NGUYỄN VĂN UÔNG
NGHE THƠ Ở ĐÀ LẠT
Thân Trọng Sơn ra mắt tuyển thơ dịch
LĂNG DU MIỀN ĐẤT LẠ
Thân Trọng Sơn vừa cho ra mắt tập sách LĂNG DU MIỀN ĐẤT LẠ, đứa con tinh thần anh thai nghén đă nhiều năm nay.
Sáng chủ nhật tím, trời Dalat mưa bay bay, quán nhạc CUNG ĐÀN XƯA ở một góc phố núi khiêm nhường như ấm hẳn lên với người vào ra nhộn nhịp. Tất cả như đă cởi bỏ chiếc mũ quan cách, hành chánh, hội đoàn thường ngày ngoài cửa để ḥa vào không gian ấm cúng thơ nhạc bên trong.
Không có những lời chào mời công thức, khách sáo, người dẫn chuyện, nhà thơ Trần Ngọc Trác và người tiếp chuyện, tác giả, nhà giáo Thân Trọng Sơn cứ tung hứng những lời bông đùa hóm hỉnh, vui mà thấm, cười vẫn xót xa, dí dỏm vẫn trang trọng.
Nhạc giúp vui chỉ là Hương Xưa của Cung Tiến, Đóa Hoa Vô Thường của Trịnh Công Sơn, Tiếng Dương Cầm của Văn Phụng… Êm đềm… Trang nhă quá!
Tập sách đưa ta lăng du cùng tác giả qua đủ các châu lục từ những đất nước rộng lớn đến quốc đảo xa xôi chỉ mấy triệu dân giữa Ấn Độ Dương; gặp gỡ nhiều sắc dân trắng, vàng, đen, màu; tiếp xúc với nhiều nền văn hóa Đông Tây qua 10 con người và thi phẩm của họ, những con người và thi phẩm của thế kỷ XX.
Một vấn đề được đặt ra là THƠ và DỊCH THƠ.
Cảm thơ người đă khó, dịch thơ người qua một ngôn ngữ khác công việc khó bội phần. Ngạn ngữ phương Tây có câu “Traduire c est trahir” (Dịch là phản). Nói thế th́ không thể dịch được thơ hay sao?
Nguyễn Du trong Truyện Kiều có cặp lục bát:
“Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm cũ c̣n cười gió đông”
là ǵ nếu không nói là dịch câu thơ của Thôi Hộ trong bài “Đề tích sở kiến xứ”:
“Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.”
Phan Huy Vịnh đă dịch Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị:
“Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách
Quạnh hơi thu lau lách đ́u hiu
Người xuống ngựa, khách dừng chèo
Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ti…”
Bùi Giáng đă dịch “L’ Adieu” của nhà thơ Pháp Guillaume Apollinaire thành “Lời vĩnh biệt” và Phạm Duy đă chuyển vào nhạc thành “Mùa thu chết”. Một tác phẩm đă 3 lần thoát xác tuyệt vời.
Từ bài Sonnet d'Arvers gồm 14 câu, tuân theo cấu trúc và luật gieo vần khắt khe của thi pháp sonnet, Khái Hưng đă dịch thành bài lục bát Việt Nam “T́nh tuyệt vọng” 16 câu nổi tiếng không thua ǵ nguyên tác.
Và Thân Trọng Sơn cũng đă có những câu thơ dịch:
“Em ngă vào ṿng tay anh âu yếm
Tấm thân son trong vải lụa óng mềm
Em khẽ lắc cho xiêm y trút xuống
Như cây rừng trút hết lá rất êm”
(Mùa thu – Thơ Boris Pasternak)
Hay:
“Gió vô t́nh về cuốn lá bay đi
Vào cơi lăng quên tối tăm lạnh buốt
Em thấy đó, anh không sao quên được
Khúc t́nh ca em thường hát anh nghe”
(Lá vàng rơi – Thơ Jacques Prévert)
Nếu không biết xuất xứ th́ ai dám bảo đó là thơ dịch.
Một tác giả khác, anh đă có những bài thơ dịch như sau:
Bài số 6:
“Nước
Buông tà váy xuống
Khi mái chèo
Luồng qua”
Bài số 41:
“Nước
Sợ
Bị ướt
Và biến thành
Sương”
Bài số 42:
“Đen
Là ánh sáng
Bị chọc thủng”
(Một trăm bài thơ không đề - Malcolm de chazal)
Có thể gọi đó là các bài thơ Haiku Nhật của một tác giả Việt, nếu không biết rơ nguồn gốc.
Mười tác giả được sắp xếp theo thứ tự alphabet khách quan cùng thi phẩm của họ, ít nhất là 10 bài, nhiều nhất là 100 bài, gồm 275 bài thơ, ngắn nhất vài ḍng, dài nhất hai, ba trang sách. Với mỗi tác giả, anh giới thiệu cặn kẽ hoàn cảnh xuất thân, quá tŕnh đến với thơ, những thành tựu cũng như số phận mỗi người đă trải qua. Ngoài khuôn mặt của nhà thơ, họ c̣n là nhà báo, nhà giáo, nhà ngoại giao, nhà chính trị, nhà nhiếp ảnh, họa sĩ,… thậm chí cả vũ công, ca sĩ, diễn viên kịch,tài tử điện ảnh, tài xế,… kể cả thợ mộc, thợ tán đinh, thợ hàn, thợ khoan…Tất cả đến với thơ chỉ với ư nghĩ “Thơ ca làm cho cuộc sống trên trái đất này tốt đẹp hơn, bớt phù phiếm, bớt đau khổ hơn” (Andrée Chedid). Về tác phẩm của họ, anh điểm lại những nét nổi bật trong ngôn từ, thi pháp cũng như ư tưởng sáng tác, những đóng góp của nó vào cuộc sống của chính họ và giá trị loài người. Những ấy công việc “lăng du” mà chẳng phải lăng du. Nhiều chân trời mở ra, nhiều vùng đất mới được khám phá, nhiều con người giúp ta hiểu thêm loài người, nhiều góc cạnh cuộc sống làm phong phú thêm cuộc sống. Thế th́ gọi đây là tập giới thiệu thơ hơn là tập thơ dịch
Giữa thời đại toàn cầu bao la chỉ thu gọn lại được trong diện tích nhỏ bé không bằng một bàn tay của một phương tiện truyền thông kỹ thuật số; thời đại “thiên lư nhĩ”, “thiên lư nhăn” chỉ một cái gơ bàn phím là nghe thấy được muôn nơi. Thời đại ấy thời gian được tính từng sát na th́ thơ ca quả là một thứ xa xỉ phẩm của cuộc sống. Thế mà có người c̣n ngồi trầm ngâm nhiều ngày giờ làm thơ, đọc thơ, dịch thơ rồi truyền cảm hứng cho người khác. Can đảm quá! Nếu không nói là sự khù khờ đáng yêu.
Và cầm trên tay tập sách LĂNG DU MIỀN ĐẤT LẠ tôi lại yêu cái khù khờ đó.
NGUYỄN VĂN UÔNG
Đà Lạt 7. 2015
h́nh ảnh: Phan Cư, Đặng Nguyên Phương
© gio-o.com 2015