Nguyễn Thị Minh Ngọc
Thầy Khoan – Nhất Tự Vi Sư
Không như nhiều người có bài viết về thầy, thời gian tôi học thầy ở Khoa Điện Ảnh & Kịch Nghệ ở Đại Học Tri Hành rất ngắn. Đó cũng là những tháng cuối của Việt Nam Cọng Ḥa nên trường lớp nhộn nhạo bất an chuyện đi, ở, hiện tại, tương lai.
Tôi được đọc Thành Cát Tư Hăn của thầy khi mới lên mười. Vở kịch lúc đó được đăng từng kỳ trên một tuần san, h́nh như chuyên về Phim Ảnh. C̣n nhớ tờ đó c̣n đưa h́nh chị Kiều Chinh với ghi chú bên dưới là ứng viên sáng giá cho vai Giang Minh. Thành Cát Tư Hăn ập vào đầu óc con bé như tôi như một định mệnh. Cảm nhận của tôi lúc bấy giờ là các nhân vật cùng nói, chẳng cần nghe. Mà cái đời sống cả trước và sau 1975, đều bàng bạc không khí đó. Thời chiến, người ta nói – mà không buồn nghe - như để dành lấy cái thời gian c̣n được sống. Thời b́nh, người ta vẫn tiếp tục nói - mà vẫn không buồn lắng nghe, như để ai đó tách ra, nh́n ngắm nhân gian sẽ thấy đó là một vở kịch phi lư khổng lồ đầy ngộ nhận, dưới bàn tay dàn dựng của người mang tên Thượng Đế, hay Trời, God… (Đôi khi, tôi nghĩ, sao không là Bà Trời, Goddess?).
Vài năm sau, tôi làm báo, viết kịch, in roneo, bị đuổi học với tội danh “vi phạm đạo đức học đường” chỉ v́ vở kịch đặt vấn đề “đă chắc ǵ những người trên bục, cả cha mẹ ta là đúng”. Lúc đó, tôi chưa học thầy Khoan nhưng ít nhiều có được ảnh hưởng từ người viết kịch hiếm hoi của Việt Nam là thầy. Trong đó, tôi nhớ, có nhắc tới trạng thái sống, chết chỉ là sự hoán đổi từ ngữ, nhắc Bá Di, Thúc Tề, với lời chất vấn đưa đến cái chết của hai ông “Nhưng cây cỏ cũng là của nhà Chu”… Thầy chủ nhiệm khi xem c̣n hào hứng đ̣i dàn dựng. Thầy khác nghe nói c̣n hận tôi măi đến giờ nầy, đến độ sau nầy khi nhóm họp trường, tôi không dự để tránh cho thầy khó xử.
Sau nầy, lạc trôi sâu hơn vào thế giới của sân khấu trong ngoài nước, tôi càng thấy tiếc biết bao khi một nền kịch nghệ của một nước thiếu vắng những kịch phẩm như các vở kịch của thầy Khoan. Biết là sự cọng hưởng sẽ không thể nào tránh khỏi, nhiều người nh́n ra các kịch phẩm của thầy bàng bạc mùi vị kịch hiện sinh, phi lư của Albert Camus, Jean-Paul Sartre, Samuel Beckett… nhưng thầy Khoan cũng đă tặng chúng ta những nhân vật kịch thuần Việt mà Sơn Ca là một. Phải sống như người Việt trong những t́nh huống trên đe, dưới búa “bên kia không óc, bên này không tim”, mới hiểu tại sao ta có Sơn Ca. Sơn Ca bị móc mắt, máu chảy ṛng ṛng như lệ đỏ vẫn là loài chim có tiếng hót riêng, không bạo chúa nào i bóp nghẹt được, kể cả khi cắt đi phương tiện để hót là cái cổ họng kia. Tôi yêu những nhân vật độc lập, không bị lệ thuộc bởi bất kỳ ư thức hệ nào như vậy. Tính hành động của Sơn Ca cao hơn những gào thét của gươm vung, đao chém. Trong những nhân vật kịch của thế giới, tôi cũng rất thích nét độc đáo của Lorenzaccio trong vở kịch cùng tên của Alfred de Musset. Để kích động quần chúng hạ được bạo chúa, Lorenzaccio đă tiếp cận, đẩy nhanh tội ác quân vương để rồi cùng chết thảm với hắn ta.
Có lần tôi tưởng ḿnh được có cơ hội dàn dựng vở Thành Cát Tư Hăn. Tôi mơ ḿnh tạo ra được một sân khấu đầy xương người lẫn xương súc vật, từ cái bếp lửa người vô danh đến ngai vàng kẻ thiên cổ lừng dân. Màu máu sẫm sẽ là trang phục kẻ nắm gươm kiếm trong tay. Sắc vàng đất cho kẻ vong gia thất thổ. Áo Sơn Ca màu khói, như vướng tro than các xác chết nằm đầy các nẽo đường đất nước anh qua. Bài đồng dao gọi thuở nằm nôi họ có chung bọc trứng Âu Cơ. Khác với Caligula của Albert Camus, Thành Cát Tư Hăn của Vũ Khắc Khoan-thầy Khoan của chúng tôi, không mang quốc tịch Mông, Tàu, Mỹ, Pháp, Nhật, Nga. Đó là trăn trở lớn của một Người Việt, truyền nỗi đau đời cho nhiều thế hệ Việt khác, trẻ hơn, và cả những người Việt chưa sanh.
Nguyễn Thị Minh Ngọc
(Sep 20 2017- Bismarck, North Dakota- viết trước giờ đi mổ mắt)
http://www.gio-o.com/NguyenThiMinhNgoc.html
© gio-o.com 2017