phỏng vấn
nhà thơ
Nguyễn Thùy Song Thanh
lê thị huệ thực hiện
(Kỳ 3)
Lê Thị Huệ: Chị thấy ḿnh cô đơn, cô độc, ở những thảm đời nào ?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Tôi thích câu hỏi này và thích luôn từ “thảm đời” của cô Lê v́ nó chỉa mũi kích vào mạch tâm tư hiện nay của tôi.
Cô độc, theo từ điển Vietlex : chỉ riêng một ḿnh tách khỏi liên hệ với xung quanh
Cô đơn, (cũng) theo từ điển Vietlex : chỉ có một ḿnh không sống cùng với người khác, cái khác.
Theo Thanh Nghi : chỉ có một ḿnh, không tựa được vào đâu.
Thường giữa các hội nghị, giữa các đám tiệc, tôi thấy tâm hồn tôi muốn rời bỏ nơi đó đi lang thang. Người ta càng rôm rả chúc tụng tôi càng cảm thấy ḿnh thừa thải, vô cảm, cô độc. Hoặc những khi tôi may mắn có những chuyến du lịch ra nước ngoài dài hạn mà chỉ đi một ḿnh, xa chồng, xa con cháu tôi cảm thấy cô độc v́ vắng nhà lâu, mặc dù vẫn ở cùng những người thân khác hoặc bạn thân. Hoặc khi một ḿnh gánh vác một công việc khó, vất vả mà không ai hỗ trợ ủng hộ ḿnh, chỉ v́ yêu thích nên theo đuổi, đó là lúc cảm thấy cô độc. Tôi cũng đă cô độc và cô đơn khi không c̣n Khoa Hữu, ở trong nhà một ḿnh, sinh hoạt một ḿnh không ai bên cạnh. Hơn hai năm như vậy.
C̣n cô đơn ? là tiếng đàn bầu có lưỡi lam cứa ngọt trái tim. Là khúc hát vừa đẹp năo vừa sầu đời vừa đôi khi chết người. Như bài Sombre Dimanche/Gloomy Sunday của tác giả Seres Rezsö gốc Do Thái đă tạo làn sóng tự tử trong giới thanh niên ở Budapest. Tôi tạm chia cô đơn làm 2 loại : cô đơn nhân bản, và cô đơn bi thảm.
Cô đơn nhân bản có thể là trạng thái hầu hết mọi người đều có lần bắt gặp trong đời ḿnh. Đối với nhiều nhà thơ cô đơn là một trạng thái tâm lư thường trực. Tôi cũng từng mắc kẹt trong nỗi cô-đơn-sầu không dứt. V́ cô đơn nên thấy mình:
Ở lại một ḿnh dưới mái nhà xưa
Cầu cho mộng lại mộng đêm qua
…
Ở lại một ḿnh dưới đáy biển đông
Nghe nước mặn hờn làm mặt lạ trần gian
Năm nhánh tay rung cành biển động
…
Ở lại một ḿnh trên non cao
Châu thân tủa lá hồn vận rêu
Trong tim một khối sầu như đá
Dội bước người lên ngàn năm sau
Hoặc khi đă quen với cô đơn, thay v́ sầu, trở thành kiêu hănh trong cơi riêng.
…
Hồng nhan một nét, trời một cơi
…
Cô đơn bi thảm: là cô đơn nhân bản cộng hưởng với nỗi cô đơn sấm sét bất ngờ hay rền rĩ trải dài của thất bại, của hụt hẫng, của mất mát lớn lao không ǵ bù đắp nổi, không có ai chia xẻ, không có ai tri âm, giữa đông nghịt, giữa ồn ào mà như giữa thế giới lặng ngắt, không nói được với người sống phải gọi người thiên cổ về bên :
Sau lưng anh sương mù đă khép
Trước mặt em vực sâu mở ra
Em nh́n anh linh hồn đă tượng
Anh ngắm em trần thế ngọc ngà
Ta bên nhau một đời vàng đá
Một hôm nay lại cũng bên nhau
Một nhúm ô long pha ngập lệ
Uống đi anh hồn phách hư hao
Một nhúm ô long pha ngập lệ
Từng ngụm cô đơn rót cạn b́nh
Vẫn một chén đầy anh không uống
Cho em rót xuống vực ân t́nh
Tạm biệt - anh về bên thiên cổ
Em cơi trăm năm nghịt nghịt người
Mà sao trống trải trần gian lạnh
Vô cực đường về bóng lẻ rơi.
Đó là tấm thảm cô đơn kẹt trong thiên la địa vơng của tôi
Cô đơn có thể đưa người ta đến chỗ tự hủy qua cây cầu tuyệt vọng như Van Gogh, như Hemingway, như Syvia Plath (nữ thi sĩ Mỹ)… May mắn là tôi chưa đến nỗi tuyệt vọng.
Lê Thị Huệ: Chị có ganh tị với đàn ông những điều ǵ ?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Ganh tị th́ ít, bất b́nh th́ nhiều
Ở nhiều nước trên thế giới, tôi muốn nói đến Châu Phi và nhiều nước Hồi giáo khác, đạo đức xă hội và luật pháp quốc gia đồng nghĩa với đàn ông đă và đang dă man giầy xéo nhân quyền của phụ nữ. Họ (đàn ông) đă đánh đập, tùng xẻo phần thịt nhạy cảm sex của phụ nữ, không cho phụ nữ học hành tốt như họ, ngăn cản con đường làm chính trị, làm kinh tế, làm nghệ thuật của phụ nữ. Trong thế giới động vật con đực bao giờ cũng đối xử tử tế với con cái, c̣n họ, đàn ông, con người sao lại thế ?
Ở Việt Nam vấn đề đạo đức xă hội vẫn c̣n và sẽ c̣n lâu thiên vị đàn ông, coi rẻ đàn bà do bị ảnh hưởng ông Khổng quá sâu đậm. Đàn ông có trăng hoa có nhiều vợ, nhiều bồ cùng lúc, nếu không bị vợ hợp pháp đưa ra Ṭa th́ xă hội cũng sẽ chỉ chép miệng “đàn ông mà” rồi… huề cả làng. Nhưng đàn bà có chồng mà c̣n lén lút ngoại t́nh th́ sẽ bị xă hội “ném đá” đến hết dậy nỗi rồi th́… tan hoang.
Bất b́nh với đàn ông là thế. C̣n ganh tị với đàn ông về mặt trí tuệ, tài năng … là những vấn đề chưa thể giải quyết được trong thời đại chúng ta. Tại sao chưa ? Từ thời ông Bành Tổ (nhân vật truyền thuyết cổ đại Tàu) tới giờ, khi ngó lại bất cứ lănh vực nào, ngành nghề nào cũng thấy đàn ông thống trị, phụ nữ xếp hàng đứng xa phía sau v́ thua kém họ. Tại sao thua kém ?
Các nhà khoa học có nói tuy năo bộ của đàn ông có lớn hơn năo bộ phụ nữ nhưng không phải kích cỡ của năo bộ quyết định trí thông minh. Nhà bác học Einstein có bộ năo nhỏ hơn bộ năo b́nh thường. Kích cỡ tổng thể của bộ năo không quan trọng. Kích cỡ từng vùng năo mới là yếu tố quyết định. Thùy đỉnh bộ năo của Einstein phát triển hơn b́nh thường. Phần này quyết định khả năng tính toán, h́nh dung không gian và vật thể ba chiều. C̣n những vùng năo khác, tùy từng vùng, có hoạt động liên quan đến những lĩnh vực khác nhau.
Họ cũng giải thích, qua nhiều ngàn năm đại đa số cộng đồng loài người sinh hoạt theo tập quán, phong tục, văn hóa trọng nam khinh nữ. Đàn ông cậy sức khỏe, ích kỷ, dựng rào cản không cho phụ nữ tham gia học tập, hoạt động xă hội, kinh tế, khoa học, chính trị, nghệ thuật… do đó các vùng năo của phụ nữ không được kích thích phát triển như đàn ông. Măi đến thời nữ bác học Marie Curie nước Ba Lan vẫn c̣n cấm cửa nữ lưu bước vào đại học. Bà là người đầu tiên được nước Pháp cho phép làm giáo sư đại học Sorbonne. Xem ra, nói chung trí tuệ, tài năng phụ nữ thua kém đàn ông là do đàn ông từ thời Trung cổ đă ăn hiếp đă trói chặt phụ nữ trong công việc nội trợ và đẻ con, chặn hết mọi đường phát triển bộ năo của phụ nữ để măi đến giữa thế kỷ 20 phụ nữ mới được cởi trói. Cũng do những người đàn ông tử tế tiến bộ tháo gỡ cho. Phụ nữ đă được mặc nhiên ăn theo quyền sống của con người nói chung (nam và nữ). Những quyền được sống xứng đáng là con người được ghi trong bản giấy chứng nhận có tên là Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948. Bản Tuyên Ngôn này được bốn người đàn ông và một quư bà kư tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và được bà Eleanor Roosevelt hoan hỉ cầm đưa cao khoe với mọi người.
Xem ra th́ (lại cũng xem ra) chính đàn ông đă an bài định mệnh cho phụ nữ, khiến phụ nữ không thể vượt lên số phận ḿnh.
Không đâu, chỉ có phụ nữ yếu bóng vía mới nghĩ vậy. Trong hơn nữa thế kỷ qua, sau khi được tháo gỡ dần những xiềng xích vô h́nh, rất nhiều phụ nữ xuất sắc mọi ngành nghề trên thế giới đă sáng lên như những ngôi sao chen vào bầu trời vinh quang của nam giới. Khoảng cách biệt trí tuệ, tài năng giữa đàn ông đàn bà sẽ được san bằng sớm hay muộn, một thế kỷ hay nhiều thế kỷ, tùy vào sự nổ lực học tập nổ lực tự phát triển của phụ nữ. Tôi tin như vậy.
Lê Thị Huệ: Sự mạnh mẽ của trí thức. Một số cây viết mới và mạnh xuất phát từ Gió O có sự bộc trực của trí lực. Tự nhiên mà mùi trí thức nhảy loi choi ra ràng. Là một người đọc tôi có cảm tưởng phải có một tŕnh độ nào đó mới cảm được cái sảng khoái của việc đọ chữ đầy trí lực của những cây viết như Nguyễn Thùy Song Thanh đươc trang trọng giới thiệu lên gio-o.com. Chị có cảm thấy năng lượng này trong tâm hồn từ bao nhiêu năm nay để đến cuối đời chúng tỏa ra bát ngát trong thơ thế chăng. Hay đấy là một sự bất ngờ, một phiêu lưu với chữ nghĩa không lường trước. Nếu nói nguồn năng lực sáng tạo nào th́ cũng đáng quí như nhau và không nên nói thơ Nguyễn Thùy Song Thanh đẳng cấp hơn thơ Nguyễn Bính.
Nguyễn Thùy Song Thanh: Đứng ở góc độ trải nghiệm cá nhân thôi, tôi nghĩ chỉ tri thức không thôi chưa thể quyết định đẳng cấp thơ. Nhưng tri thức giúp người làm thơ, viết văn nh́n và thấu hiểu bản chất sự vật. Nếu thơ tôi có sự bộc trực của trí lực, (điều này do người đọc tinh nhạy nhận thấy, người viết ít khi thấy được ḿnh) th́ không phải tự nhiên mà mùi trí thức nhảy loi choi ra ràng như cô Lê hỏi. Trí lực của thơ phát ra từ nguồn năng lực được tích dưỡng, lớn dần. Nguồn năng lực này do gặt hát được từ trường lớp, sách báo, in tơ net v.v… với ư thức tự trùng tu, tôn tạo kho tri thức của trí tuệ ḿnh. Người viết khi đă có sẵn kho tri thức rồi c̣n phải có khả năng vận dụng tri thức mới ra được sự mạnh mẽ của trí thức trong thơ. Đó là khả năng hồi tưởng, liên tưởng, tưởng tượng, suy diễn… để tạo ra h́nh ảnh thơ, tứ thơ.
Nhà thơ cũng có những phút xuất thần nhả ra những câu thơ thần sầu tưởng như được thần linh ban cho. Tôi nghĩ thơ thần kỳ cũng là kết quả của công phu khổ luyện ẩn tàng. Công phu này ch́m sâu ở một tầng nén, một góc khuất nào đó trong tiềm thức, đợi có một kích thích bất ngờ, một cảm xúc sấm sét chẳng hạn, bắt buộc tác giả hứng khởi xuất chiêu. Và rồi tứ thơ, ảnh thơ, chữ nghĩa thơ lập tức ngoi lên, ào ạt bay vụt ra. Một sự bộc phát. Nhà thơ chỉ kịp viết xuống và dĩ nhiên có thể không cần chỉnh sửa về sau. Vậy đó, có vẻ bất ngờ nhưng xét về chiều sâu, đó cũng là hạnh phúc ngoài mong đợi mà nhà thơ phải trả giá trước bằng quá tŕnh lao động xây dựng tri thức, khổ luyện chữ nghĩa, nuôi dưỡng tâm hồn thơ, phát triển năng lực thơ. Cũng có những tác giả phiêu lưu với chữ nghĩa có vẻ không lường trước. Bản thân tôi không kinh nghiệm điều này nhưng có đọc được những bài thơ ở đâu đó, câu nào cũng đầm đ́a chữ nghĩa, rất kêu, rất vang, rất bác học lại có khi đầy những tên tiếng Pháp, Anh, Ư, Đức … mà tứ thơ trong bài th́ bă ră, lỏng lẻo. Đọc toàn bài không hiểu được tác giả muốn nói ǵ. Những tác giả kiểu này có thể gọi là phu chữ, hiểu theo nghĩa tích cực không? (nhà thơ Lê Đạt tự nhận ḿnh là “phu chữ”)
Về vấn đề trí lực của chữ nghĩa cô Lê đề cập đến như tác giả Khuyến là chủ soái nhóm Nguyễn Trần Khuyên, (theo giới thiệu của chủ biên Lê Thị Huệ) và là tác giả những câu đối thần kỳ mỗi mùa Tết về. H́nh như chưa xuất hiện kỳ tài nào trong số những vị tài hoa góp mặt ứng đối cân xứng với những câu ứng xuất. Đây là hai tác giả học hành tới bến, “tu luyện pháp thuật” tột đỉnh để phù khiển đám thiên binh chữ nghĩa vào trận đồ thi ca. Tôi chỉ muốn xích lại gần để dựa cột mà nghe cho rơ.
Cô Lê cũng đề cập đến nhà thơ Nguyễn Bính một trong những nhà thơ được giới truyền thông văn học nói đến nhiều nhất. Các nhà phê b́nh Hoài Thanh, Hoài Chân cho là thơ Nguyễn Bính b́nh dân khó lọt vào con mắt của những nhà phê b́nh thông thái. C̣n nhà phê b́nh Thụy Khuê nói “Thơ Nguyễn Bính là tiếng nói hàng ngày, là ngôn ngữ chúng ta hay dùng để nói chuyện với nhau”. Về thể loại bà nói “Thơ Nguyễn Bính kết hợp hai thể loại hai ḍng thi ca cổ điển, thể Ngâm, của Cung Oán Ngâm Khúc và Chinh Phụ Ngâm và thể Thoại của các truyện Nôm Hoa Tiên, Kiều… Nói khác đi thơ Nguyễn Bính là tự chuyện kết hợp với tiểu thuyết.”
Các nhà phê b́nh vừa kể trên có những nhận định xác đáng về thơ Nguyễn Bính nhưng vấn đề những nhà thông thái mà Hoài Thanh Hoài Chân đề cập cần được xét lại. Riêng tôi, phải đọc lại tiểu sử và thơ Nguyễn Bính, thấy Nguyễn Bính là nhà thơ có số phận hẩm hiu, không được học ở trường lớp chỉ học với người cậu, sống đời lưu lạc, chết trong nghèo khổ ngoài gia đ́nh. Nhưng sự nghiệp thi ca Nguyễn Bính rất đặc biệt để lại ấn tượng sâu sắc trong ḷng đại công chúng. Nguồn năng lực sáng tạo của ông là cả cuộc đời đem ra trải nghiệm mọi cảnh ngộ cuộc sống bản thân. Ông cảm xúc, tư duy những điều bản thân quan sát được ở những nơi ông sống và viết ra thơ với tâm hồn chân thành yêu thôn quê, yêu đồng ruộng, thương cảm bản thân, khát khao hạnh phúc của một thi sĩ tài hoa vốn sẳn. Ông nhuần nhuyễn thể thơ lục bát gần với ca dao. Hăy đọc một ít thơ Nguyễn Bính:
Van em em hăy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa ḷng anh
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u ḿnh với chúng ḿnh chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
…
Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên pḥng
Thôn Đoài th́ nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không, thôn nào ?
Ông cũng có hàng chục bài thơ phổ nhạc như : Cô hái mơ, Gái xuân, Ghen, Trăng sáng vườn chè, Nụ tầm xuân…
Thơ Nguyễn Bính ngoài tính đậm phong cách ca dao, tôi c̣n thấy trong thơ ông nghệ thuật tạo bối cảnh để cảm xúc linh hoạt phát triển. Như bài Cô hàng xóm, bối cảnh là một không gian mở trong đó có hai ngôi nhà gần nhau ngăn cách bởi giậu mồng tơi, một nong tơ vàng, một con bướm trắng. Con bướm trắng vượt giậu mồng tơi bay sang bên này bay về bên ấy để t́nh cảm thi sĩ chấp chới bay theo. Bóng dáng nàng cùng với nong tơ vàng khi xuất hiện, khi vắng khuất dưới mái hiên nhà nàng khiến thi sĩ hồi hộp mong chờ. Cho đến một hôm “hỡi ơi bướm trắng tơ vàng” , thi sĩ không c̣n trông thấy nữa. Nàng đă chết. Thi sĩ gục đầu khóc rưng rưng, để cái điều lâu nay tự dối ḷng ḿnh lên tiếng quả tôi yêu nàng . Nghệ thuật này của nhà thơ Nguyễn Bính có thể t́m thấy qua nhiều bài khác như Một ngh́n cửa sổ, Cây bàng cuối thu, Cô lái đ̣, Hết bướm vàng v.v…”
Tạo bối cảnh đặc trưng để cảm xúc, t́nh tự sầu bi của ḿnh có chỗ dung thân, có chỗ lên cao trào là nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Bính.
Riêng mảng ca dao, Nguyễn Bính là thi sĩ ca dao tài hoa bậc nhất thiên hạ.
Lê Thị Huệ: Chị học Anh ngữ như thế chị phải giỏi ngoại ngữ, cảm nhận của chị về việc sử dụng Việt ngữ để sáng tác. Chị có thấy nguồn sử dụng hai ngôn ngữ giúp chị đa dạng hóa từ ngữ khi sáng tác thơ ?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Xin xác định, về Anh ngữ tôi chỉ giỏi hơn những người đang ngồi trong lớp tôi dạy.
V́ tôi là người quanh năm gánh chữ đi bán rong, giao dịch với các tiệm ngoại ngữ ở thành phố Sài g̣n nên học tṛ cũ của tôi rất đông, hiện ở trong nước cũng như ngoài Việt Nam. Tiếng Việt là ngôn ngữ tôi sử dụng để sáng tác. Xin có một so sánh nhỏ : Nhờ có học tiếng Pháp từ thời tiểu học, và suốt thời trung học tiếng Pháp song song với tiếng Anh là hai ngoại ngữ bắt buộc phải học cùng lúc trong chương tŕnh Việt thời tôi học, tôi thấy tiếng Pháp rất êm dịu, âm vần cuộn trôi nhẹ nhàng. C̣n tiếng Anh khi đọc khi nói rất gịn giă nhịp nhàng nhờ ngữ điệu và tiết điệu (intonation and rhythm) trong khi đó Việt ngữ là chốn mê cung đối với người nước ngoài khi học tiếng Việt. Thanh không dấu cộng với thanh của năm dấu (sắc, huyền, hỏi, ngă, nặng) cũng như các dấu của âm (dấu ă, â, ơ, ư) đă tạo ra biết bao nhiêu rắc rối khó nhớ khó phân biệt cho họ lúc mới bắt đầu học tiếng Việt. Cùng một chữ, khi viết chỉ cần nhích tay một chút là ra một chữ khác, nghĩa khác ngay. Thí dụ : hai, hài, hái, hải, hăi, hại hay là to, tô, tơ…v.v…
Nhưng đối với người Việt, tiếng Việt không phải là mê cung mà là một trường ca kỳ diệu khiến người ta say đắm. Chính v́ vậy, vào đầu thế kỷ 17 giáo sĩ Marini khi đến Đàng Trong học tiếng Việt để truyền giáo phát biểu “Dường như đối với người Việt nói và hát cũng là một.” Các bạn thử đọc vài bài thơ phổ nhạc. Thí dụ bài : Ngày Xưa Hoàng Thị (Thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy, Thái Thanh hát) các bạn đọc thành tiếng, diễn cảm, rồi hát (hoặc nghe Thái Thanh hát) các bạn sẽ thấy âm hưởng của thơ và nhạc hết sức gần nhau, quyện vào nhau : Em tan trường về / Đường mưa nho nhỏ / Chim non dấu mỏ / Dưới cội hoa vàng / thơ Phạm Thiên Thư như được nhạc Phạm Duy chấp cánh bay vút lên. Nhạc sĩ đă đưa thơ về với nhạc v́ nhạc tính của thơ đă gợi cảm xúc cho người nhạc sĩ tuyệt vời tài hoa này.
Hay như bài Lệ Đá Xanh, thơ Thanh Tâm Tuyền, nhạc Cung Tiến, Khánh Ly hát. Như chúng ta biết, thơ tự do Thanh Tâm Tuyền không lư tới vần, thanh, nhịp, nhạc theo truyền thống nhưng tổng thể mỗi bài thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền là một cấu tứ, một bản nhạc hoàn chỉnh. Nhạc sĩ Cung Tiến khi phổ nhạc Lệ Đá Xanh có “biến tấu” lời đôi chút ở một vài chỗ, nhưng ở những đoạn thơ dài vẫn giữ đúng nguyên tác:
Lệ Đá Xanh (nguyên tác)
Tôi biết những người khóc lẻ loi / không nguôi một phút / những người khóc lệ không rơi ngoài tim ḿnh / em biết không / lệ là những viên đá xanh / tim rũ rượi / đôi khi anh muốn tin / ngoài đời chỉ c̣n trời sao là đáng kể / mà bên những v́ sao lấp lánh đôi mắt em / đến ngày cuối / đôi khi anh muốn tin / ngoài đời thơm phức những trái cây của thượng đế / mà bên những trái cây ngọt ngào đôi môi em / nguồn sữa mật khởi đầu / đôi khi anh muốn tin / ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết / mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em / ṿng ân ái / đôi khi anh muốn tinh / ôi những người khóc lẻ loi một ḿnh / đau đớn lệ là những viên đá xanh / tim rũ rượi.
Nghe Khánh Ly hát Lệ Đá Xanh, chúng ta thấy hai con người tài hoa bậc nhất này, Thanh Tâm Tuyền và Cung Tiến rất mực tôn vinh (chữ “tôn vinh” trong một bài thánh ca lâu đời của Tin Lành) âm thanh của ngôn ngữ Việt Nam. Âm thanh của ngôn ngữ và âm nhạc đă là đôi cánh nâng nỗi cô đơn lên tầng buồn chất ngất.
Tôi không học nhạc mà dám nói tới âm nhạc quả là tào lao nhưng tôi cậy ḿnh có đôi tai mê mẩn âm nhạc nên đă mạo muội nói lên cái sự “phiêu” âm thanh (tôi viết “phiêu” không viết feel, cũng không viết “phiu” v́ cái từ “phiêu” đầy hấp dẫn khi nó cặp kè với một từ khác : phiêu linh, phiêu bồng, phiêu lăng … và cả phiêu diêu miền cực lạc. Từ “phiêu” quả là có đôi chân giang hồ, đôi cánh vi vút, nên đến chết vẫn c̣n phiêu diêu – đóng ngoặc) của ḿnh qua ngôn ngữ đă học, qua thơ phổ nhạc, chẳng qua là để trả lời một phần trong câu hỏi của thi sĩ Lê Thị Huệ.
C̣n nữa, ngôn ngữ Việt không chỉ tuyệt vời về thanh mà c̣n kỳ diệu về âm / vần nữa Mỗi âm / vần cho ta một cảm giác hoặc ư niệm khái quát. Thí dụ:
- Vần ông : cho ta cảm giác (không gian) rộng, trống trải… thí dụ : mênh mông, mông quạnh, lồng lộng…
- Vần ấc, ất : cho ta cảm giác không suông sẻ, không trôi chảy, không dễ dàng… thí dụ : tất bật, trầy trật, lẩn quất, lật đật, xất bất.
- Vần iêu : cho ta cảm giác xa xối, vắng vẻ, hoang phế … thí dụ : tịch liêu, tiêu điều, cô liêu, điêu tàn…
- Vần iu : cho ta cảm giác nhỏ, nhẹ, yếu … thí dụ : liu riu, hiu hiu, hắt hiu…
- Vần ênh : cho ta cảm giác không vững, không cố định … thí dụ : chông chênh, gập gềnh, lênh đênh, bấp bênh …
Và c̣n nhiều nữa. Người làm thơ tùy tài năng vận dụng thanh và âm / vần của tiếng Việt để thăng hoa cảm xúc. Xin mời đọc thơ và lắng nghe cảm xúc qua chữ nghĩa các nhà thơ sau đây:
Thanh Tâm Tuyền
…
Ngôi nhà đỏ đồi trăng hồng đuối nhớ
Thở hơi sương rung rẩy ngă trong trời
Nḥe gió bấc, ngựa mây dồn gấp vó
Tiếng nhạc đen. Thả bổng quạnh hiu rơi
Đèn vàng lụn như đầu diêm x̣e tắt
Lửa thuyền xa, đom đóm dạt phiêu bồng
T́nh rầu rĩ kêu tiếng trầm cắn đắng
Bóng vang hư, thoảng lịm như không
Biến khúc 4
(nguồn: Gió-O.com. Nguyễn Lương Vy : Thanh Tâm Tuyền – âm vang khác)
Và Tô Thùy Yên :
Anh yêu em vầng trán hắt hiu
Gợn mơ hồ nét tuổi
(Những thành phố mà ta không ghé lại)
…
Cố ngủ mong thay được mộng mới,
Đỡ thiu hồn rữa, những tiền sinh
Mai nữa lại đi cùng gió quẩn
Mịt mờ theo đuổi tiếp mông mênh
(Đêm quan ngoại)
Và Viên Linh :
Sáng nay tôi trở về nhà
Thoáng thấy người nào lẩn trốn
Khe cửa đăm đăm cặp mắt đen
Đúng rồi tôi đă thấy
Tôi vừa vắng mặt ở nơi này
Lúc rạng đông tôi gặp vài nỗi nhớ
Lẩn quất tự đêm qua
(Kẻ tân ṭng)
Cô Lê hỏi : Chị có thấy nguồn sử dụng hai ngôn ngữ giúp chị đa dạng hóa từ ngữ khi sáng tác thơ ?
Để phân minh, ngoài những từ tiếng Anh được Việt hóa không kể, vấn đề đa dạng hóa tiếng Việt không thể xảy ra v́ tiếng Việt là ngôn ngữ mỗi từ chỉ có một âm tiết (single syllable) c̣n ngôn ngữ Anh mỗi từ có thể có một hoặc nhiều âm tiết (multisyllable). Từ một từ tiếng Anh, có thể tạo từ mới bằng cách thêm tiền tố, hậu tố (prefix, suffix) hoặc vận dụng hệ từ ngữ phát sinh (derivation).
Nhưng về mặt đa năng hóa như tiếng Anh, tiếng Việt hoàn toàn có thể tùy người sử dụng có mạnh tay hay không. Thí dụ :
Ngày đă ăm ắp b́nh minh
Màu sắc hồ ly
Tất cả bỗng rạng h́nh tướng
Sài g̣n rất biển
Biển áo xanh bạc mồ hôi công nhân
(Sài g̣n, nhan sắc thời gian)
Hồ ly, biển : danh từ dùng như tính từ. Hay tổ hợp này :
Một ḿnh giữa cơi thiên đường tạo dựng bằng chín cục gạch
(Một tựa đề trong tập Cánh Cửa)
tạo dựng : động từ, được dùng như một quá khứ phân từ trong tiếng Anh (past participle) tương đương với created, built… người khó tính sẽ bắt bẻ, phải nói : được tạo dựng mới đúng ngữ pháp tiếng Việt. Nhưng như chúng ta đều biết, ngữ pháp (viết và nói) được đúc kết từ ngôn ngữ nói hàng ngày. Vậy chúng ta hăy nói, viết theo cách làm phong phú, làm trong sáng và làm đẹp tiếng Việt của chúng ta, như nhiều nhà văn thơ đă đang và sẽ làm như thế. Hoặc …
Bây giờ một ḿnh dù khi mặt trời ủ rũ
Hạt ngọc tôi vẫn quạnh hiu lấp lánh bên đời
Bằng thiên hà nỗi nhớ…
(Thể dục ảo - Hạnh phúc tôi)
thiên hà : danh từ được dùng như tính từ (chỉ lượng vô cùng, đẹp lấp lánh, xa cao vô cùng, đầy thiên ân)
(c̣n tiếp)
Nguyễn Thùy Song Thanh
tên thật Nguyễn Bạch Tuyết
Sinh tại Sađec
Sống tại Sài g̣n
Học tiểu học, trung học, đại học tại Sàig̣n
Cử nhân Anh Văn
Dạy học các trường trung học công lập và các trung tâm ngoại ngữ. Nghỉ dạy hẳn từ tháng 9.2011
Có thơ đăng từ năm 1959 trên các tạp chí : Bách Khoa, Hiện đại, Nghệ thuật…
Sau 1975:
- Ngưng sáng tác hơn 25 năm
- Hừng Đông Sau Rừng (thơ), nxb Thanh Niên, Sài G̣n, 2003
- Cánh Cửa (thơ), nxb Trẻ, Sài G̣n, 2014
http://www.gio-o.com/NguyenThuySongThanh.html
© gio-o.com 2014