phỏng vấn
nhà thơ
Nguyễn Thùy Song Thanh
lê thị huệ thực hiện
(Kỳ 2)
Lê Thị Huệ: Người đàn bà trải qua cuộc chiến với chồng là lính tráng Việt Nam Cộng Ḥa. Chồng của chị cũng là một nhà thơ tài hoa thời Cộng Ḥa 1975, nhà thơ Khoa Hữu.
Nguyễn Thùy Song Thanh: Cám ơn chủ biên Lê Thị Huệ đă hỏi đến Khoa Hữu
Tính thời gian từ 1965, năm Khoa Hữu nhập ngũ đến 1975, năm quân lực VNCH “găy súng” (chữ của ai nhỉ) tôi vẫn ở vị trí “thiếp trong cánh cửa” c̣n “chàng ngoài chân mây” . Cánh cửa của tôi ở đây là trường học, tôi vẫn đi dạy và làm thơ. C̣n chân mây của Khoa Hữu là mặt trận.
Tuy phải hành quân liên miên, Khoa Hữu vẫn có truyện và thơ đăng rải rác trên một số tạp chí văn học. Thơ lục bát Khoa Hữu mượt mà, hàm súc và sang trọng. Bây giờ mỗi khi gặp lại nhà thơ Phạm Thiên Thư, ông vẫn hay nói “lục bát Khoa Hữu là số một” trong niềm nhớ tiếc, ông vừa nói vừa nắm bàn tay lại x̣e ngón cái giơ lên lắc lắc.
Thời gian sau 1975 mặc dầu đời sống cực kỳ khó khăn Khoa Hữu vẫn kiên tŕ sáng tác.
C̣n tôi từ sau năm 1975 cho đến năm 2001 là thời hạt gạo thất thểu, tôi không c̣n sức để cầm bút.
Từ năm 1987 qua bạn bè thơ Khoa Hữu được cầm ra nước ngoài, đăng trong các tạp chí Văn Học, Văn, Thế Kỷ 21, Họp Lưu ở Mỹ, Làng Văn, Sóng ở Canada, Tin Nhà ở Paris.
Khoa Hữu hoạt động văn chương từ rất sớm. Cuối thập niên 50 – đầu thập niên 60 anh chủ trương giai phẩm Góp Gió, qui tụ được nhiều người viết trẻ cộng tác mà hiện giờ đă là những tên tuổi lẫy lừng. Trong số đó có các nhà văn thơ Diễm Châu, Thế Nguyên, Đinh Trần Nguyễn (sau này là Đinh Phụng Tiến), Phí Ích Nghiễm (sau này là Dương Nghiễm Mậu), Cao Mỵ Nhân …
Lần đầu tiên Khoa Hữu biết mặt tôi ở Ṭa soạn Góp Gió. Anh thấy tôi, ngồi im, quan sát, mà tôi không thấy anh kể như lúc đó tôi chưa biết Khoa Hữu, chủ bút Góp Gió.
Đến khi Góp Gió cạn tiền quỹ, phải đóng cửa, anh mới đến nhà làm quen.
Đến hết đời (5.4.2012) ngoài một truyện dài và một tập truyện ngắn chờ in và rất nhiều thơ chưa công bố, Khoa Hữu có 4 tập thơ đă xuất bản ở Hải ngoại :
- Hai Mươi Bài Lục Bát – nxb Tŕnh Bày (Pháp) 1994
- Thơ Khoa Hữu – nxb Văn Học (Mỹ) 1997
- Nửa Khuôn Mặt (Lục Bát) – nxb Thư Ấn Quán (Mỹ) 2010
- Lửa – nxb Thư Ấn Quán (Mỹ) 2012
Về tập Thơ Khoa Hữu, tập thơ này được xuất bản do sự bảo trợ tài chính của các tạp chí Văn, Hợp Lưu, Văn Học, và của các văn hữu :
- Nguyễn Đ́nh Khánh, Nguyễn Mạnh Trinh, Phạm Quốc Bảo, Lê Tín Hương, Nguyễn Ư Thuần, Khánh Trường, Phùng Nguyễn, Huy Văn, Cao Xuân Huy, Đặng Hiền, Bùi Bích Hà, Nguyễn Đức Quang, Bùi Vĩnh Phúc, Nguyễn Xuân Hoàng, Mai Kim Ngọc, Nguyễn Mộng Giác.
Về 2 tập Nửa Khuôn Mặt và Lửa được xuất bản do sự bảo trợ tài chính các văn thi hữu Trần Hoài Thư (chủ nhân Thư Ấn Quán), Nguyễn Thanh Châu, Nguyễn Thị Thảo An, Trần Tấn Tánh.
Tôi xin được nhắc lại tôn danh các văn thi hữu và uy danh các tạp chí, các nhà xuất bản kể trên là, mượn nhờ cuộc phỏng vấn của Gió-O để gởi đi vô vàn lời tri ân muộn màng của người bạn đời, góa phụ của nhà thơ Khoa Hữu đến Quí vị ân nhân của chúng tôi. Tôi cũng cảm tạ nhà văn thơ Lê Thị Huệ, chủ biên Gió-O đă hào sảng với Nguyễn Thùy Song Thanh, người c̣n trong bóng tối đă lợi dụng đất đai Gió-O để thưa lại chuyện ḿnh.
Lê Thị Huệ: Điều ǵ làm chị quan tâm nhất, 5 lít gạo, con thi tú tài, vợ chồng lục đục đêm hôm qua, được ngủ một giấc trưa hè trong một pḥng có máy lạnh và không ai quấy rầy sau một cơn khủng hoảng gia đ́nh nặng ?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Cái thời hạt gạo thất thểu đó đă qua lâu rồi như một chuyện cổ tích buồn. Chuyện cổ tích buồn này là chuyện chung của đất nước đâu riêng ǵ tôi. Hơn nữa, tôi vốn là chiếc lá vàng không than thở và gọi thời cận hậu chiến đó là thời tàn phế cũ.
…
Tôi có hết buồn hết buồn
Quên thời tàn phế cũ
Bàn tay cánh rừng nẩy lộc không hẹn kỳ xuân
Lá vàng không than thở
…
Cho nên tôi đă quên hết rồi. Miễn cho tôi đi cô Lê. Nếu cần phải trả lời, việc tôi quan tâm nhất cho đến bây giờ là việc học của con, cháu.
Lê Thị Huệ: Giữa nhan sắc và trí tuệ của phái nữ, nếu phải chọn lựa chị chọn điều ǵ ?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Cô Lê có nghĩ là trong thời đại chúng ta có nhan sắc mà không trí tuệ th́ bị giảm giá lắm không. C̣n có trí tuệ mà không nhan sắc, chấm theo thang điểm ABCDE, thuộc hàng DE, th́ không đáng tiếc lắm sao.
Trí tuệ : Theo tự điểm Vietlex : Khả năng nhận thức lư tính đạt đến một tŕnh độ nhất định – lư tính : giai đoạn cao của nhận thức dựa trên suy luận để nắm bản chất và qui luật của sự vật.
Riêng tôi suốt đời làm cô giáo lại thêm bày đặt thơ thẩn, khi đứng trước gương ngắm nghía thấy tướng mạo ḿnh cũng ổn. Cái ḿnh cần có là cái đầu đủ sâu, đủ rộng kiến thức mà ḿnh vẫn chưa đủ để truyền đạt, để trao đổi với những người đang ngồi trong lớp ḿnh dạy. Ở các trung tâm ngoại ngữ, học tṛ tôi có đủ thành phần : học sinh, sinh viên, công nhân viên… có khi nguyên một lớp là các cán bộ lănh đạo các ban ngành ở các cơ quan. Họ học tiếng Anh theo chủ trương của Nhà nước phải có chứng chỉ nọ kia, cho nên trí tuệ rất cần cho người giảng dạy. Kế đến, việc sáng tác cũng rất cần trí tuệ cũng như việc dạy học. Chắc là câu trả lời của tôi đă rơ.
Cô Lê cho tôi nói thêm một chút. Biết rằng sáng tác là công việc làm điêu tàn nhan sắc. Trường Thu Đông trên Gió-O nói rồi:
Khi viết xong bài thơ
Mười năm già trước tuổi
Hạnh phúc ở mỗi ḍng
Sớm già ta đâu kể!
(Deux Et Deux Font Cinq)
Trường Thu Đông là một quư ông trong tù nên mới nói bảnh “sớm già ta đâu kể” chứ NTST mà đêm thức mần thơ sáng ra thấy ḿnh bơ phờ héo lụi dù già đi chỉ một tuổi thôi cũng đă “nghe nức nở trong ḷng”. Nhưng bảo bỏ mần thơ đi để giữ ǵn nhan sắc th́ không đời nào. Lại xin nói thêm chút nữa. Người phái nữ mà vừa có nhan sắc, vừa có trí tuệ th́ là tuyệt vời, nếu lại c̣n làm thơ hay nữa th́… ối a thần sầu.
Lê Thị Huệ: Chị tuổi con ǵ ? Chị tin vào sự huyền bí của đời sống như thế nào ?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Dạ, tôi tuổi con cọp. Tôi không tin số mạng, vận hạn con người qua 12 con giáp, qua khoa tử vi của Tàu cũng như khoa chiêm tinh của phương tây (căn cứ vào Zodiac, một tập họp 12 chùm sao trời) tôi cho đó là những lập luận c̣n trong giả thuyết mơ hồ. Nhưng tôi tin có Đấng Thượng Đế hay Đấng Tạo Hóa hằng hữu tạo ra vũ trụ, tạo ra con người, tạo ra sự sống. Ở bậc Trung học chắc chúng ta c̣n nhớ câu nói lẫy lừng chưa hề bị đánh bại của nhà hóa học Lavoisier : “không có ǵ tự sinh ra, không có ǵ mất đi, tất cả chuyển hóa” (Rien ne se crée, rien ne se perd, tout se transforme). Con người chưa bao giờ tạo ra được cái ǵ mới dưới ánh mặt trời mà không nhờ vào một cái ǵ đó có sẵn trong thiên nhiên. Và con người cũng đang loay hoay trong những công tŕnh chuyển hóa những cái có sẵn trong thiên nhiên để tạo ra vô vàn phương tiện được gọi là phát minh để phục vụ đời sống. C̣n tay không tạo ra vật chất, sự sống ư ? Con người c̣n phải thúc thủ. Có con cừu Dolly không nếu không có nhân tế bào ở tuyến vú của một con cừu cái (cái vụ sinh sản vô tính con cừu Dolly này tôi đục trên mạng Google); mà cừu Dolly cũng chết rồi.
Những hiện tượng trong thiên nhiên, trong xă hội loài người từ ngàn xưa đến giờ nhờ vào trí khôn con người đă trải nghiệm, đă quan sát rồi qui nạp, diễn dịch, khái quát tiến đến những tiên đề, những định luật, những qui luật mà ta biết hôm nay không phải đă là những huyền bí đối với cổ nhân sao ? và những huyền bí của đời sống hôm nay cũng là tiền thân của những giả thuyết, những tiên định, những định luật, những qui luật của hậu thế. Cho nên theo suy lư của tôi, tôi tin Thượng Đế là Đấng sáng tạo ra vũ trụ, nhân loại, sự sống trong ư niệm Chân Thiện Mỹ mà dân gian gọi nôm na là Lẽ Trời. Tất cả những lực lượng, những thế lực nào dù hiển thị hay ẩn tàng, chống lại lẽ trời đều đă đang và sẽ thất bại. Lịch sử nhân loại, lịch sử các dân tộc đă chứng minh đều đó.
Tŕnh độ hiểu biết khoa học của tôi chỉ là sơ đẳng là lỏm bỏm cho nên sự suy nghĩ kỳ cùng của tôi về sự huyền bí của đời sống chỉ đến đó.
Lê Thị Huệ: Chị thuộc trường phái lạc quan hay bi quan về đời sống ? Tuy cách chị mô tả và phát biểu trong các câu trả lời, chị có vẻ lạc quan, nhưng những tư tưởng lớn trong sáng tạo thường thổ huyết từ những cơn bi quan. Chị nghĩ ḿnh có đi khác với truyền thống này mà vẫn có thơ hay ?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Những câu thơ này sẽ phát biểu hộ tôi :
Tập hít thở để đo đạc tuổi thọ riêng
Hit đau khổ triền miên
Và hân hoan bất chợt
Thở ra những thương tâm bất lực
Tư bề dội tới
...............
Cám ơn đời vây tôi bao la địa ngục
và một ít bụi thiên đường trên đất
........
(Thể dục ảo- Tạ ơn )
Một it bụi thiên đường trên đất. Cũng chỉ là những hân hoan bất chợt không đủ lực để tôi có thể giương hồn phách ra lâm trận trận Sáng Tác.
(c̣n tiếp)
Nguyễn Thùy Song Thanh
tên thật Nguyễn Bạch Tuyết
Sinh tại Sađec
Sống tại Sài g̣n
Học tiểu học, trung học, đại học tại Sàig̣n
Cử nhân Anh Văn
Dạy học các trường trung học công lập và các trung tâm ngoại ngữ. Nghỉ dạy hẳn từ tháng 9.2011
Có thơ đăng từ năm 1959 trên các tạp chí : Bách Khoa, Hiện đại, Nghệ thuật…
Sau 1975:
- Ngưng sáng tác hơn 25 năm
- Hừng Đông Sau Rừng (thơ), nxb Thanh Niên, Sài G̣n, 2003
- Cánh Cửa (thơ), nxb Trẻ, Sài G̣n, 2014
http://www.gio-o.com/NguyenThuySongThanh.html
© gio-o.com 2014