ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ý TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 143
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129, Kỳ 130, Kỳ 131, Kỳ 132, Kỳ 133, Kỳ 134, Kỳ 135, Kỳ 136, Kỳ 137, Kỳ 138, Kỳ 139, Kỳ 140, Kỳ 141, Kỳ 142, Kỳ 143,
Chương V
Thay phần Kết
Mọi vấn đề triết lý như đã nói ở trên đều có một chiều hướng liên chủ thể, như "cảm thấu" nếu suy niệm kiểu Descartes, "giảm trừ liên chủ thể" nếu xét về mặt tâm lý học, là "thế giới cộng đồng của tinh thần" nếu xét về mặt sinh giới.
Trong tác phẩm cuối cùng xuất bản lúc sinh thời của Husserl là Khủng hoảng của những khoa học châu Âu và hiện tượng luận siêu nghiệm năm 1936, phần chính văn gồm 73 tiết và tiết kết thúc này như một tuyên ngôn để lại cho đời :
Triết học như tự suy niệm của chúng nhân, tự thực hiện của lý trí
Nhiệm vụ mà nhà triết học đề ra, mục đích đời sống của ông với tư cách là triết gia, chính là một khoa học phổ cập của thế giới, một tri thức phổ cập, có giá trị tột cùng, tổng thể của mọi chân lý tự tại của thế giới, của thế giới tự tại.
Sau khi đặt ra vô số vấn nạn, ông xác định : trong kinh nghiệm của tôi, trong cuộc đời ngã luận của tôi nói chung (như tư duy, đánh giá, hành động), tất yếu tôi là một bản ngã, có anh em, chúng tôi và các anh của nó, nghĩa là bản ngã của những nhân xưng đại danh từ. Thiết yếu điều đó chứng tỏ chúng ta là những giao hỗ trong cộng đồng ngã luận, có chung những kinh nghiệm, trong cộng đồng của đời sống ý thức, thiết yếu là thế giới có giá trị về mặt hữu thể luận, tuy về mặt cá nhân, chúng ta vẫn có thể mâu thuẫn với tha nhân, vẫn nghi hoặc, và phủ định với chính mình v.v...
Husserl giải thích "lý trí" trong tự thực hiện là :
Lý trí là cái gì đặc thù nơi con người, như thể hữu sống trong những hoạt động và tập quán cá nhân. Với tư cách cá nhân, đời sống này là một chuyển biến thường hằng trong ý hướng tính thường hằng của phát triển. Cái sinh thành trong đời này, chính là con người. Hữu của con người lại luôn chuyển biến, và trong tương giao của cá thể người và cộng đồng, cho đôi bên, cho người người và chúng nhân hình thành lên một thể thống nhất.
và "triết học" là :
Triết học không là gì khác hơn là chủ nghĩa duy lý thấu từ bên này qua bên kia; song đó là một chủ nghĩa duy lý khu biệt tự tại theo những trình tự khác nhau mà ý hướng của nó băng qua và thực hiện ý hướng này, lý trí trong vận động bất biến tự chứng giải lý trí, khởi ngay từ xâm nhập đầu tiên của triết học vào chúng nhân - mà lý trí bẩm sinh, trước điều đó, vẫn còn hoàn toàn bị dấu kín, tối tăm như màn đêm.
Lời cuối trong tiết 73 này là câu văn dài nhất như sau :
Chính ở đó khởi sự một triết học nội hàm tự tại sâu sắc nhất và phổ cập nhất của Bản ngã triết lý như thể người mang Lý trí tuyệt đối đến tự thân, nghĩa là tự chính ông với tư cách trong hữu-cho-tự thân xác quyết hàm ngụ những đồng-chủ thể của ông và mọi đồng-triết gia khả hữu, khám phá ra liên chủ thể tuyệt đối (khách quan hóa trong thế giới như toàn bộ chúng nhân) như thể cái gì trong đó Lý trí ở trong tăm tối, hay ngược lại trong sáng tỏ, sau rốt là trong tiến bộ vô cùng của vận động bao hàm tự thân sáng tỏ - sáng tỏ như ban ngày; khám phá những cách thế là cụ thể tất yếu của tính chủ thể tuyệt đối (tính chủ thể siêu nghiệm trong nghĩa tột cùng) trong một đời sống siêu nghiệm thường xuyên "cấu thành thế giới", và cùng lúc khám phá giao hỗ và mới của "thế giới hiện hữu", mà ý nghĩa hữu, với tư cách cấu thành về mặt siêu nghiệm, cho một ý nghĩa mới cho cái gì, ở những trình độ đi trước, gọi là thế giới, là chân lý của thế giới, là nhận thức thế giới; song điều này còn bao hàm hiện hữu của con người, hiện hữu trong thế giới không-thời gian đã cho trước, bây giờ nhận được ý nghĩa của tự-khách quan hóa của tính chủ thể siêu nghiệm và hữu của nó, trong đời sống lập thành, và sau rốt, quả thực, bao hàm tự thân tột cùng của con người như thể trách nhiệm về hữu của riêng người, bao hàm tự thân của nó như có hữu trong thiên chức tới đời sống trong xác quyết : ở đây không nhằm, chỉ mặt trừu tượng, tạo khoa học xác quyết theo nghĩa thường, song nhằm vào chúng nhân thực hiện toàn bộ hữu cụ thể của nó với một tự do xác quyết trong một khoa học xác quyết, một khoa học thực hiện trong toàn bộ của đời sống tích cực lý trí của nó - nghĩa là của cái trong đó nó là chúng nhân; về một chúng nhân bao gồm vế mặt lý trí, nghĩa là lý trí trong ý muốn-là-lý trí, là ám chỉ và muốn nói một vô hạn của đời sống và của trương độ về lý trí, mà Lý trí chính là mang ý nghĩa cái mà con người như thể con người muốn trong ý nghĩa thâm sâu nhất, cái chỉ có thể thỏa mãn nó, làm cho "sung sướng", mà Lý trí không chấp nhận bất kỳ phân cách theo lý " thực tiễn", " lý luận", "thẩm mỹ" và tôi cũng không biết là làm người , nghĩa là hiện hữu về mặt mục đích luận và phải-là và mục đích luận này ngự trị trong suốt những gì chúng ta làm và tất cả những gì chúng ta có trước mắt về mặt ngã luận, nó có thể nhận biết luôn luôn, do bao hàm tự tại, mục đích xác quyết, và nhận thức này về bao hàm tự tại tột cùng không có hình thái nào khác bao hàm tự tại theo những nguyên lý tiên thiên, bao hàm tự tại trong hình thái của triết học.[3]
Thiết tưởng không cần bàn luận gì hơn là chung cục tuyên ngôn của một nhà triết học trong thời điểm 1935, thuyết giảng, trước công chúng ở Viên và Pra-ha, triết học trong khủng hoảng của chúng nhân, bị cấm dạy học năm 1936, đệ Tam chế không cho ông tham dự hội nghị triết học ở Paris năm 1937 và ông qua đời vào tháng Tư, 1938. Người đọc cũng có thể tìm thấy lời kết của quyển sách trong tuyên ngôn này.
-------------------------------
[3] Husserl, La crise des sciences européennes et la phénoménologie transcendantale.
73. Conclusion : La philosophie comme auto-méditation de l'humanité, auto-effectuation de la raison :
La tâche que le philosophe, le but de sa vie en tant que philosophe, c'est une science universelle du monde, un savoir universel, valable de façon ultime, l'universum des vérités en-soi du monde, du monde en-soi.
...
La Raison est ce qu'il y a de spécifique dans l'homme, en tant qu'être qui vit dans des activités et des habitualités personnelles. En tant que personnelle cette vie est un devenir constant dans une constante intentionalité du développement. Ce qui devient dans cette vie, c'est la personne même. Son être est toujours à nouveau devenir, et cela vaut, dans la corrélation de l'être personnel individuel et de l'être personnel communautaire, pour l'un et l'autre, pour les hommes et pour les humanités qui forment une unité.
...
La philosophie n'est donc rien d'autre que rationalisme, et ce de part en part; mais c'est un rationalisme qui se différencie en soi selon les différents niveaux que parcourt son intention et la réalisation de cette intention, la raison dans le mouvement constant de son auto-éclaircissement, commencé dès la première irruption de la philosophie dans l'humanité - dont la raison innée était, avant cela, encore entièrement murée, obscure comme la nuit.
...
C'est justement par là que débute une philosophie de la plus profonde et de la plus universelle compréhension de soi de l'Ego philosophant en tant que porteur de la Raison absolue venant à soi-même, c'est-à-dire de lui-même en tant que dans son être-pour-soi-même apodictique il implique ses co-sujets et tous les co-philosophes possibles, la découverte de l'intersubjectivié absolue (objectivée dans le monde comme le tout de l'humanité) comme de ce dans quoi la Raison est dans l'obscurcissement, ou au contraire dans l'éclaircissement, finalement dans le progrès infini du mouvement de la claire compréhension de soi - claire comme le jour; la découverte des modes d'être concrets nécessaires de la subjectivité absolue (la subjectivité transcendantale dans le sens ultime) dans une vie transcendantale constamment "constitutive du monde", et du même coup la découverte corrélative et nouvelle du "monde qui est", dont le sens d'être, en tant que transcendantalement constitué, donne un nouveau sens à ce qui, aux niveaux antérieurs, s'appelait monde, s'appelait vérité du monde, s'appelait connaissance du monde; mais cela comprend aussi justement l'existence humaine, son existence dans le monde spatio-temporellement donné d'avance, qui reçoit maintenant le sens de l'auto-objectivation de la subjectivité transcendantale et de son être, de sa vie constituante, et finalement, pour conséquence, l'ultime compréhension de soi de l'homme en tant que responsable de son être humain propre, sa compréhension de soi comme ayant son être dans la vocation à une vie dans l'apodicticité : il ne s'agit pas ici, de façon seulement abstraite, de faire de la science apodictique au sens courant, mais il s'agit que l'humanité réalise l'ensemble de son être concret avec une liberté apodictique dans une science apodictique, une science qui se réalise dans l'ensemble de la vie active de sa raison - c'est-à-dire de ce dans quoi elle est humanité; il s'agit... d'une humanité qui se comprend elle-même rationnellement, comprenant qu'elle est rationnelle dans le vouloir-être-rationnel, que cela indique et veut dire une infinité de la vie et de la tension vers la raison, que Raison justement signifie ce que l'homme en tant qu'homme désire dans son plus intime, ce qui seul peut le satisfaire, le rendre "heureux", que la Raison n'admet aucune séparation en raison "pratique", "théorique", "esthétique" et je ne sais quoi encore, qu'être-homme c'est être téléologiquement et c'est devoir-être et que cette téléologie règne dans tout ce que nous faisons et tout ce que nous avons en vue égologiquement, qu'elle peut y reconnaître toujours, par la compréhension de soi, le télos apodictique, et que cette reconnaissance de l'ultime compréhension de soi n'a pas d'autre forme que la compréhension de soi d'après des principes a priori, la compréhension de soi dans la forme de la philosophie.
Bị chú : trong bản văn, những đoạn trích dẫn dịch sang tiếng Việt trong chú thích [3] này được in nghiêng.
Đặng Phùng
Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2018