trong biển, người ta đi t́m vết tích của y, để rồi cuối cùng không ai muốn nhắc đến y nữa như thể y chưa bao giờ hiện hữu, như một thỏa hiệp bí mật và im lặng, im lặng của cái chết như nói đến trong L'extase matérielle. Tập truyện ngắn khác Printemps et autres saisons/Mùa xuân và những mùa khác, 1989 gồm năm mùa, năm người đàn bà (trong truyện đầu Mùa Xuân, Le Clézio viết thuyết thoại dưới nhân xưng tôi là thiếu nữ người Zayane), Saba, người du mục, Zobeide, Zinna, Gaby (bạn với người thiếu nữ Ấn tên Ananta mặc sari hồng mất hút không bao giờ t́m lại). Le Clézio c̣n viết về đôi uyên ương hội họa Diego Rivera và Frida Kahlo trong truyện kư Diego et Frida, 1993.
Cuộc hành tŕnh phiêu lưu của Le Clézio không ngừng nghỉ, từ cuộc sống đến chữ nghĩa, như một định mệnh: mỗi từ, mỗi cử chỉ kéo tôi về thế giới cao cả và gớm ghiếc, đưa tôi gần lại với chung cuộc. Cứ như vậy dần dà trong khi cuộc đời tôi vùng vẫy, tôi lại khởi sự ra đi, ông gọi đó là một cuộc viễn tŕnh thần thánh.
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com